Thanh niên lao vào giành giật manh chiếu để sinh con trai ở Lễ hội Đúc Bụt

VNN – 29/01/2023   15:58 (GMT+07:00)

Nguyễn Huế

Khi chiếc nồi đất được đập vỡ tại sân đền Đức Bà, hàng trăm thanh niên và cả người trung tuổi xông vào giằng co để cướp bằng được manh chiếu cói tại Lễ hội Đúc Bụt đầu năm mới.

Lễ hội Đúc Bụt (huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) tái hiện hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền tích Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sĩ rèn đúc vũ khí tụ nghĩa được tổ chức sáng 29/1 (mùng 8 tháng Giêng).

Tiếp tục đọc “Thanh niên lao vào giành giật manh chiếu để sinh con trai ở Lễ hội Đúc Bụt”

Lễ hội truyền thống tiêu biểu của người dân tộc thiểu số

OpenDevelopment Vietnam – 30 March 2022

Lễ hội là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, phản ánh những phong tục, tập quán độc đáo của mỗi vùng, mỗi cộng đồng. Lễ hội truyền thống là cơ hội để mọi người giao lưu, trao truyền những đạo lý, những khát vọng cao cả và chia sẻ những câu chuyện về các đối tượng được thờ cúng như các vị thần linh, các vị anh hùng, những người có công. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để mọi người bỏ lại những lo toan thường ngày, tìm về chốn tâm linh bình yên.

Bản đồ câu chuyện tại đây thể hiện 17 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Danh sách đầy đủ 127 tập quán văn hóa của người dân tộc thiểu số đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (bao gồm lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa, phong tục, tín ngưỡng xã hội, văn hóa dân gian và nghề thủ công truyền thống) có thể truy cập tại đây

Unique water ceremony of the Jrai people

vietnamnet 3/11/2020    06:40 GMT+7

Dam San Music, Dancing and Singing Theatre in the Central Highlands province of Gia Lai recently hosted the water source worship ceremony for Jrai ethnicity locals in Krêl Village, Krêl Commune, Duc Co District.

The ceremony aims to wish for good health and bountiful crops.

As many as three shamans and four assistants join the ceremony. Offerings include a pig, 10 chickens, sticky rice and a jar of wine.

Tiếp tục đọc “Unique water ceremony of the Jrai people”

Lễ 30/4, Sài Gòn vắng như chiều 30 Tết

nongnghiepSáng 30/4/2020, nhiều tuyến đường ở trung tâm Sài Gòn vắng tanh, đường thông thoáng, các khu vui chơi giải trí, công viên, trung tâm điện máy cũng vắng người.

Đến 9 giờ sáng, nhiều tuyến đường trung tâm như lê Duẩn, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch vẫn rất vắng vẻ. Không chỉ thế, trên các trục đường chính, khẩu hiệu, băng rôn, cờ hoa cũng ít hẳn.

Hội trường Thống Nhất sáng 30/4/2020, lác đác vài khách tham quan, chụp hình. Ảnh: Hồng Thủy.
Hội trường Thống Nhất sáng 30/4/2020, lác đác vài khách tham quan, chụp hình. Ảnh: Hồng Thủy. Tiếp tục đọc “Lễ 30/4, Sài Gòn vắng như chiều 30 Tết”

Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài

***

Bài 1: Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam: Khách ‘VIP’ của các ngân hàng

17/02/2019 11:40

Tượng Bà Chúa Xứ – Ảnh: Nguyễn Hồ

Sự thật, Bà là vị thần gì và quyền lực ra sao? Loạt bài này, chỉ mong muốn đem đến cho bạn đọc những thông tin độc đáo về Bà Chúa Xứ núi Sam, chứ không có ý ca tụng hay ủng hộ việc thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Còn đức tin, đó là điều trong mỗi con người, không ai có thể cấm cản. Tiếp tục đọc “Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài”

Buddhist event sparks environmental controversy for releasing 30,000 plastic lanterns to sea

tuoitrenews – Tuesday, August 27, 2019, 15:46 GMT+7

Lit-up lanterns are seen floating on Lan Ha off Hai Phong, northern Vietnam, on August 10, 2019. Photo: Thanh Trung / Tuoi Tre

An annual Buddhist festival held earlier this month in the northern Vietnamese city of Hai Phong has attracted environmental criticism as it purportedly involved people setting as many as 30,000 plastic lanterns afloat on a local bay.

