Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội

Thứ sáu, 23/03/2018 – 07:36

(Dân trí) – Một cơ sở từ thiện bảo trợ trẻ mồ côi 20 năm hành trình xin cấp phép hoạt động không thành, cánh cửa đại học khó hé mở cho những đứa trẻ lớn lên tại đây. Một nhóm thanh niên ưu tú của Tây Nguyên lận đận đã 7-8 năm tìm kiếm sự “chính danh” để có thể lan tỏa cơ hội giáo dục cho lớp đàn em ở quê nhà…

Chuyện 2 nữ sinh cầu cứu trước cánh cửa đại học

Mái ấm truyền tin là một cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em dân tộc thiểu số điều kiện khó khăn, không nơi nương tựa đóng tại quận Bình Tân, TPHCM, đã hoạt động từ năm 1995 tới nay. Thực tế nhiều em đã được nuôi dưỡng, cho học hành tới trưởng thành từ ngôi nhà chung này, đi làm, lập gia đình… Trong hơn 20 năm hoạt động, mỗi năm mái ấm tiếp nhận, giúp đỡ trên dưới 20 trẻ nhỏ có hoàn cảnh éo le như vậy.

Mục tiêu của những người hoạt động thiện nguyện tại mái ấm là chăm lo để trẻ có thể hòa nhập cộng đồng, được đến trường học hành với môi trường giáo dục đảm bảo. Dù vậy, cơ sở từng gặp rất nhiều khó khăn để có được giấy phép hoạt động.


Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).
Năm 2016, một nữ sinh từ Mái ấm truyền tin đã viết tâm thư cầu cứu vì em không làm được chứng minh nhân dân để thi đại học (bàn đầu, bên phải).

Tiếp tục đọc “Gian nan đường “danh phận” của các hội nhóm xã hội”

Viện trợ phát triển

vietnam.opendevelopmentmekong.net – 12 October 2018

Viện trợ quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong chi Ngân sách nhà nước (NSNN), song vai trò này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể tỷ trọng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aid – ODA) đóng góp vào NSNN giảm từ 25.4% năm 2003 xuống còn 11.2% năm 2013.1 Bản chất của viện trợ phát triển cũng thay đổi đáng kể theo thời gian. Trước đây, viện trợ xuất phát phần lớn từ các quốc gia phát triển là thành viên của Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); tuy nhiên những năm gần đây sự tham gia của Trung Quốc, các quốc gia Ả-rập, các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức nhân đạo tư nhân ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới cách nhìn nhận về viện trợ tại Việt Nam.2

Vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của hạn hán tại miền Nam Việt Nam: nguồn: USAid Vietnam.

Khái niệm về ODA thường nhấn mạnh vào các khoản viện trợ hoặc các khoản vay ưu đãi nhằm cải thiện phúc lợi tại các nước đang phát triển hơn là nhằm mục đích thương mại hoặc an ninh quốc phòng. Tuy nhiên tính ưu đãi trong các khoản viện trợ tài chính ngày càng giảm do thực trạng lệ thuộc vào viện trợ và tác động tiêu cực của các dự án kém hiệu quả, thiếu sự tham gia của  địa phương. Dù vậy, kể từ năm 2018, ODA sẽ chỉ bao gồm những khoản tương đương viện trợ thay cho các khoản hỗ trợ tài chính, theo quy trình hiện đại hóa ODA nhằm phản ánh tốt hơn những mục tiêu nêu trên.3 

Tiếp tục đọc “Viện trợ phát triển”

Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số

Phụ nữ dân tộc thiểu số đang đạp xe ở Lai Châu. Ảnh được chụp bởi Adam Cohn. Đươc cấp phép theo CC BY-NC-ND 2.0

