PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử đã từng đứng bên sông Đà rơi nước mắt chứng kiến các di chỉ khảo cổ nổi tiếng Đông Nam Á như Bản Phố, Cụm Đồn, Sập Việt, Thọc Kim… của huyện Phù Yên và Bắc Yên mới được nghiên cứu sơ bộ đã vĩnh viễn nằm dưới cốt nước của hồ thủy điện Hòa Bình. Ông xúc động: “Dẫu sau này khảo cổ học dưới nước phát triển cũng không dễ tìm lại vị trí di tích chứ chưa nói đến việc khai quật dưới đáy hồ”.
VOV.VN – Một số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”.
Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh phía Tây Bắc của Tổ quốc, biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Đặc biệt, ở địa phương này, người Mông chiếm số đông với hơn 38%, tiếp sau là người Thái chiếm hơn 35%. Người Kinh chỉ chiếm 17,3%.
Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Trong ảnh là chợ trung tâm huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Với vị trí chiến lược, những năm qua, tỉnh Điện Biên luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, nhiều dự án để giúp phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn, cùng với đặc điểm tự nhiên của tỉnh nên những năm qua, các thế lực thù địch, phần tử xấu triệt để lợi dụng để kích động, tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia hoạt động ly khai, tự trị, tuyên truyền đạo trái pháp luật…
(TN&MT) – Gần 18.000 hộ dân tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, trong đó, tỉnh Sơn La chiếm 12.500 hộ dân phải di chuyển đến nơi ở mới để nhường chỗ cho Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La. Nhà máy đã đi vào hoạt động năm 2012, công cuộc di dân cũng chấm dứt năm 2010. Để ổn định quốc kế dân sinh cho đồng bào các dân tộc, tỉnh Sơn La và Tập đoàn Cao su Việt Nam đã quyết tâm đem cây cao su lên “miền đất hứa” để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Nhưng giấc mơ “vàng trắng” ấy đang khiến cho nhiều người dân gặp không ít khó khăn do tới tuổi thu hoạch nhưng cao su không đạt sản lượng mủ như mong muốn, trong khi giá nguyên liệu mủ cao su giảm sâu, chính sách hỗ trợ cho người dân góp đất trồng cao su chưa được quan tâm kịp thời, khiến đời sống của nhiều hộ dân gặp khó khăn.
Người dân bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su
cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Cùng Phượt tổng hợp các cửa khẩu trên giữa Việt Nam Trung Quốc cho các bạn quan tâm. Các bạn có thể kết hợp du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc, khám phá hệ thống các mốc biên giới Việt Trung và ghé thăm các cửa khẩu này. Về cơ bản, nếu chỉ muốn sang bên kia biên giới tham quan, các bạn có thể làm giấy thông hành để đi về trong ngày.
Bữa ăn, giấc ngủ của các cháu đều có thầy Chống chăm sóc, nâng niu.
Bà con dân tộc Mông nơi đỉnh núi Pú Nhi, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vẫn nói với nhau, nhiều bản Mông nào cũng có người tên Chống, song thầy Chống ở Pú Nhi chỉ có một mà thôi…
“Không phải thầy chính thức đâu!”
Nghe Thượng tá Lê Thành Minh – Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Tổ trưởng Tổ công tác tăng cường cơ sở cụm Pú Nhi – gọi thân mật “thầy Chống”, thì Hạng A Chống bẽn lẽn cười rồi giải thích: “Không. Em chỉ đưa đón các cháu từ nhà đến trường; hỗ trợ cô giáo chủ nhiệm giảng dạy, chăm sóc các cháu khi ăn khi ngủ và thông tin đến phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của các cháu. Em không phải thầy chính thức đâu!”. Tiếp tục đọc ““Thầy bảo mẫu” trên đỉnh Pú Nhi”→
Năm học của ba đứa trẻ có cùng một cái tên, “năm học 2017-2018”, nhưng lại mang những bộ mặt khác nhau.
Sáng sớm 5/9/2017.
Tẩn Láo San tỉnh giấc giữa khu nội trú vẫn chìm trong sương sớm. Ở phòng bên cạnh, học sinh cũng lục tục gọi nhau dậy. Hơn 12h đêm qua, bọn trẻ trong khu nội trú trường Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, Điện Biên mới chịu đi ngủ. Chúng háo hức chờ ngày khai giảng. Tiếp tục đọc “Bức tranh giáo dục nhìn từ lễ khai giảng”→
VietNamNet Bridge – The content of untreated waste in a pond at a company in the northwestern province of Dien Bien exceeded national standards dozens of times, said the provincial Environmental Police Department.