On the night of August 10, hundreds of people gathered in Cat Ba Town on Cat Hai Island, a district administered by Hai Phong, to observe Vu Lan Occasion, a festival Buddhist followers hold annually to pay homage to their parents and ancestors.

As part of the celebration, participants joined a ritual to release 30,000 water lanterns to the local Lan Ha Bay. Tiếp tục đọc “Buddhist event sparks environmental controversy for releasing 30,000 plastic lanterns to sea”

Người trẻ làm cổ phục

VNP – By Phạm Mỹ

Một nhóm bạn trẻ đam mê cổ phong, văn hóa; vị giáo sư lịch sử đầu ngành; vị công tôn nữ hơn 90 tuổi của nhà Nguyễn đã cùng phục dựng, phỏng dựng lại những trang phục xưa của hoàng tộc và người dân Việt các triều đại. Đáng nói, liên kết giữa các mắt xích này là một thanh niên 9x: Nguyễn Đức Lộc. Cậu đã từ bỏ nghề báo để bắt đầu lập nhóm, mở công ty riêng để nghiên cứu, dệt nên những tấm áo từ quá khứ cách đây cả trăm năm.

Lộc hẹn tôi ở văn phòng công ty start-up Ỷ Vân Hiên hơn 1 năm tuổi của cậu trên đường Tam Trinh vào giờ hành chính. Công ty trẻ, nhân sự trẻ song nhịp làm việc nề nếp, chỉn chu. Các phòng nghiên cứu, phòng thiết kế đều làm việc khá lặng lẽ. Dù ngay trước buổi gặp này, họ vừa hoàn thành hai dự án có tiếng vang là cung cấp trang phục cho phim Phượng Khấu (về hoàng cung triều Nguyễn) và phỏng dựng trang phục thời Lê Trung Hưng trong hoạt cảnh tái hiện sân khấu hóa lễ ban quạt mang tên “Một thoáng Tết Đoan Dương thời Lê Trung Hưng” tại Hoàng thành Thăng Long. “Hết việc này tới việc khác luôn, công ty trẻ thỏa mãn là chết!”- Lộc phân trần.

Tiếp tục đọc “Người trẻ làm cổ phục”

Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền

08/08/2019 11:30

KTMT – “Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền” là những điểm mới trong thông tư hướng dẫn việc tổ chức Đại lễ Vu lan 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa ban hành gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
dai le vu lan bao hieu 2019 khong dot vang ma khong cung le thu tien

“Biển người” làm lễ cầu an, xin lộc ngoài đường phố tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) trong một dịp lễ Vu lan trước đây.

Tiếp tục đọc “Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền”

Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán

VNE – Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và cả sai phạm.

***

Lời mở đầu

Đền Cao, xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương, đầu năm 2006.

An Sinh Vương Trần Liễu tọa trên ngai trong ngôi đền cao nhất đỉnh núi An Phụ. Xa xa phía Đông Bắc là dãy Yên Tử, phía Tây Bắc là Kính Chủ – Nam Thiên đệ lục động. Còn phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Ở thung lũng nhỏ bé dưới chân ngài, người dân xã An Sinh đang tất bật vụ mùa. Tiếp tục đọc “Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán”

Chơi đu dịp Tết mùa mưa – Người Hà nhì “tạ tội” cỏ cây

Cập nhật ngày: 18/6/2019

VOV4.VNTrước khi chơi đu, người Hà nhì ở xã Ka Lăng, Mường Tè, Lai Châu phải cúng. Họ chỉ dựng cây đu đúng 1 lần trong năm vào dịp Tết mùa mưa, tức là vào khoảng tháng 5 âm lịch. Không chỉ là một trò chơi mua vui, chơi đu còn là hình thức “tạ tội” với cỏ cây, thần linh.

