Sách sau song sắt

HOA KIM 24/2/2022 6:05 GMT+7

TTCTSách là phiến đá lót trên con đường hoàn lương của phạm nhân, nhưng đưa sách vào nhà tù là cuộc đấu tranh dai dẳng với bộ máy quan liêu, với sự kỳ thị của xã hội, và cả với dịch bệnh.

 Minh họa: Elizabeth Brockway/The Daily Beast

Đọc sách là một trong những biện pháp giáo dục phạm nhân đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất, nhưng lại mang lại hiệu quả rất lớn. Một nghiên cứu năm 2018 của tập đoàn tư vấn chính sách RAND (Mỹ) sử dụng dữ liệu thu thập trong 30 năm cho thấy việc tiếp cận giáo dục có thể giúp kéo giảm tỉ lệ tái phạm của tù nhân đến 43% và tiết kiệm hàng trăm triệu USD ngân sách. “Nhưng mọi nỗ lực giáo dục sẽ là bất khả thi nếu tù nhân không được tiếp cận sách” – Nila Bala, đồng sự tại Viện nghiên cứu chính sách R Street, viết cho báo Washington Post.

Tiếp tục đọc “Sách sau song sắt”

Phim sitcom và kiểm duyệt

H. MINH 21/2/2022 6:00 GMT+7

TTCTNhà chức trách Trung Quốc đã chỉnh sửa và loại bỏ hàng loạt cảnh của một nhân vật đồng tính nữ trong bộ phim truyền hình dài tập hài (sitcom) Friends (Những người bạn) của Mỹ, vốn là hiện tượng văn hóa ở đất nước tỉ dân, gây ra không ít bất bình trong giới hâm mộ.

Về cơ bản, việc nhân vật Carol Willick là người đồng tính nữ đã bị xóa sổ trong phần 1 của loạt phim, bắt đầu được phát lại trên các nền tảng xem phim phổ biến của Trung Quốc như iQiyi, Tencent Video, Youku và Bilibili từ tuần trước. Một cảnh khác có hai nhân vật nam chính hôn nhau vào tối giao thừa ở phần 10 cũng bị xóa.

 Ảnh: imdb.com

Những cảnh và cuộc nói chuyện khác về tình dục, vốn đầy rẫy trong bộ phim gồm 24 phần nổi tiếng thế giới Friends, phát sóng tập đầu ở Mỹ năm 1994, cũng bị biên tập mạnh tay. Báo Hong Kong SCMP dẫn một ví dụ là cụm từ “cực khoái nhiều lần” (tiếng Anh: “multiple orgasms”) được dịch thành “phụ nữ ai cũng thích nói chuyện thị phi” trong phần phụ đề tiếng Trung.

Tiếp tục đọc “Phim sitcom và kiểm duyệt”

Bóng chuyền Việt Nam và SEA Games 31: Đừng đổ tại tiền

NGUYỄN LƯU 24/2/2022 6:00 GMT+7

TTCTThuê HLV ngoại là một câu chuyện dài nhiều tập của thể thao Việt Nam. Chỉ có điều xưa nay dư luận chỉ chăm chăm vào bóng đá mà ít để ý các đội tuyển khác.

Chủ công Từ Thanh Thuận (số 14) là tay đập ghi điểm hàng đầu của tuyển bóng chuyền VN. Ảnh: T.P.

Bóng đá thì khỏi phải nhắc lại, khi trong 27 năm đã qua (tính từ 1995) chúng ta đã dùng khoảng 20 HLV ngoại cho bóng đá nam lẫn nữ. Trong số đó, thành công cũng có, mà thất bại, ồn ào cũng nhiều.

Việc chọn một HLV ngoại cho đội tuyển, không chỉ là bóng đá, là việc không đơn giản. Nó đòi hỏi người đi thuê phải am tường về người mình dự tính thuê, và phải có tiền. Bởi chuyện này cũng không nằm ngoài quy luật thị trường: tiền nào của đó!

Tiếp tục đọc “Bóng chuyền Việt Nam và SEA Games 31: Đừng đổ tại tiền”