Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

  • 3 bài do admin (PTH) sưu tầm từ 3 nơi, không phải là 1 chuỗi bài của 1 tờ báo.
  • Admin đặt tiêu đề: “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài“.

***

NA – 07/03/2022

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại

Có một thời nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã suy tàn. Vậy mà hiện nay nghề truyền thống ấy đã hồi sinh, không chỉ giúp bà con bản Diềm có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi “luỹ tre làng”, vươn ra xuất ngoại.

Mây tre đan ra nước ngoài

Bản Diềm xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt – Lào. Nơi đây có hơn 153 hộ đồng bào dân tộc Thái và người Đan Lai sinh sống. Theo lời người dân trong bản, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng…và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh.

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại
Bà Hoa (áo xanh) – được xem là người tiên phong đưa sản phẩm bản Diềm ra nước ngoài

Tiếp tục đọc “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài”

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch

moet – 06/05/2021

CLB ngoại ngữ cộng đồng vừa được tổ chức miễn phí tại Nghệ An. Người học là bà con dân tộc thiểu số vùng du lịch.

Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch
Ngoài dạy tiếng Anh cho người dân, CLB còn hỗ trợ giao tiếp tiếng Anh cho học sinh và giáo viên tại Nam Đàn, Nghệ An


Lớp học không đặt mục tiêu cao, mà chỉ mong muốn “phổ cập” tiếng Anh giao tiếp đơn giản, cơ bản cho người dân để phát triển ngành nghề của mình phù hợp với bối cảnh mới.

Tiếp tục đọc “Lớp “phổ cập” tiếng Anh cho đồng bào làm du lịch”

Quá trình di cư và sự hình thành các tiểu quốc đầu tiên của người Thái tại Đông Nam Á

ncvh.utb.edu.vn/ 05 Tháng 7 2020  

Lường Hoài Thanh[1]

Tinh hoa văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam
  1. Quá trình di cư của người Thái vào khu vực Đông Nam Á

Dân tộc Thái thuộc ngành phía Tây của nhóm các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái (tên tộc người chính xác là Tai, Tay, Táy và những biến âm như: Thay Tháy, Dáy, Đài, Kađai…) trong ngữ hệ Nam – Thái (Australo – Thái) hay Thái – Kađai. Khu vực sinh sống của họ được phân bố ở các vùng thung lũng dọc theo các con sông lớn từ Nam sông dương Tử đến Mekong, Menam, Irrawaddy, sông Hồng, trong khu vực Bắc Đông Dương tạo thành một “vành đai” khổng lồ kéo dài từ phía Đông đến phía Tây Assam của Ấn Độ.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, lịch sử của nhóm tộc người nói tiếng Thái đã diễn biến theo quy luật không ngừng “định cư” nhưng cũng không ngừng “di cư”. Trong quá trình đó, người Thái đã tạo ra không phải một mà nhiều “vùng đất tổ” trong lịch sử hàng ngàn năm của mình. Tuy nhiên, sớm hơn cả và được coi là địa bàn cư trú đầu tiên của tổ tiên tộc người Thái là một vùng miền rộng lớn: từ miền Vân Nam Trung Quốc cho đến Mường Theng (Mường Thanh) Việt Nam. Kí ức về “vùng đất tổ” này đã được lưu truyên trong dân gian và trong sử sách của người Thái nhiều nơi, được nhiều nhà nghiên cứu xem xét, khẳng định.

Tiếp tục đọc “Quá trình di cư và sự hình thành các tiểu quốc đầu tiên của người Thái tại Đông Nam Á”

Sơ lược về lịch sử các tộc người vùng Tây Bắc

 Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa 20 Tháng 3 2019  

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (hai tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng Bằng sông Hồng). Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, tổng diện tích gần 55.000km2.

Nhìn theo hình kỷ hà, vùng Tây Bắc là một hình thang có đáy lớn ở phía bắc (gồm Lai Châu và Lào Cai) giáp Mông Tự, Trung Quốc. Đáy nhỏ là tỉnh Hòa Bình giáp với Thanh Hóa về hướng nam. Phía đông tiếp giáp vùng Đông Bắc qua rặng Hoàng Liên Sơn. Phía tây giáp với Luông Phabang của Lào mà đỉnh xa nhất của Tây Bắc tiếp giáp với Lào là A Pa Chải. 

