Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông

Nguyễn Hữu Thiện – Thứ Sáu,  14/11/2014, 09:15 (GMT+7)

(TBKTSG Online) Hiện nay trên dòng chính sông Mêkông ở hạ lưu vực Mêkông, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện chắn ngang sông, trong đó 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia.

Nằm ở phía cuối cùng của hạ lưu sông Mêkông, ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu 11 đập thủy điện chắn ngang dòng chính của sông được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thiện

Đập Xayaburi đã khởi công xây dựng từ tháng 11- 2012 đến nay đã được khoảng 30% tiến độ và hiện nay Lào đã thông báo cho các quốc gia thành viên Ủy hội Mê Kông (MRC) về ý định xây dựng đập thứ hai, đập Don Sahong, trên dòng chính. Nằm ở phía cuối cùng ở hạ lưu sông Mêkông, Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu tất cả 11 công trình này được xây dựng.

Bài viết dưới đây phân tích tính chưa xác đáng của một số quan điểm/cảm nhận về vấn đề thủy điện MêKông.

Tiếp tục đọc “Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông”

Việt Nam kêu gọi 48,5 triệu đô la Mỹ hỗ trợ ứng phó với tình hình hạn hán đang ngày càng nghiêm trọng

emergency response to address the worsening El Niño drought

UN – Hà Nội, 26/04/2016 – Hôm nay, Chính phủ Việt Nam, Liên Hợp Quốc và các đối tác kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp 48,5 triệu đô la Mỹ để ứng phó với tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng bởi El Nino hiện đã và đang ảnh hưởng đến khoảng 2 triệu người tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tiếp tục đọc “Việt Nam kêu gọi 48,5 triệu đô la Mỹ hỗ trợ ứng phó với tình hình hạn hán đang ngày càng nghiêm trọng”

Chống mặn làm giàu ở xã Bình Dương

14/04/2016 13:45 GMT+7

TTO “Hai con đập làm hằng năm và một bờ kè quanh xã đã cứu 335ha đất bỏ hoang của xã do nhiễm mặn. Người dân biết chuyển đổi cây trồng phù hợp nên biến đất hoang thành cánh đồng vàng”.

xem ct
xem ct
Chống mặn thành công, cánh đồng Bình Dương hoang hóa giờ là đồng vàng tươi tốt – Ảnh: Trần Mai
 Ông Võ Tấn Đại, chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Bình Dương (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), nói rồi hướng mắt về dòng sông Trà Bồng đầy nước và bắt đầu kể về cả nghìn ngày công người dân bỏ ra chống mặn xâm nhập cánh đồng xã mình.

Tiếp tục đọc “Chống mặn làm giàu ở xã Bình Dương”

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào

Thứ năm, 3/3/2016 | 01:00 GMT+7

VE Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa. Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào”

Cận cảnh hạn mặn

Đức Tâm – Thứ Hai,  7/3/2016, 14:14 (GMT+7)

Tình trạng hạn mặn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người dân, từ bà bán hàng rong cho đến nhà của Tổng giám đốc Công ty Cấp thoát nước – Ảnh: Đức Tâm

(TBKTSG Online) – Ở Bến Tre hiện nay bạn không cần ra biển để cảm nhận được vị mặn của nước; Chỉ cần nhấp một ngụm trà, bạn đã thấy vị mặn hiện diện ngay tại mỗi gia đình.

Tiếp tục đọc “Cận cảnh hạn mặn”

Cộng đồng người Khmer ứng phó với những thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu

September 4th, 2015 by Oxfam in Vietnam

OxfamHiện nay có khoảng hơn 1 triệu người dân Khmer sinh sống quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mảnh đất đang phải oằn mình chống chọi lại những thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan và khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân trên nhiều phương diện, và những người chịu thiệt hại nhiều nhất chính là nhóm đối tượng đang yếu kém trong xã hội như người nông dân Khmer. Vì vậy, một câu hỏi đã được đặt ra: Liệu cộng đồng Khmer có thể làm gì để ứng phó với những thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu này?