Tết Mùa mưa Dế khù chà được tổ chức khoảng 4 ngày. Dịp này, nhiều nghi lễ được bà con tiến hành với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm sinh sôi, phát triển, con cháu khỏe mạnh. Tiếp tục đọc “Chơi đu dịp Tết mùa mưa – Người Hà nhì “tạ tội” cỏ cây”

Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên- Quan điểm và những vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ văn hóa

nghiencuulichsu – Huỳnh Thiệu Phong

1 . Là địa bàn cư trú của hơn 40 tộc người, Tây Nguyên là một không gian văn hóa đa sắc màu với sự hiện diện đồng thời của nhiều tộc người thiểu số. Những giá trị văn hóa đó đã đồng hành cùng những tộc người này trong suốt chiều dài lịch sử. Ở từng giai đoạn khác nhau, những giá trị văn hóa đó có lúc lắng động, có lúc thăng hoa, nhưng vẫn bền bỉ tồn tại trong đời sống của các tộc người thiểu số nơi đây. Sự hiện diện của lễ hội với tư cách là một thành tố cấu thành nên văn hóa, đã càng góp phần làm cho bức tranh văn hóa tộc người được thêm phần sinh động và đa sắc. Lễ hội đã thực sự trở thành một sợi dây gắn kết các cộng đồng tộc người lại với nhau. Ở các lễ hội, nền tảng của sự cấu thành các tộc người – “tính cộng đồng” đã được hiển lộ, lan tỏa và thăng hoa trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng. Tiếp tục đọc “Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên- Quan điểm và những vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ văn hóa”

Kiếm chác ở chốn tâm linh, thất đức lắm!

12/02/2019 10:07

(NLĐO) – Tăng giá vé lên gấp 9 lần và đặt sẵn 12 thùng công đức ở khắp các vị trí để nhận tiền. Đó là cách kiếm chác của chủ đầu tư Khu Du lịch văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ ở An Giang.

Sự việc đang gây tranh cãi, đến mức có khả năng ảnh hưởng đến uy tín môi trường văn hóa, du lịch của địa phương.

Các tuyến đường dẫn vào khu chánh điện Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đều kẹt cứng trong ngày mùng 4 Tết (8-2) Ảnh: THANH VÂN

Nói cho ngay thì cũng không riêng gì địa chỉ này, hầu như khắp các điểm thờ tự lớn nhỏ có đông người thăm viếng ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung đều chăm chú cái thùng gỗ có khe đút tiền. Tiếp tục đọc “Kiếm chác ở chốn tâm linh, thất đức lắm!”

Đốt vàng mã – tập tục lạc hậu cần xóa bỏ (3): Không thể đốt vàng mã để “hối lộ” thế giới vô hình

  Nguyễn Ngọc Trâm

ANTD.VN – Không chỉ đợi đến khi Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Công văn đề nghị loại bỏ việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, mà lâu nay, thói quen trở thành tập tục này đã vấp phải sự phản ứng từ dư luận xã hội, trong đó có các nhà nghiên cứu văn hóa và tôn giáo.

Làm sao để mọi người nhận thức được đúng đắn về mặt trái của tập tục đốt vàng mã, tránh lạm dụng việc này như một hình thức “buôn thần bán thánh” tại các điểm tâm linh và trong đời sống thường ngày, đến giờ đó vẫn là một bài toán khó, nhưng không phải không giải được.

Để mọi người nhận thức được đúng đắn về mặt trái của tập tục đốt vàng mã đến giờ vẫn là một bài toán khó

Tiếp tục đọc “Đốt vàng mã – tập tục lạc hậu cần xóa bỏ (3): Không thể đốt vàng mã để “hối lộ” thế giới vô hình”

Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới

  • Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới
  • TT-Huế: Nhiều Sở lên tiếng vụ hình tượng Phật Quán Thế Âm mặc váy cưới

***

Thứ Năm, 02/08/2018 – 11:39

Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới

(Dân trí) – Ngày 31/7, tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm (núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra lễ hội Quán Thế Âm năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 – Dương lịch 2018 do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Tuy nhiên 1 thiếu nữ đã hóa thân thành Phật Quán Thế Âm gây bất bình và nhiều bức xúc cho mọi người. Tiếp tục đọc “Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới”