Vatican: Nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá con người

Ngày 13/9, phát biểu tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Ettore Balestrero, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ, nhắc lại rằng phá thai không phải là một quyền của con người chỉ bởi vì đa số quốc gia khẳng định, bởi vì nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá con người.

Vatican News

Sau khi nhắc lại trong năm 2023, cộng đồng quốc tế và Hội đồng sẽ kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế được thông qua, Đức Tổng Giám Mục Balestrero nhấn mạnh rằng nhân quyền không chỉ đơn giản là một đặc quyền được trao cho các cá nhân bởi sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế. Đúng hơn,nhân quyền là biểu hiện của những giá trị khách quan và không tuỳ thuộc thời gian cần thiết cho sự phát triển con người.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi một xã hội hoặc cộng đồng quốc tế từ chối công nhận một hoặc một số quyền có trong Tuyên ngôn, thì sự từ chối này sẽ không làm giảm giá trị của quyền đó và cũng không miễn cho bất kỳ ai việc phải tôn trọng quyền đó. Nhưng cũng vậy, cái gọi là “quyền mới” không có được tính hợp pháp chỉ vì đa số cá nhân hoặc quốc gia khẳng định chúng. Theo Đức Tổng Giám Mục, ví dụ đáng chú ý nhất về quan niệm sai về quyền này, được thể hiện bằng khoảng 73 triệu sinh mạng con người vô tội bị gián đoạn sự sống từ trong bụng mẹ mỗi năm, với lý do được cho là “quyền
phá thai”.

Đề cập đến kỷ niệm Tuyên ngôn được thông qua, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng thật là bi thảm vì sau 75 năm nhiều anh chị em chúng ta vẫn phải chịu đựng chiến tranh, xung đột, nạn đói, thành kiến và phân biệt đối xử. Vì thế, kỷ niệm này sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để suy nghĩ về những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc bảo vệ nhân quyền.

Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng để chống lại xu hướng phân biệt đối xử và gạt ra bên lề những người dễ bị tổn thương nhất, điều cần thiết là phải áp dụng một lựa chọn ưu tiên cho người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội, để hỗ trợ các quyền phổ quát của họ và cho phép họ sống sung túc và đóng góp cho công ích, như Đức Thánh Cha đã nhiều lần kêu gọi “chống lại nền văn hóa dùng rồi vất bỏ”.

Và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh kết thúc bài phát biểu với một đoạn trích từ thông điệp Fratelli tutti, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi dấn thân sống và giảng dạy giá trị về sự tôn trọng người khác, một tình yêu có khả năng đón nhận những khác biệt, và sự ưu tiên của phẩm giá con người trên các ý tưởng, quan điểm, thực hành và thậm chí cả tội lỗi.

Les avortements à leur plus haut niveau
depuis 30 ans en France

En 2022, 234 000 IVG ont été enregistrées en France, soit 17 000 de plus qu’en 2021. Une
augmentation qui succède à deux années de baisse.

Par V.D. avec AFP
Publié le 27/09/2023 à 07h33
Journal LE POINT, Publié le 27/09/2023 à 07h33

Après deux années de baisse exceptionnelle liée à l’épidémie de Covid-19, le nombre d’interruptions volontaires de grossesse (IVG) a augmenté en 2022, atteignant son plus haut niveau depuis 1990, selon uneétude de la Drees publiée mercredi. Au total, 234 300 IVG ont été enregistrées en France, soit 17 000 de plus qu’en 2021 et environ 7 000 de plus qu’en 2019, précise cette étude réalisée par la direction de la
recherche, des études, de l’évaluation et des statistiques (Drees).

Le taux de recours à l’IVG dépasse le niveau de 2019 – qui était à l’époque le plus élevé depuis 1990 – avec 16,2 IVG pour 1 000 femmes âgées de 15 à 49 ans en 2021, contre 15 pour 1 000 en 2020 et 15,7 pour 1 000 en 2019. L’allongement de deux semaines (de 12 à 14) du délai légal de recours, prévu dans la loi de mars 2022, « ne suffit pas à expliquer cette augmentation », relève la Drees, les IVG les plus tardives représentant « moins d’un cinquième du surplus observé par rapport à l’année 2021 ».

Bình luận về bài viết này