Dưới thời Pháp, Tây Bắc có tên gọi là xứ Thái tự trị. Đến năm 1955 lại đổi thành Khu tự trị Thái Mèo gồm ba tỉnh là Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ. Từ năm 1962 – 1975 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Hiện nay, cụm từ Tây Bắc chỉ có giá trị xác định phương hướng, vị trí địa lý của khu vực chứ không mang ý nghĩa nào khác.

Tiếp tục đọc “Sơ lược về lịch sử các tộc người vùng Tây Bắc”

Trường học ở Tà Mung

Bài & ảnh: THÙY GIANG Thứ Tư, 26-02-2020, 15:55+ |  Print

nhân dânĐược triển khai từ năm 2015, mô hình “trường học nông trại” của Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường chăm chút bữa ăn cho học sinh bán trú, cũng như nâng cao chất lượng dạy – học, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

Mầu xanh trên đá

Xuân này chúng tôi có dịp lên Tà Mung một trong những xã xa xôi, khó khăn bậc nhất của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, toàn xã có 11 bản, hai dân tộc chính là H’Mông và Thái. Năm học 2019 – 2020, Trường PTDTBT THCS xã Tà Mung có 378 học sinh, trong đó có 266 em thuộc diện học sinh bán trú. Tà Mung với địa hình cheo leo, đi lại khó khăn việc giữ chân con em ở lại trường cả tuần là cả một kỳ tích.

Tiếp tục đọc “Trường học ở Tà Mung”

Quảng cáo gây phản cảm – Vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?

baodantoc.vn

Những tấm biển quảng cáo là một trong những hình thức để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ, dùng để thông tin về các sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng. Không có gì đáng nói, nếu đó là những tấm biển quảng cáo đẹp, chuẩn mực về nội dung. Tuy nhiên, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lạm dụng những tấm biển quảng cáo để tạo ấn tượng, câu khách với hình ảnh phản cảm, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, gây nên cách nhìn lệch lạc về văn hoá trong quảng cáo…

Tấm biển quảng cáo với hình ảnh cô gái mặc váy Thái phản cảm
Tấm biển quảng cáo với hình ảnh cô gái mặc váy Thái phản cảm tại đỉnh đèo Pha Đin.

Thời gian gần đây, tại đỉnh đèo Pha Đin, đường Quốc lộ 6, giáp ranh địa bàn tỉnh Sơn La và Điện Biên có tấm biển quảng cáo phản cảm đã tồn tại một thời gian dài. Tấm biển trên khiến cộng đồng người Thái phẫn nộ, làm xấu đi hình ảnh văn hoá Thái.

Tiếp tục đọc “Quảng cáo gây phản cảm – Vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?”

Wake up and smell the cinnamon

vietnamnews – Update: September, 08/2019 – 08:13

A worker selects cinnamon to put into a package. Photos courtesy of Gia Chính

By Thanh An

Cinnamon might smell like Christmas to many in the West, but to some Vietnamese farmers, it smells like prosperity.

The spice has been long seen by farmers of Phong Dụ Thượng Commune in the northern province of Yên Bái as a path to escaping poverty.

In recent years, demand for cinnamon has become greater than ever and has helped many households in the province’s Văn Yên District get a better life.

Bearing that in mind, the province has developed an organic cinnamon platform, focusing on building an agricultural sustainable chain from this valuable spice. Tiếp tục đọc “Wake up and smell the cinnamon”

Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn

isee – Đăng vào January 3, 2019

“Một bạn người Thái hẹn hò với bạn người Kinh, mẹ bạn người Kinh hỏi dò bạn này: Cháu có bỏ bùa con bác không?”. Bạn người Kinh không nói chia tay nhưng tỏ ra lạnh nhạt, nên bạn người Thái chủ động chấm dứt. Sau này mới biết “bạn người yêu sợ rằng nếu chia tay cô này thì sẽ bị bỏ bùa” nên mới hành động như vậy. “Sự tổn thương ở đây không chỉ ở việc chia tay, mà còn ở định kiến: Tôi là người DTTS”, anh Đỗ Quý Dương chia sẻ.

Người Mông trong phố Tiếp tục đọc “Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn”

Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại

tiasang – 29/09/2017 08:00 – Vũ Đức Liêm

Hà Tiên ngày nay là thị xã vùng biên nhỏ nhắn, bình yên, thơ mộng nép mình bên bờ vịnh Thailand. Hà Tiên của hai trăm năm trước là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất ở Đông Nam Á, nơi diễn ra các tranh chấp chính trị và quân sự không ngừng giữa người Việt, người Thái, người Khmer và các cộng đồng người Hoa. Lịch sử của vùng đất này là minh chứng sống động cho sự đa dạng trong thống nhất của quá trình hình thành nên lãnh thổ và dân tộc Việt Nam.


Một phần biển Mũi Nai, Hà Tiên, Kiên Giang ngày nay. 

Vùng đất này nằm giữa các diễn ngôn lịch sử rất khác biệt, nhiều khi bị trùm phủ dưới các huyền thoại tạo ra bởi chủ nghĩa dân tộc. Bài viết này chỉ ra những nhân tố cốt lõi làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên và tìm kiếm sự gắn kết của nó đối với lịch sử Việt Nam, như một phần của công cuộc định hình nên không gian của nước Việt Nam hiện đại. Tiếp tục đọc “Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại”

Dao San Market: Panorama of Lai Chau life

Last update 18:17 | 09/03/2018

 vietnamnet

VietNamNet Bridge – Dao San, a market located in the northern mountains at an elevation of 1,500m, is not only a rendezvous for local  people to meet each other, trade agricultural products and make friends, but also an exciting destination for visitors to the province of Lai Chau.

Lai Chau, Dao San Market, typical Mong dish, thang co, Vietnam economy, Vietnamnet bridge, English news about Vietnam, Vietnam news, news about Vietnam, English news, Vietnamnet news, latest news on Vietnam, Vietnam
Basket case: Traditional products made from rattan and bamboo are for sale in Dao San Market.

Located around 50 kilometres from the centre of Lai Chau Province, the market gathers many people from the ethnic minority groups of Mong, Ha Nhi, Dao and Thai who come from the province’s Phong Tho District.

The two-hour drive from Lai Chau City to Dao San Market allows visitors to contemplate the stunning peaceful scenes of the province. They may pass by spectacular terraced fields, romantic bridges suspended over Nam Cung Stream that lead to pretty villages or evergreen gardens of bananas and corns. Tiếp tục đọc “Dao San Market: Panorama of Lai Chau life”

Struggle to manage Muong Phang forest

Last update 15:34 | 03/11/2017

VietNamNet Bridge – Management of the Muong Phang forest in the northern mountain province of Dien Bien had faced a number of difficulties, said Nguyen Viet Cuong, director of the Muong Phang Forest and Environment Management Board.

Dien Bien, Muong Phang forest, manage, Vietnam economy, Vietnamnet bridge, English news about Vietnam, Vietnam news, news about Vietnam, English news, Vietnamnet news, latest news on Vietnam, Vietnam
An area of the Muong Phang special use forest in the northern province of Dien Bien. — Photo vov.vn

The forest has a total area of more than 4,400ha, covering Pa Khoang and Muong Phang communes in Dien Bien District, according to Prime Minister Nguyen Tan Dung’s Decision 1976/QĐ-TTg issued on October 30, 2014.

The Muong Phang Forest and Environment Management Board manages more than 1,000ha based on Decision 611/QĐ-UBND issued by the Dien Bien Province People’s Committee on July 24, 2015.

The management board, Cuong said, had only eight workers so inspections were not performed regularly. Tiếp tục đọc “Struggle to manage Muong Phang forest”

Thái women in Nghệ An learn to promote community-based tourism

vietnamnews Update: October, 29/2017 – 00:08

Japanese aid: Raito Hotta (in blue cap) and his Japanese friends enjoy a buffalo carriage in Nưa Village. — VNS Photo Ando Katsuhiro

NGHỆ AN — As the sunshine of a late summer afternoon waned, Lô Thị Hoa and her sister, looking fresh in traditional Thái costumes, prepared food to welcome guests to their stilt house in Nưa Village.

Inside the kitchen, three women in Hoa’s group were cooking food in several big pots on firewood while others were busy boiling water, cleaning vegetables and marinating meat. A dozen traditional dishes had to be served in just an hour. Tiếp tục đọc “Thái women in Nghệ An learn to promote community-based tourism”