Ngành hoa xài “giống lậu”

MAI VINH 22/4/2021 7:00 GMT+7

TTCT“Xài chùa”, “chơi hàng lậu”… là câu chuyện đầy động chạm khi nhắc đến thực trạng sử dụng giống hoa không có bản quyền rất phổ biến đối với ngành hoa VN. Với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ hoa của cả nước, thực trạng này cũng rất phổ biến.

 Bên trong trang trại hoa của Đà Lạt Hasfam (Ảnh: Mai Vinh)

 Xài giống lậu, vừa làm vừa lo

Chuyện về một doanh nghiệp ở Đà Lạt đang xuất khẩu hoa với số lượng lớn vào một thị trường khó tính, lợi nhuận lớn bỗng tuyên bố phá sản là ví dụ điển hình về hậu quả của việc dùng giống hoa lậu.

Chủ doanh nghiệp này vốn là người phụ trách sản xuất cho một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa tại VN. Sau một thời gian làm thuê, ông nắm được  công nghệ, đầu mối xuất khẩu hoa đi Nhật Bản, và tách ra lập công ty riêng. Đối tác của công ty ông chính là đối tác cũ của công ty ông từng là nhân viên. 

Tiếp tục đọc “Ngành hoa xài “giống lậu””

Tìm kiếm Thủ lĩnh trẻ Liêm chính 2021

towardstransparency.vnTổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đang tìm kiếm những Thủ lĩnh trẻ Liêm chính, những người trăn trở về việc thúc đẩy giá trị liêm chính, mong muốn xây dựng một cộng đồng thực hành giá trị liêm chính và kiến tạo văn hóa liêm chính tại Việt Nam. 

THÔNG TIN CHUNG

Theo Khảo sát về Liêm chính trong Thanh niên Việt Nam (YIS) 2019 do TT thực hiện, 80% thanh niên Việt Nam tin rằng mình có vai trò trong việc thúc đẩy liêm chính. Tuy nhiên, nhiều người trẻ còn thiếu thông tin và kiến thức về liêm chính cũng như một môi trường thuận lợi để có thể thúc đẩy giá trị quan trọng này. Do vậy, việc huy động sự tham gia của thanh niên vào công cuộc xây dựng văn hoá liêm chính vẫn là một thách thức ở Việt Nam. 

Tiếp tục đọc “Tìm kiếm Thủ lĩnh trẻ Liêm chính 2021”

Tiếng Việt từ thế kỉ 17 – tản mạn về hát xẩm xoan (phần 28)

Các thừa sai Dòng Tên đầu thế kỷ 17 học và ký âm tiếng Việt

Nguyễn Cung Thông[1] 

Phần này bàn về “hát xẩm xoan” trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay, đặc biệt là chữ xoan trong cách dùng trên.

Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .

Tiếp tục đọc “Tiếng Việt từ thế kỉ 17 – tản mạn về hát xẩm xoan (phần 28)”