Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm

VŨ THỦY – HÀ QUÂN 13/4/2022 15:00 GMT+7

TTCTCác cuộc đàm phán tăng lương chưa bao giờ là dễ dàng và phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia về đàm phán lương tối thiểu vùng vào hôm 28-3 cũng vậy. Năm nay, vấn đề càng khó khăn hơn khi cả doanh nghiệp và người lao động đều cùng chịu những tổn thất lớn sau đại dịch COVID-19. Tổng Liên đoàn Lao động VN kiên định đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022 mà không đợi đến 1-1-2023 theo thông lệ. Tất nhiên, đại diện khu vực doanh nghiệp phản đối điều này. Đã hai năm lương tối thiểu “giậm chân tạo chỗ” trong khi đây là mức sàn thấp nhất và có ý nghĩa bảo vệ người yếu thế, cũng là căn cứ để thương lượng tiền lương trên thực tế. Sức chịu đựng của người lao động sau hai năm đại dịch đã tới ngưỡng và lạm phát cũng đã tác động tới họ trực diện. Ngày 12-4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7-2022 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giá cả liên tục tăng khiến đời sống của người lao động ngày càng khó khăn hơn. Trong ảnh: Gia đình anh Lâm Thi Dũng (quê Ninh Thuận) trong một phòng trọ tại quận 12, TP.HCM. Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lần điều chỉnh gần nhất đã là từ  năm 2020, mức lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng (vùng I), 3,92 triệu đồng (vùng II), 3,42 triệu đồng (vùng III). 

Theo Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động VN), lương tối thiểu cần tăng 10% so với mức hiện tại để “trả nợ” cho khoảng thời gian không điều chỉnh.

Tiếp tục đọc “Họ đang phải ăn mì gói nhiều hơn và tiêu hết tiền tiết kiệm”

In Mexico, It is the unions against the workers

Plain English Version – February 3, 2022

The General Motors facility in Silao, Mexico. Photo Credit: Luis Antonio Rojas for The New York Times.

Unions make life better for workers. That is the idea. But what if the unions are corrupt? What if union leadership works for the benefit of employers? That is the reality for labor in Mexico.

Mexico has big factories. It is a rich country in Latin America. Yet its workers still earn low wages compared to other countries in the region.

The unions in Mexico are the reason. Big unions are closely allied with politicians and employers. They have kept wages low. They have made it hard to organize new unions. Their leaders have wealth and power. There is suspicion of corruption.

Tiếp tục đọc “In Mexico, It is the unions against the workers”

Gần 30 cuộc đình công, ngừng việc tập thể do lương, thưởng Tết

Mỹ Hà – Zing – 16/2/2022 17:32 (GMT+7)

Theo tổ chức công đoàn Việt Nam, nhiều cuộc ngừng việc tập thể xảy ra thời gian qua do người lao động chưa đồng tình với việc thay đổi hình thức trả lương, thưởng của doanh nghiệp.

lao dong dinh cong tap the anh 1
Ngày 7/2, hàng nghìn công nhân Viet Glory ở Nghệ An đình công đòi quyền lợi được tăng lương và phụ cấp. Ảnh: H.D.

Ngày 16/2, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết trước và sau dịp Tết Nhâm Dần, tình trạng công nhân lao động tạm ngừng việc tập thể để yêu cầu doanh nghiệp tăng lương, tăng phụ cấp, giảm giờ làm, xảy ra tại nhiều địa phương như Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh và Nghệ An…

Tiếp tục đọc “Gần 30 cuộc đình công, ngừng việc tập thể do lương, thưởng Tết”

Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại”

XÊ NHO 23/11/2021 14:10 GMT+7

TTCTĐôi lúc chúng ta phải tự hỏi liệu thế giới này có tự điều chỉnh được không, để xóa đi các sai lầm từng mắc phải? Câu trả lời của người lạc quan là có, dù cơ chế “xóa bài làm lại” này chưa hiện rõ.

 Minh họa

Nguyên nhân thực của đứt gãy chuỗi cung ứng

Lấy ví dụ chuyện nhiều nước đang thiếu hàng hóa đủ loại, nếu chỉ đọc các lập luận giải thích trấn an đăng trên các báo thì chúng ta sẽ thấy chúng rất hợp lý nhưng không đủ. Tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến thiếu hụt hàng hóa quả thực là đang trầm trọng ở nhiều nước.