Tiếp tục đọc “Cộng đồng người Khmer ứng phó với những thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu”

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông – 4 bài

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Hãy cứu lấy sông MeKong

***

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

– 16 LỤC TÙNG 5:20 PM, 19/01/2016
Ngã ba Dung Thăng (Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) một thời được xem là kho cá mùa lũ, nay chỉ lơ thơ vài chiếc xuồng nhỏ kiếm cá ăn qua ngày

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long – vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”. 

Mùa lũ năm 2015, đỉnh lũ sông Cửu Long đạt mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Không có lũ, “vùng sông nước” bơi trong biển lo: Nạn sạt lở bờ sông gia tăng, nguồn thủy sản giảm nghiêm trọng, việc gieo trồng ngày một khó khăn… Tiếp tục đọc “ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông – 4 bài”

Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam – sao chỉ có hạt gạo?

Trần Khắc Điền (*)Chủ Nhật,  6/12/2015, 08:08 (GMT+7)

(TBKTSG) – Làm thế nào để nâng cao giá trị hạt gạo và hơn thế nữa là chuỗi giá trị của ngành lúa gạo Việt Nam?

Các nước trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không mạnh về lúa gạo. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, đa dạng của mình, họ đã và đang tăng cường nhập khẩu gạo. Tuy có ưu thế nổi trội trong sản xuất lúa gạo và có cơ hội xuất khẩu lớn vào các nước TPP nhưng mặt hàng này của nước ta lại không có thương hiệu mạnh như Thái Lan, Ấn Độ – những nước nằm ngoài TPP. Và thương hiệu chỉ là một trong những vấn đề…

Nhìn vào chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới

Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm vi từ hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đến những hạt gạo trắng trên bàn ăn của các gia đình. Các thành phần còn lại sau thu hoạch – vốn là phụ phẩm của ngành này cũng không còn bị đánh giá thấp nữa. Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới đã mở rộng, phát triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao (xem hình). Tiếp tục đọc “Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam – sao chỉ có hạt gạo?”

Đua làm gạo cao cấp – Gạo Việt tìm cơ hội ‘đổi đời’

Đua làm gạo cao cấp

Nếu được giá tốt, lợi nhuận một kg gạo cao cấp có thể đạt 7.000-8.000 đồng, trong khi gạo truyền thống chỉ được 1.000 đồng.

Xuất khẩu thành công các loại gạo cao cấp sang Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Anh…, giữa tháng 10 này Công ty TNHH dịch vụ thương mại cổ phần Kim Sáng tiếp tục cho ra sản phẩm mới mang thương hiệu Lanny Rice. Theo giám đốc sản xuất của công ty, sản phẩm sẽ cạnh tranh với dòng Japonica của Nhật, Basmati của Ấn Độ hay Hom Mali của Thái Lan.

dua-lam-gao-cao-cap

Dòng gạo cao cấp của Việt Nam đang có lợi thế ở nước ngoài. Ảnh: MH.

Tiếp tục đọc “Đua làm gạo cao cấp – Gạo Việt tìm cơ hội ‘đổi đời’”

Sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập

() – Số 234 NHÓM PHÓNG VIÊN – 1:13 PM, 10/10/2015

Gạo hữu cơ đen Viễn Phú – một trong những ví dụ về sản xuất càng sạch càng… bầm dập.

Thông tin dồn dập nông sản bị nhiễm “độc” là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ các bệnh nan y, đã dấy lên nỗi lo lắng, bất an trong toàn xã hội. Thế nhưng trên thực tế những mô hình sản xuất sạch vẫn rất khó khăn. Thậm chí sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập!

Những mô hình tiên phong

Có một thực tế đáng ghi nhận là ĐBSCL là “thủ phủ” của nền sản xuất lúa gạo năng suất cao, và cũng chính là nơi xuất phát nhiều mô hình sản xuất sạch đầu tiên của cả nước. Năm 2008-2009, xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trở thành tâm điểm của cả nước khi xây dựng được vùng sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%. Tiếp tục đọc “Sản xuất càng sạch càng bị… bầm dập”

Mất tiền 
vì thiếu… lũ

08/10/2015 12:45 GMT+7

TTNhững năm trước thời điểm này lũ đã về nhưng năm nay nước mới “lé đé” mặt ruộng. Người dân miền Tây thiệt hại đủ thứ bởi lũ không về.

