Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – 4 bài

***

Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – Bài 1: Phải ngừng thu hút đầu tư vì tiền thuê đất chưa tính được

Ngô Nguyên – 27/03/2021 09:40

 Khu công nghiệp Hiệp Phước phải ngưng thu hút đầu tư trên diện tích 200 ha vì cơ quan chức năng chưa duyệt hình thức thuê đất thay đổi, chưa xác định được giá đất nhà nước đối với KCN

Nhiều khu công nghiệp liên tiếp được cấp phép và mở rộng để đón sẵn cơ hội từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư toàn cầu. TP.HCM luôn là địa chỉ đỏ để nhà đầu tư cập bến, song do những vướng víu trong quản lý đất đai, cùng mâu thuẫn trong quy định pháp lý, nhiều khu công nghiệp tại TP.HCM đang “đứng hình”, chủ đầu tư không thể kêu gọi đầu tư, doanh nghiệp thuê đất bị tê liệt sản xuất. Đây là sự lãng phí rất lớn cơ hội để gia tăng sức mạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam.

 KCN Hiệp Phước giai đoạn II còn gần 200 ha đất đã đầu tư hạ tầng, có thể thu hút đầu tư 	ảnh: lê toàn
KCN Hiệp Phước giai đoạn II còn gần 200 ha đất đã đầu tư hạ tầng, có thể thu hút đầu tư.   Ảnh: Lê Toàn

Tiếp tục đọc “Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – 4 bài”

Gần 80% bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh

Báo Đầu tưAn Nguyên – 13/04/2021 09:10

 Vẫn còn 6,3% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 17% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn không được thu gom và bị thải bỏ ra môi trường xung quanh.

.
Theo đánh giá của Chính phủ, rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn chưa được phân loại, thu gom, xử lý hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh.

Hiện nay, khoảng 70% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với khối lượng khoảng 35.000 tấn/ngày nhưng chỉ có khoảng 20% trong số các bãi chôn lấp là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã.

Đó là thực tế được nêu tại báo cáo vê công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 11 vừa qua.

Tiếp tục đọc “Gần 80% bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh”

Xuất khẩu gạo: Nên vận hành theo cơ chế thị trường

Đài phát thanh và truyền hình Long An – 21/04/2020 lúc 10:44

Theo các chuyên gia, để việc xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả thì nên vận hành theo cơ chế thị trường và sử dụng nhiều công cụ như đánh thuế xuất khẩu gạo. 

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng | Kinh doanh  | Vietnam+ (VietnamPlus)
Việt Nam là một trong những nước có thế mạnh về xuất khẩu gạo. Ảnh: TTXVN.

Nên vận hành theo cơ chế thị trường

Theo TS. Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, mọi ngành, lĩnh vực đều rất khó khăn, thì tín hiệu tốt của thị trường lúa gạo là điểm sáng quý giá, cần phải tận dụng ngay để giúp nông dân vượt qua khó khăn hiện nay và gượng dậy sau dịch bệnh.

TS Đặng Kim Sơn khẳng định, trong thời điểm này, việc Chính phủ đặt ra những lo ngại về an ninh lương thực là vô cùng cần thiết. Nhưng sự thay đổi quá đột ngột trong điều hành xuất khẩu gạo của các bộ ngành đã tạo ra cơn sóng trong ngành lúa gạo những ngày vừa qua. 

Tiếp tục đọc “Xuất khẩu gạo: Nên vận hành theo cơ chế thị trường”