Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước thông tin về việc Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa”.
Bà Morgan Ortagus nhấn mạnh, đây là vụ việc mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố hàng hải trái phép và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.
(Thai Company Plans to Build Large-Scale Mekong River Mainstream Dam in Laos)Citizen journalist – Bình Yên Đông lược dịch
BenarNews – February 21, 2020
Vị trí đập Phougnoi trong tỉnh Champasak, Lào.
Một công ty thủy điện Thái Lan có kế hoạch để xây cái có thể là đập lớn thứ 6th trên sông Mekong, một mấu chốt mới nhất trong kế hoạch đầy tham vọng của Lào để trở thành “bình điện của Đông Nam Á.”
Công ty Năng lượng và Nước Á Châu Charoen (Charoen Energy and Water Asia (CEWA)) đã đệ trình cho giới thẩm quyền Lào các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự án đập Phougnoi trong phiên họp tại thành phố Pakse hôm 11 tháng 2. Tiếp tục đọc “CÔNG TY THÁI DỰ TRÙ XÂY ĐẬP LỚN TRÊN SÔNG MEKONG Ở LÀO”→
Ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cạn khô. [Ảnh: Saigoneer]
Nguyễn Minh Quang
1 tháng 4 năm 2020
Phần dẫn nhập
Trong một bài báo được đăng trên trang mạng Đất Việt ngày 26 tháng 3 năm 2020 [1], Giáo sư Tiến sĩ (GS TS) Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi (nay là Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn), nói rằng: “Mỗi năm, cả nước cần tới hơn 500 tỷ m3 nước ngọt. Nguồn nước trong nước chỉ đáp ứng được 300 tỷ m3 tính theo lượng mưa và phân bổ trên tất cả các hồ, sông, suối của cả nước. Tuy nhiên, điểm khó khăn của khu vực ĐBSCL [Đồng bằng sông Cửu Long] là nơi đây không có nhiều hồ chứa để dẫn nước về. Vì thế, chiến lược ngọt hóa dài hạn cần phải tính đến chuyện chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây bằng các đường dẫn nước, đồng thời phải xây dựng các hồ trữ nước ngọt đạt chuẩn. Như vậy mới là ngọt hóa đúng nghĩa” để cứu ĐBSCL.
Đề nghị chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây của GS TS Vũ Trọng Hồng có khả khi hay không? Bài biết nầy sẽ tìm hiểu để trả lời câu hỏi đó.
Southeast Asia’s most critical river is entering uncharted waters Stefan Lovren – Bình Yên Đông lược dịch
National Geographic – January 31, 2020
Không ảnh, chụp ngày 28 tháng 10 năm 2019, cho thấy khúc sông Mekong dài 185 miles từ đập Xayaburi ở Lào. Đáy sông khô cạn ở hạ lưu đập đã khuấy động sự phản đối của các nhà bảo tồn và dân làng dựa vào hệ sinh thái đa dạng để sinh sống.
Dòng sông nầy đã nuôi dưỡng nhiều nền văn minh hàng ngàn năm. Ngày nay, nó đang khô cạn, bị tấn công bởi việc xây đập, đánh bắt bừa bãi, và khai thác cát.
PHNOM PENH, CAMBODIA – Nhiều tháng trước, một con cá heo Irrawaddy hiếm hoi bị vướng vào lưới và mất phương hướng ở rất xa nơi cư trú thông thường ở đông bắc Cambodia trên sông Mekong đang vùng vẫy ở Đông Nam Á (ĐNA). Các nhà bảo tồn đang tranh đua để đưa ra một kế hoạch giúp cho loài cá sắp tuyệt chủng trước khi quá trễ, nhưng thời gian không còn bao lâu. Tiếp tục đọc “Con sông quan trọng nhất Đông Nam Á đang đi vào vùng nước lạ”→
mekong-cuulong.blogspot.com
FB Vũ Kim Hạnh 28-3-2020
Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa. Ảnh: internet
10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo. Tiếp tục đọc “Vũ Kim Hạnh – Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…”→