Giới thiệu

Tại Việt Nam, các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bởi một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, được gọi là “xã hội dân sự”. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), các tổ chức quần chúng Việt Nam, các cơ quan chủ quản Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO), các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBO) và các tổ chức nghề nghiệp, mặc dù các tổ chức nghề nghiệp hiếm khi liên quan đến các vấn đề dân tộc thiểu số.1Họ cùng nhau làm việc để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bảo vệ tri ​​thức bản địa và phong tục tôn giáo. Tuy nhiên, công việc của họ khá nhạy cảm và gặp không ít khó khăn.2

Tiếp tục đọc “Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số”

Quyền lập hội, cần một góc nhìn đúng và cách tiếp cận khác

Nguyễn Tiến Lập (*) Thứ Bảy,  29/10/2016, 14:43 

Hội sinh ra để giúp đỡ và hỗ trợ; đồng thời, với mọi sự nhiệt tình và sáng tạo có thể có, nó mang sự trợ giúp đến tận những nơi và lĩnh vực mà các cơ quan chính quyền, với các khả năng và tiềm lực bị giới hạn, khó có thể đảm đương hết được. Trong ảnh: Một hoạt động về thư pháp. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Tại sao việc xây dựng và ban hành một luật về hội ở Việt Nam cho tới nay lại gặp nhiều khó khăn, kể từ năm 1957 với Sắc lệnh số 102/SL-L004 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban bố luật về quyền lập hội? Tiếp tục đọc “Quyền lập hội, cần một góc nhìn đúng và cách tiếp cận khác”

Đừng sợ xã hội dân sự!

21/05/2006 15:02 GMT+7

TTCT“Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS”.

svVS8l9Q.jpg
Ảnh: Việt Dũng

* Thưa ông, phải hiểu khái niệm XHDS như thế nào?

– Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy XHDS đã tồn tại ở VN từ rất lâu. Nói nôm na, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. Tiếp tục đọc “Đừng sợ xã hội dân sự!”

Khi người dân tham gia công tác phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng:

10:55, Chủ Nhật, 09/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) – Có thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng (PCTN) tại cơ sở, nhiều vụ việc thông qua đơn thư tố cáo đúng giúp chính quyền các cấp, các ban ngành giải quyết đúng- sai rõ ràng. Tuy nhiên, thành tích trong đấu tranh PCTN chưa thấy cơ quan, đơn vị nào ghi công, ngược lại người tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp phải tình trạng “khó ăn, khó ở” ngay tại địa phương mình đang sinh sống. Đó là trường hợp của công dân Phan Văn Hùng ở thôn Thượng Hòa, xã Hải Trạch (Bố Trạch).

Ai xét công cho người có thành tích trong đấu tranh PCTN?

Ngược thời gian trở về năm 2012, tại xã Hải Trạch có một số đối tượng lập hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh, người có công, nạn nhân chất độc da cam…

Ông Phan Văn Hùng, người có nhiều thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực tại xã Hải Trạch.

Ông Phan Văn Hùng, người có nhiều thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực tại xã Hải Trạch.

Tiếp tục đọc “Khi người dân tham gia công tác phòng chống tham nhũng”

EU-Việt Nam FTA đóng vai trò quan trọng khích lệ Việt Nam tiếp tục cải cách lao động

Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee bình luận về vai trò của Hiệp định Thương mại Tự do EU- Việt Nam trên con đường hướng tới quản trị dân chủ thị trường lao động.

ILO – Bình luận | Ngày 28 tháng 9 năm 2018
© ILO/Nguyen A

Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới chứng kiến bước lùi của dân chủ và sự rút lui khỏi cam kết với các nguyên tắc được ghi nhận trên toàn cầu. Mặc dù Việt Nam cũng có những vấn đề riêng của mình, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc điều chỉnh pháp luật và thiết chế lao động theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO. Tiếp tục đọc “EU-Việt Nam FTA đóng vai trò quan trọng khích lệ Việt Nam tiếp tục cải cách lao động”

Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO

Lee Chang-hee
Lee Chang-hee Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam

ILO – Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Mỗi khi nhìn thấy bóng dáng những tài xế Grab dừng xe kiểm tra điện thoại hay đón khách trên những con phố tập nập của Hà Nội, tôi lại tự hỏi mình những câu hỏi: Người đó có phải là lao động làm thuê không? Hay là lao động tự thân? Anh ấy là một người lao động? Luật nào bảo vệ quyền của anh ấy?