Tiếp tục đọc “Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại””

Đàm phán tiền lương hiệu quả – chìa khóa để mở rộng thị trường nội địa, tạo động lực cho tăng trưởng hậu COVID

Ngày Quốc tế Lao động

Người lao động đồng thời vừa là người tiêu dùng vừa là người tạo ra sản phẩm, TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, nhấn mạnh khi chia sẻ một số suy nghĩ về vai trò của Công Đoàn Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Lao động.

ILO | Ngày 29 tháng 4 năm 2021

TS Lee Chang-Hee, Giám đốc ILO tại Việt Nam

Ông nhìn nhận thế nào về vai trò, hiệu quả hoạt động của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp hiện nay?

Tiếp tục đọc “Đàm phán tiền lương hiệu quả – chìa khóa để mở rộng thị trường nội địa, tạo động lực cho tăng trưởng hậu COVID”

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng

LĐO | 16/11/2021 | 06:50

Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV
Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua. Để kiếm thêm thu nhập nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Tiếp tục đọc “Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng”

Giữa dịch Covid-19, gần 300 công nhân quét rác bị nợ lương nhiều tháng

vietnamnet.vn

25/06/2021    05:11 GMT+7

Gần 300 công nhân vệ sinh môi trường của Công ty Minh Quân (nay đổi tên là Tập đoàn Nam Từ Liêm) bị nợ lương nhiều tháng, rơi vào tình cảnh khốn khó giữa mùa Covid-19.

Chiều 23/6, một nhóm công nhân vệ sinh môi trường vẫn cặm cụi dọn dẹp rác dưới cái nắng như đổ lửa trong Khu liên cơ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Chị Nguyễn Thị Phương là Tổ trưởng của Tổ vệ sinh có số lượng 80 công nhân cho hay, Công ty Minh Quân nợ lương gần 300 công nhân (từ tháng 6 đến tháng 12/2020). Hiện tại, công ty mới thanh toán được một phần sau khi người lao động đấu tranh ròng rã nhiều tháng.

Tổ công nhân của chị Phương dọn vệ sinh tại khu vực Khu liên cơ, quận Nam Từ Liêm chiều 23/6

“Đó là giai đoạn vô cùng khốn đốn của nhiều gia đình công nhân vệ sinh – nghề vất vả, khổ cực nhất mà không mấy ai muốn làm”, chị cho hay.

Tiếp tục đọc “Giữa dịch Covid-19, gần 300 công nhân quét rác bị nợ lương nhiều tháng”

Tìm nguyên nhân hơn 1.000 cuộc đình công trong 10 năm qua ở TP.HCM

LĐO | 

Một cuộc đình công của CNLĐ tại Huyện Bình Chánh. Ảnh Nam Dương

Một cuộc đình công của CNLĐ tại Huyện Bình Chánh. Ảnh Nam Dương

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, dẫn đến đình công là liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.

TP.Hồ Chí Minh: 10 năm, xảy ra hơn 1.000 cuộc đình công  Tiếp tục đọc “Tìm nguyên nhân hơn 1.000 cuộc đình công trong 10 năm qua ở TP.HCM”

Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp

Sau ba thập kỷ nhận dòng vốn nước ngoài, còn nhiều mặt trái mà Việt Nam chưa thể xử lý.

Xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương nhìn từ trên cao xuống có một bố cục điển hình của kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.

Khung cảnh chụp từ vệ tinh được tạo thành từ 3 mảng chất liệu chính: mái tôn lớn, mái tôn nhỏ và đất nông nghiệp. “Mái tôn lớn” là những mảng tôn che các khối nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông. Chúng là thành tố kinh tế cốt lõi của cả Tân Uyên và Bình Dương trong hơn một thập kỷ qua. Một phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI. Tiếp tục đọc “Dòng vốn FDI – những câu hỏi chưa lời đáp”

Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam

Oxfarm – Báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” do Oxfam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Công nhân Công đoàn thực hiện nhằm mục đích xác định những khoảng trống cần được giải quyết để cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc cho công nhân ngành may mặc tại Việt Nam.