Dien Bien Province’s Environmental Police Department reports content of untreated waste in the Hong Diep–Dien Bien Starch JSC’s pond exceeded the national standard dozens of times. — Photo vov.vn
Local media reported on January 14 and 15 that hundreds of cubic metres of wastewater flowed into the Nam Nua Stream after a waste tank, belonging to a cassava starch-processing factory of Hong Diep–Dien Bien Starch JSC, cracked open, polluting the stream with a foul-smelling dark liquid and killing hundreds of fish. Tiếp tục đọc “Dangerous levels of untreated waste in water samples”→
Part of the destroyed forest in Điện Biên District in the northern mountainous province of Điện Biên. The Department of Agriculture and Rural Development of this province confirms a serious case of deforestation has occurred in more than 6,500 sq.m of special forest in Pá Khoang Commune of the district. – Photo nhandan.vn
ĐIỆN BIÊN — Authorities have confirmed a serious case of deforestation has occurred in this northern mountain province, resulting in the destruction of about 80 percent of the special forest areas in Pá Khoang Commune. Tiếp tục đọc “Authority confirms serious deforestation in Điện Biên”→
Việc người Mông di cư vượt biên trái phép không phải là vấn đề mới, gần đây sự việc lại nóng lên và được nhận định là có thể gia tăng với tính chất phức tạp hơn. Đây là một thách thức lớn đối với lực lượng Biên phòng và các địa phương có vùng đồng bào Mông sinh sống. Chúng tôi đi dọc tuyến biên giới của tỉnh Điện Biên tìm lại hồ sơ về người Mông vượt biên di cư, chuyện chưa hề cũ.
LTS: Năm 2009 – 2011, ở nước ta xuất hiện một vài “đạo lạ”, như “đạo Hà Mòn”, “đạo Vàng Chứ” với lời tuyên truyền hoang đường: vay nợ ngân hàng chỉ cần đọc kinh nhiều là tự nhiên được xóa nợ, bệnh không cần uống thuốc đọc kinh sẽ khỏi… (?!). Tiếp tục đọc “Ẩn giấu gì đằng sau những “đạo lạ”? – 5 bài”→
NN – Ở bản Nậm Hài, hộ nghèo chiếm 75%, nguyên nhân chính là do thiếu đất canh tác. Để mong thoát cảnh đói ăn, có những người đã bất chấp pháp luật để chiếm một mảnh nương để rồi phải chịu cảnh tù tội. Hoặc như một phụ nữ để cứu đói cho gia đình đã phải bán chiếc váy hoa thổ cẩm lấy tiền mua gạo.
VNUNICEF – Xã quai Nưa, huyện Tuần Giáo– Cách đây không lâu, Lò Thị Trang, cũng làm y như những đứa trẻ khác trong bản của mình mỗi khi muốn đi vệ sinh.
Em đã từng đi xuống sông”, cô bé 12 tuổi cười khúc khích. “Chúng em đã không có nhà vệ sinh và thậm chí còn không biết nó là gì. Nhưng thực sự, em không ngại phải làm như thế. Tất cả mọi người trong bản đều xuống đồi để đi vệ sinh ở bờ sông: nên không ai lấy làm xấu hổ! Vào mùa mưa, điều đáng lo là đường đồi trở nên trơn hơn và chúng em phải cẩn thận từng bước chân để không bị ngã”.
VNUNICEF – Song A Chia sinh ra ở tỉnh Điện Biên, là một tỉnh nghèo miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Cũng giống như một phần ba trẻ em ở tỉnh, Chia bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, khi được tám tháng tuổi, em chỉ nặng chưa đến 5kg.
Anh Son A Phinh, bố của Chia kể chuyện: “Khi Chia được sinh ra, em bị tật hở hàm ếch nên gặp khó khăn trong việc ngậm vú mẹ. Mẹ em cũng không đủ sữa cho con bú. Cán bộ y tế cộng đồng đến kiểm tra sức khỏe của cháu và nói rằng cháu lên cân chậm quá”.
Son A Phinh đang bế con trai 8 tháng tuổi của mình, cháu bé bị sứt môi bẩm sinh và suy dinh dưỡng với cân nặng dưới 5kg. Hai bố con đang chờ tới lượt khám trong buổi khám định kỳ cho bé tại trung tâm y tế xã, Điện Biên, Việt Nam. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng