Vì sao người trẻ đến núi Thị Vải để tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang?

Vũ Phượng – 11/07/2023 11:27 GMT+7

Gần đây, nhiều người trẻ rủ nhau đến núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) đi tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang. Việc làm này có ý nghĩa gì?

Nhiều người đến núi Thị Vải đi tam bộ nhất bái

Nhiều người trẻ đã chia sẻ lên mạng xã hội hành trình đến núi Thị Vải đi tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang để lên chùa Linh Sơn Bửu Thiền ở trên đỉnh núi. Trước đó, một số clip về người xuất gia phát nguyện đi “tam bộ nhất bái” hay “nhất bộ nhất bái” cũng xuất hiện trên các nền tảng.

Vậy tam bộ nhất bái là gì, đi tam bộ nhất bái để làm gì? PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với thầy Thích Minh Thiền, trụ trì chùa Đức Hòa (Bình Dương) về chủ đề này.

Tiếp tục đọc “Vì sao người trẻ đến núi Thị Vải để tam bộ nhất bái 1.340 bậc thang?”

Liên Hợp Quốc: UNESCO kêu gọi cấm smartphone trong trường học để bảo vệ học sinh

vietnamnet.vn

Báo cáo của Liên Hợp Quốc khuyến nghị cấm thiết bị trong trường học để giải quyết tình trạng mất tập trung trong lớp, cải thiện học tập và giúp bảo vệ trẻ em tránh bị bắt nạt qua mạng.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), có sự ‘liên kết tiêu cực’ giữa sử dụng điện thoại di động quá mức với chất lượng học tập. Tiếp xúc với màn hình quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định cảm xúc của trẻ.

Kêu gọi cấm smartphone trong trường học của UNESCO gửi đi thông điệp rõ ràng rằng công nghệ số, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), luôn phải dựa trên tầm nhìn giáo dục “lấy con người làm trung tâm” và không bao giờ thay thế được tương tác trực tiếp với giáo viên.

UNESCO cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về suy nghĩ không thấu đáo với công nghệ số. Tác động tích cực của nó đến kết quả học tập và hiệu quả kinh tế có thể bị phóng đại, cái mới không phải lúc nào cũng tốt hơn. “Không phải tất cả thay đổi đều tạo nên tiến bộ”, báo cáo kết luận.

UNESCO cảnh báo “liên hệ tiêu cực” giữa việc sử dụng smartphone quá mức và kết quả học tập. (Ảnh: Alamy)
Tiếp tục đọc “Liên Hợp Quốc: UNESCO kêu gọi cấm smartphone trong trường học để bảo vệ học sinh”

Gây quỹ cộng đồng để trồng rừng: Cùng hòa vào ‘giao hưởng rừng xanh’

tuoitre.vn – 19/08/2022 09:19

TTO – Gần 122.500 cây đã được trồng ở Ninh Thuận và Sóc Trăng trong suốt 4 năm qua bằng sự đóng góp của hàng ngàn người và công sức của rất nhiều người dân.

Gây quỹ cộng đồng để trồng rừng: Cùng hòa vào giao hưởng rừng xanh - Ảnh 1.

Hơn 81.000 cây mắm trắng đã được trồng xuống các bãi bồi ở Sóc Trăng từ đóng góp của cộng đồng và sự chung tay của chính quyền, cộng đồng địa phương – Ảnh: QUỸ SỐNG

Đó là thành quả đầu tiên trong chặng đường được kỳ vọng sẽ kéo dài 70 năm của dự án trồng rừng cộng đồng mang tên Forest Symphony – Giao hưởng rừng xanh.

Sự kiện đấu giá “Be Resilient Together” đã kết thúc sau bốn phiên đấu giá với tổng số tiền thu được là 961.832.000 đồng, tương đương hơn 6.600 cây được trồng trong năm nay. Những thông báo “đổi tiền ra cây” như vậy đã quá quen thuộc với những người theo dõi dự án Giao hưởng rừng xanh do Quỹ Sống thực hiện.

Trồng rừng giữ nước, trồng rừng vững đất

Những chiến dịch gây quỹ cộng đồng của Quỹ Sống cho dự án Forest Symphony luôn rất cụ thể: gây quỹ trồng 41.000 cây thanh thất trên 33ha đất, gây quỹ trồng 35.400 cây mắm trắng trên 8,5ha rừng… 

Dự án “đầu tay” của Forest Symphony là 4ha với 10.000 cây bần chua trên bãi bồi ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vào tháng 8-2019.

Tiếp tục đọc “Gây quỹ cộng đồng để trồng rừng: Cùng hòa vào ‘giao hưởng rừng xanh’”