Báo cáo mô tả những phát hiện của nhóm nghiên cứu về tiền lương thực tế của công nhân may ở Việt Nam tại một số nhà máy may mặc, và tác động của tiền lương tới cuộc sống và gia đình họ. Báo cáo cũng xác định các thông lệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến thực trạng lương không đủ sống và những rào cản lương đủ sống trong nước. Tiếp tục đọc “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy – Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam”

Tìm thuốc “đặc trị” chủ doanh nghiệp bỏ trốn

NLD – 04/04/2018 10:31

Trước những vụ chủ doanh nghiệp bỏ trốn xảy ra gần đây, các cơ quan chức năng xử lý theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, chứ không có một quy trình, chuẩn mực rõ ràng

Tìm thuốc “đặc trị” chủ doanh nghiệp bỏ trốn - Ảnh 2.
Vụ việc tại Công ty TNHH Pia Toàn Cầu nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm

Tình trạng chủ doang nghiệp (DN) bỏ trốn liên tục xảy ra từ hàng chục năm nay, nhất là vào các dịp cận Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều đáng nói, đến nay vẫn chưa có một quy trình thống nhất, một phương án hữu hiệu xử lý tình trạng này mà theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, khiến các công nhân (CN) như rơi vào “ma trận”… Tiếp tục đọc “Tìm thuốc “đặc trị” chủ doanh nghiệp bỏ trốn”

EU-Việt Nam FTA đóng vai trò quan trọng khích lệ Việt Nam tiếp tục cải cách lao động

Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee bình luận về vai trò của Hiệp định Thương mại Tự do EU- Việt Nam trên con đường hướng tới quản trị dân chủ thị trường lao động.

ILO – Bình luận | Ngày 28 tháng 9 năm 2018
© ILO/Nguyen A

Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới chứng kiến bước lùi của dân chủ và sự rút lui khỏi cam kết với các nguyên tắc được ghi nhận trên toàn cầu. Mặc dù Việt Nam cũng có những vấn đề riêng của mình, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc điều chỉnh pháp luật và thiết chế lao động theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO. Tiếp tục đọc “EU-Việt Nam FTA đóng vai trò quan trọng khích lệ Việt Nam tiếp tục cải cách lao động”

Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO

Lee Chang-hee
Lee Chang-hee Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam

ILO – Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Mỗi khi nhìn thấy bóng dáng những tài xế Grab dừng xe kiểm tra điện thoại hay đón khách trên những con phố tập nập của Hà Nội, tôi lại tự hỏi mình những câu hỏi: Người đó có phải là lao động làm thuê không? Hay là lao động tự thân? Anh ấy là một người lao động? Luật nào bảo vệ quyền của anh ấy?

Cũng có lúc tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 70 năm về trước sẽ nói gì với những tài xế công nghệ, với những công nhân may hay nhân viên phục vụ khách sạn hôm nay? Bởi tôi dám chắc họ cũng đã từng nghĩ về những phu kéo xe trong những năm 40 thế kỷ trước ở Hà Nội. Tiếp tục đọc “Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO”

Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững

Kết quả hình ảnh cho CPTPP

Tiêu chuẩn lao động quốc tế

Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam. Hiệp định được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày 8/3, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu.

ILO | Ngày 23 tháng 3 năm 2018

Quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. Ông có thể cho biết đó là gì và tại sao những vấn đề này lại quan trọng?

Tiếp tục đọc “Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững”

Lương tối thiểu, chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng toàn diện

Phỏng vấn TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam

ILO Ngày 16 tháng 8 năm 2017

Ông có thể cho biết quan điểm của ILO về mức tăng lương tối thiểu 6,5% cho năm 2018?

Đây là quyết định chung của Chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia, và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoàn toàn tôn trọng điều đó. Tôi chắc chắn rằng quá trình đi đến đồng thuận về mức tăng lương tối thiếu không hề đơn giản bởi mỗi bên đứng từ những lập trường và lợi ích riêng.

Có thể có nhiều luồng quan điểm về mức tăng 6,5%. Người lao động và công đoàn nói rằng nó không đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu. Ngược lại, người sử dụng lao động, đặc biệt trong các ngành xuất khẩu, lại cho rằng sức cạnh tranh của họ bị ảnh hưởng nếu lương tối thiểu cứ tiếp tục tăng. Đây là những luận điểm mà bạn có thể nghe thấy ở hầu hết các quốc gia có hội nhập thương mại toàn cầu. Tiếp tục đọc “Lương tối thiểu, chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng toàn diện”