Cũng có lúc tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 70 năm về trước sẽ nói gì với những tài xế công nghệ, với những công nhân may hay nhân viên phục vụ khách sạn hôm nay? Bởi tôi dám chắc họ cũng đã từng nghĩ về những phu kéo xe trong những năm 40 thế kỷ trước ở Hà Nội. Tiếp tục đọc “Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO”

Tại sao Hồng Kông có văn hóa biểu tình phản kháng

English: Why Hong Kong has a culture of protest

Vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc quản lý đã chứng kiến rất nhiều cuộc biểu tình phản kháng trong những thập kỷ vừa qua, trong khi ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Hồng Kông ngày càng tăng.

Yellow umbrellas have become a symbol of the 2014 pro-democracy protests [Photo courtesy: Hong Kong Free Press]

Ảnh 1: Những chiếc dù vàng là biểu tượng của phòng trào dân chủ năm 2014 [Ảnh: Hong Kong Free Press]

Hàng trăm người với những chiếc dù màu vàng tập trung xung quanh các trụ sở của chính phủ để kỷ niệm năm thứ ba của sự kiện đánh dấu cuộc biểu tình đòi dân chủ lớn nhất của Hồng Kông

Những người biểu tình đã tái hiện lại thời khắc phụt khí ga hơi cay vào hàng nghìn sinh viên và những nhà hoạt động dân chủ. Họ tự bảo vệ bản thân bằng những chiếc dù vật sau này trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh.

Đó là một buổi tối mà người dân Hồng Kông thể hiện mong muốn dân chủ của mình và danh tiếng bất tuân thủ dân sự của thành phố này đã khiến cả thể giới chú ý.
Tiếp tục đọc “Tại sao Hồng Kông có văn hóa biểu tình phản kháng”

Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững

Kết quả hình ảnh cho CPTPP

Tiêu chuẩn lao động quốc tế

Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam. Hiệp định được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày 8/3, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu.

ILO | Ngày 23 tháng 3 năm 2018

Quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. Ông có thể cho biết đó là gì và tại sao những vấn đề này lại quan trọng?

Tiếp tục đọc “Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững”

Trung tâm Thông tin Nguồn lực Tình nguyện Việt Nam

UN – Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2007– Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) đã tổ chức hội thảo Đối tác Quốc gia với nội dung “Trung tâm Thông tin Nguồn Lực Tình nguyện Việt Nam (VVIRC): Kế hoạch Chiến lược Ba Năm và Lĩnh vực hoạt động” tại Nhà khách Thanh niên, 15B Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), đã khai mạc hội thảo. Tiếp tục đọc “Trung tâm Thông tin Nguồn lực Tình nguyện Việt Nam”

Well-known Vietnamese journalist hounded, facing imminent arrest

ORGANISATION

Reporters
Reporters Without Borders (RSF) condemns the Vietnamese government’s persecution of the journalist Pham Doan Trang and her family and calls for international pressure on the regime. After being picked up for questioning during the weekend, Trang is currently under house arrest and could be facing imminent arrest. RSF also urges the Vietnamese government to end its crackdown on independent journalists and bloggers or risk paying the consequences.

Tiếp tục đọc “Well-known Vietnamese journalist hounded, facing imminent arrest”

Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân” – 3 bài

Một phiên họp của Freedom House – tổ chức thường niên có các phúc trình, báo cáo sai lệch về tự do Internet, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

***

Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân”

CAND – 08:04 29/11/2016
Khi Internet và điện thoại có chức năng kết nối 3G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, lâu dần hình thành tư tưởng định kiến, chống phá đất nước, nhân dân.

Tiếp tục đọc “Tự do Internet và chiêu trò “lộng giả thành chân” – 3 bài”