Lũ không về, người dân kéo lưới nhưng lưới trống không - Ảnh: Đức Vịnh
Lũ không về, người dân kéo lưới nhưng lưới trống không – Ảnh: Đức Vịnh

Dọc quốc lộ 62 từ TP Tân An (Long An) về hướng biên giới Tây Nam, thời điểm này những năm trước nước đã ngập trắng đồng. Nhưng hiện tại hai bên đường vẫn là màu xanh của lúa chét vừa lên lại sau đợt gặt vụ hè thu.

Phải chú ý lắm mới thấy nước mấp mé ở một vài cánh đồng năn mọc dại ven đường. Tiếp tục đọc “Mất tiền 
vì thiếu… lũ”

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra Thông cáo báo chí về vấn đề đập Don Sahong trên dòng chính Mê Công

THÔNG CÁO BÁO CHÍ:
Thứ Sáu ngày 18 tháng 9 năm 2015

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam kêu gọi Chính phủ Lào xem xét lại quyết định
thông qua dự án Don Sahong  

VRNHà Nội, Việt Nam: Theo báo Phnom Penh Post ngày 01/09/2015 đưa tin Quốc hội Lào đã Thỏa thuận nhượng quyền xây dựng công trình thủy điện gây nhiều tranh cãi Don Sahong cho Tập đoàn MegaFirst của Malayxia, dự kiến công trình này sẽ khởi công cuối năm nay. Trong khi đó, báo Vientiane Times ngày 10/09/2015 đưa tin Quốc hội Lào đã thông qua xây dựng đập thủy điện Don Sahong từ tháng Bảy năm nay.

Sau Xayaburi, Don Sahong là đập lớn thứ hai được chính phủ Lào thông qua xây dựng trên dòng chính Hạ lưu vực sông Mê Công. Trong nhiều năm qua, nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới đã đưa ra những cảnh báo về tác động tiêu cực của thủy điện Don Sahong đến hệ sinh thái đa dạng và nguồn sinh kế của người dân sinh sống tại hạ lưu công trình, vùng châu thổ sông Mê Công, đặc biệt là vùng hồ Tonle Sap ở Campuchia và Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam. Tiếp tục đọc “Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra Thông cáo báo chí về vấn đề đập Don Sahong trên dòng chính Mê Công”

Đồng bằng sông Cửu Long: Vay vốn khó như hái sao trên trời

() – Số 102 LỤC TÙNG – 9:27 AM, 06/05/2014

Được xác định là thủ phủ của lúa, cá và cây ăn trái, nhưng nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn trong tình trạng đói vốn. Bởi để tiếp cận được 1 đồng vốn, nhiều lúc họ phải đổ đến… 4 đồng mồ hôi (!?).

Nông dân phải thuê người viết dự án

Sau nhiều lần định mức và thời gian vay cho nông nghiệp được điều chỉnh nâng lên (30 triệu đồng/ha/năm), nông dân phần nào dễ thở hơn với nguồn tín dụng. Tuy nhiên, dường như điều này chỉ mới đúng với cây lúa, những nông dân muốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường thì rất nhọc nhằn để tiếp cận nguồn vốn này. Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long: Vay vốn khó như hái sao trên trời”

Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín

() – Số 219 NHẬT HỒ – 10:34 AM, 23/09/2015


Con phà vượt sóng Hàm Luông 1,5 km từ đất liền mới đến được cù lao Đất

Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước.

Dòng Mekong đổ về châu thổ Cửu Long chia làm 9 nhánh sông. Những hạt phù sa từ những nhánh sông này tụ lại thành cồn, thành cù lao, thành bãi nằm chơ vơ giữa sông Tiền, sông Hậu, Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông…

Không nhiều người biết rằng, trên những cồn, cù lao ấy, lưu dân Việt bao đời nay luôn vật vã trong cuộc mưu sinh với bao âu lo chồng chất. Như Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước. Tiếp tục đọc “Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín”

ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục 

25/09/2015 14:34 GMT+7

TTOPhó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 theo quyết định 1033 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục - Ảnh: Chí Quốc
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục – Ảnh: Chí Quốc

Hội nghị do Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – thương binh và xã hội phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-9.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong vùng trũng giáo dục này thì cấp học mầm non là “trũng” nhất, vì vậy “cái gì trũng nhất thì phải ưu tiên” giải quyết. Tiếp tục đọc “ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục “