Tố cáo xâm hại tình dục: Vì sao phần lớn nạn nhân dừng lại trước cánh cửa công đường?

NGUYỄN THU QUỲNH 7/7/2022 0:00 GMT+7

TTCTMột khảo sát do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6-2022 tại 3 trường đại học vừa công bố tuần trước cho thấy 90% nạn nhân không/không thể tìm đến trợ giúp pháp lý.

 Ảnh: pinterest.co.uk

Cách đây hơn một tháng, vụ việc nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo bị cưỡng hiếp từ hơn 20 năm trước khiến truyền thông và mạng xã hội dậy sóng, nay gần như không còn ai nhắc tới. Tương tự, các vụ tố cáo xâm hại tình dục từng là tâm điểm dư luận… đều dần trôi vào im ắng.

Nhìn chung, khi còn ồn ào, các cuộc thảo luận về những vụ việc này đều lục lọi các chi tiết bề mặt mà quên mất căn nguyên: vì sao nhiều vụ việc tố cáo dần chìm vào im lặng, tại sao nhiều nạn nhân chịu đựng suốt một thời gian dài mà không tố cáo. Nếu không tìm được căn nguyên, không thể tìm được cách hỗ trợ và giành lại công lý cho các nạn nhân.

Tiếp tục đọc “Tố cáo xâm hại tình dục: Vì sao phần lớn nạn nhân dừng lại trước cánh cửa công đường?”

Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên

Thứ hai, 15/09/2014 10:54 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Theo Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, việc trang bị các thiết bị giám sát tại các phòng tạm giam, tạm giữ chưa phải là giải pháp tối ưu và có hiệu quả nếu như không có những con người trung thực, không có một hệ thống tổ chức giám sát việc thực hiện chặt chẽ.

Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên
LS Trương Trọng Nghĩa trả lời báo chí. (Ảnh: TH)

Phóng viên (PV): Với tư cách là luật sư (LS) đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về tình trạng bức cung, nhục hình trong các cơ quan điều tra hiện nay. Theo ông, con số cơ quan chức năng đưa ra đã phản ánh đúng thực tế hay chưa?

Tiếp tục đọc “Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên”

Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!

LS. Lê Kiều Trinh(*) – 21/11/2021 09:06

(KTSG) – Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Với ngành tư pháp, số hóa quy trình, thủ tục sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, việc này đang được xem xét một cách kỹ càng.

Sự cấp thiết xây dựng tòa án điện tử

Tòa án điện tử (E-court) có thể hiểu là mô hình ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tố tụng của tòa án, từ nộp đơn kiện trực tuyến, tống đạt thư điện tử, thu thập chứng cứ…, thậm chí là tổ chức các phiên tòa xét xử trên nền tảng số.(1)

Theo trình tự, thủ tục tố tụng trước đây, đương sự khởi kiện có thể phải đến tòa án nhiều lần để nộp đơn kiện, bổ sung giấy tờ, tài liệu, và tình trạng “ngâm” hồ sơ vụ án là khá phổ biến. Dịch Covid-19 kéo dài, số vụ án càng ứ đọng nhiều hơn ở các cấp tòa án. Giờ đây, nếu cứ khăng khăng giữ nguyên chế độ thụ lý, xét xử vụ án như cũ thì không còn phù hợp tình hình. Trên thực tế, TPHCM đã tổ chức phiên họp với các đương sự trong vụ án thông qua nền tảng trực tuyến(2).

Tiếp tục đọc “Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!”

Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017

English: Trafficking in Persons Report 2017 

Chính phủ Việt Nam chưa đạt đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên, đã có những nỗ lực đáng kể. So sánh với kỳ báo cáo trước, chính phủ VN đã thể hiện nỗ lực ngày càng tăng; vì vậy, Việt Nam vẫn được duy trì ở nhóm 2.

Chính phủ thể hiện sự tăng thêm nỗ lực thông qua việc xác định các nạn nhân; mở rộng các chương trình đào tạo về chống buôn người và chiến dịch nhận thức cho các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ địa phương, thành viên của các nhóm có nguy cơ bị buôn bán; và ban hành hướng dẫn tới các bộ liên quan, lãnh đạo các tỉnh về kế hoạch hành động quốc gia chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ đã không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu ở một số lĩnh vực chính. Nỗ lực chống nạn buôn người bị cản trở do thiếu sự hợp tác giữa các ngành, các cán bộ tỉnh chưa nắm rõ luật chống buôn bán người, thủ tục xác định nạn nhân, và thu thập dữ liệu chưa đầy đủ.
Tiếp tục đọc “Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017”

Vụ “Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng”: Tang thương chưa dứt

>> Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng: Cách nào cứu dân?
>> Vụ ‘Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng’: Ai phải trả ai trên 33 tỷ đồng?

Đã bước qua năm thứ 7 kể từ ngày “cò Hoa” bị khởi tố, loạt bài “Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng” của báo Tiền Phong lại phải tiếp nối với nỗi đau khôn cùng. Có thêm một nạn nhân nữa trong vụ án oan nghiệt đã được cảnh báo này vừa treo cổ tự sát, mới phát hiện lúc 2h sáng ngày 3/5/2017.

Hậu họa không lường

Cả thôn 4 xã Hòa Thắng ngoại thành Buôn Ma Thuột nghe tin bà Trần Thị Liên tự tử, để lại lá đơn tuyệt mệnh mong cái chết của mình giúp các hộ dân khác “được nhờ” mà bàng hoàng, đau xót.

Chị Liên mong cái chết của mình giúp các hộ còn lại được nhờ

Tiếp tục đọc “Vụ “Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng”: Tang thương chưa dứt”

Victim’s family cause chaos at public apology for wrongfully convicted man in Hanoi

TUOI TRE NEWS

Updated : 04/26/2017 14:10 GMT + 7

Chaos erupted in Hanoi on Tuesday at the public apology of a man who had been wrongfully convicted of child rape and murder, with the victim’s family staging a violent protest.

A ceremony was held by the People’s High Court of Hanoi to apologize to Han Duc Long, a man it had sentenced to death for the alleged rape and murder of a little girl.

Long served 11 years in jail during lengthy court trials and appeals that followed the controversial conviction, before finally being set free last December after courts ruled that the case against him lacked sufficient incriminating evidence. Tiếp tục đọc “Victim’s family cause chaos at public apology for wrongfully convicted man in Hanoi”

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chương Bốn: Những khó khăn trong việc áp dụng điều 9

image

Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.

Trong khi điều 2 của hiệp ước 1862 chỉ nêu lên nguyên tắc tự do theo đạo Thiên Chúa mà không buộc chính phủ Việt nam có nghĩa vụ cụ thể nào đối với công dân theo đạo , thì điều 9 hiệp ước 1874 , công nhận cho những người này một mức độ độc lập đối với luật pháp xứ sở, đã làm nguy hại trầm trọng uy quyền vua Tự Đức và đe dọa ngay cả nền tảng của truyền thống quân chủ của Vương quốc . Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chương Bốn: Những khó khăn trong việc áp dụng điều 9”

Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?

08/04/2016 06:21 GMT+7

(BM) – Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế các vụ án về tội phạm rửa tiền thời gian qua ít bị phát hiện và xử lý. Một trong những nguyên nhân là do những vướng mắc khi thực thi các quy định của pháp luật.

Tiếp tục đọc “Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?”

Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam

Hàn Đức Long đều một mực kêu oan, tố điều tra viên ép cung, dùng nhục hình, nên mới phải khai nhận như vậy.
Hàn Đức Long đều một mực kêu oan, tố điều tra viên ép cung, dùng nhục hình, nên mới phải khai nhận như vậy.

TS. Phạm Mạnh Hùng – Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

TKS – Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/1948 khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền” (Điều 1); “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3); “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm” (Điều 5); Tiếp tục đọc “Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam”

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

vn.usembassyBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Cục Theo dõi và Chống buôn người

Thông điệp từ Ngoại trưởng Kerry

Bạn đọc thân mến:

Nếu có một chủ đề duy nhất trong Báo cáo về Nạn buôn người năm nay, thì đó chính là niềm tin rằng không điều gì là không thể tránh được trong vấn nạn buôn bán con người. Tiếp tục đọc “Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng

03/12/2015 11:12 GMT+7

TTOBị buộc là hung thủ gây hai vụ giết người nhưng cuối cùng ông đã được minh oan – lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một vụ oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén.

Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng - Ảnh: Nguyễn Nam
Ông Nén và cháu nội đến buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng – Ảnh: Nguyễn Nam

Trước buổi xin lỗi công khai của cơ quan tố tụng với “người tù thế kỷ” sáng 3-12, từ sáng sớm, ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Thận (tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã tập trung đông đảo các luật sư, nhà báo và những người dân quan tâm đến vụ án này.

Chưa từng có trong lịch sử tố tụng!

Luật pháp Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận một người bị oan sai kỳ lạ như ông Huỳnh Văn Nén. Tiếp tục đọc “Huỳnh Văn Nén – vụ oan sai chưa từng có trong tố tụng”

Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực hành chính, hình sự và tố tụng hình sự


Bài viết đề cập đến một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hành chính, hình sự liên quan đến người LGBT Việt Nam

VKHPL – Người đồng tính, song tính và chuyển giới* (sau đây gọi tắt là LGBT[i]) là một trong những vấn đề được quan tâm tại Việt Nam thời gian gần đây. Cũng như nhiều nước trên thế giới, việc thống kê số lượng người LGBT trong xã hội Việt Nam là điều không dễ dàng. Thời gian qua Việt Nam cũng chưa tiến hành cuộc điều tra quy mô toàn quốc về số lượng, sự phân bố, đặc điểm của người LGBT. Tại Việt Nam, Báo cáo công bố tại Hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26-9-2006 cho biết chưa có những số liệu chắc chắn về con số đồng tính nam chính xác ở Việt Nam. Nếu lấy tỉ lệ trung bình, “an toàn” mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3%[ii] thì số người đồng tính tạm tính ở Việt Nam vào khoảng 2,66 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2012 có 88,78 triệu người)[iii]. Tiếp tục đọc “Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực hành chính, hình sự và tố tụng hình sự”

Án oan sai: Sửa lỗi thế nào?

13/06/2015 07:07 GMT+7

TTBáo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có rất nhiều con số cho thấy bóng ma oan, sai lẩn quất trong tất cả các khâu của tố tụng hình sự. Mỗi người dân bị xử oan, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử làm sai là một lần thua cuộc của cả nền tư pháp, công lý phải bẽ bàng. Chỉ khi mỗi số phận con người đều được tôn trọng, nền tư pháp cẩn trọng trước từng công dân thì lúc đó mới có cơ hội tránh được oan sai, công lý mới được thực thi.

Minh họa: Đức Trí
Minh họa: Đức Trí

Nhìn bề ngoài, 71 trường hợp oan sai được phát hiện chiếm tỉ lệ nhỏ trong các vụ được điều tra, truy tố, xét xử, khiến không ít người bảo không nhiều. Nhưng chỉ cần hai phát biểu tại nghị trường cũng cho thấy bàn chuyện nhiều – ít là vô nghĩa: “Oan sai chỉ cần một vụ cũng đã rúng động xã hội rồi”, “Làm oan một người mà tử hình chẳng hạn thì còn nói gì nữa”.

Hệ lụy từ những năm tháng tù oan không thể bù đắp: tự do, danh dự, cuộc sống, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản người bị oan, của người thân quen, những mất mát về tinh thần, tình cảm. Và còn bao nhiêu người bị oan sai chưa có cơ hội, điều kiện để kêu oan, thậm chí không dám kêu oan? Tiếp tục đọc “Án oan sai: Sửa lỗi thế nào?”

Châu Á cân nhắc hạn chế và bỏ án tử hình

VNN – Một số nước châu Á đang cân nhắc xem xét giảm, hạn chế, thậm chí xóa bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh, trong đó có tội buôn bán ma túy với chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính nhân đạo trong việc xử lý người phạm tội.

Kêu gọi xóa án tử hình ở châu Á

tử hình, ECPM, ADPAN, Malaysia, Kuala Lumpur, Nepal, Bhutan, Philippines, Campuchia, Mông Cổ, Timor Lester, Lào, Myanmar, Brunei
140 nước đã bỏ hình phạt tử hình trên luật hoặc trên thực tế. Trong đó, 98 nước (màu xanh lá cây) bỏ hình phạt tử hình; 7 nước bỏ hình phạt tử hình cho các tội danh thông thường (tím); 35 nước có án tử hình nhưng không thi hành trên thực tế (vàng nhạt); còn lại 58 nước – đỏ) vẫn duy trì hình phạt tử hình.

Cân nhắc án tử hình

Một bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Malaysia, ông Datuk Paul Low Seng Kuan hôm 11/6 đã công khai lên tiếng ủng hộ việc xem xét lại hình phạt tử hình đối với tội buôn bán chất ma túy. Tiếp tục đọc “Châu Á cân nhắc hạn chế và bỏ án tử hình”