English: QS research reveals international students’ views on UK higher education post-Brexit
Sự thay đổi linh hoạt về nhu cầu của sinh viên quốc tế, các giải pháp duy trì và quan hệ quốc tế là thách thức mà các trường đại học phải vượt qua (dựa theo báo cáo mới của QS – một công ty giáo dục đại học hàng đầu toàn cầu cung cấp bảng xếp hạng và tuyển sinh đại học).
Một khảo sát lớn với hơn 75.000 sinh viên từ 191 quốc gia cho biết: 23.557 trong số này quan tâm đến việc học tập tại Vương quốc Anh. Bản báo cáo khảo sát khuyến nghị hiện tại là thời điểm Chính phủ Anh hợp tác với ngành giáo dục đại học để đảm bảo rằng hệ thống nhập cư sau Brexit được chuẩn bị tốt nhất cho phát triển giáo dục toàn cầu.
Bản báo cáo, được đăng, có tiêu đề Phát triển giáo dục toàn cầu: Vượt lên thách thức tuyển sinh quốc tế, là bản báo cáo thứ bảy của Khảo sát sinh viên quốc tế hàng năm (ISS) của QS.
Các chiến lược và giải pháp tuyển dụng sinh viên quốc tế
Nguồn: Các giải pháp tuyển sinh của QS
Dựa vào biểu đồ trên, các trường đại học có thể hiểu những tác động ảnh hưởng tới tuyển sinh quốc tế khi động thái mới xuất hiện. Theo Chỉ số độ nhạy với Brexit của QS (một phần của ISS năm nay):
Học sinh từ khắp Bắc Phi và Trung Đông, ngoài học sinh từ Các nước Thịnh vượng chung, có nhiều khả năng quan tâm đến triển vọng học tập tại Vương quốc Anh bởi vì Brexit. Để biết thêm thông tin, vui lòng bấm vào đây để xem báo cáo đầy đủ.
Hơn một phần ba (36%) sinh viên ở EU tuyên bố ít có khả năng học tại Vương quốc Anh vì Brexit. Con số này cho thấy số lượng sinh viên EU chọn một điểm đến học tập không phải Vương quốc Anh là khoảng 20.000. Nguy cơ suy giảm của nhóm sinh viên này tạo ra mối đe dọa tài chính đáng kể cho các trường đại học Vương quốc Anh và sẽ đưa số lượng sinh viên EU ở Anh xuống mức thấp nhất trong ít nhất năm năm.
Khi động thái mới xuất hiện, có khả năng các trường đại học Anh Quốc sẽ tận dụng lợi ích tăng cao từ các du học sinh quốc tế đến từ các khu vực nhất định sau Brexit.
Việc thông báo rõ ràng chi phí hậu Brexit có thể giảm khả năng thiếu hụt sinh viên từ các nước châu Âu -EU
Nghiên cứu năm nay cho thấy sinh viên EU lo ngại về khả năng tài chính của Vương quốc Anh – một điểm đến du học – sau khi Anh rời EU. Việc thiếu thỏa thuận dài hạn về số tiền sinh viên EU sẽ phải chi trả làm gia tăng lo ngại này.
Chỉ 6/10 sinh viên EU đủ điều kiện nhận các khoản hỗ trợ tài chính và học phí tương đương với sinh viên nội địa bắt đầu từ năm học 2019/2020.Việc thông báo rõ ràng chi phí và học bổng cho sinh viên EU có thể giảm bớt lo ngại về khả năng tài chính khi du học tại Anh Quốc và hỗ trợ tuyển sinh hậu Brexit.
Paul Raybould, Giám đốc Marketing & Tin tức thị trường tại QS, cho biết: “Tại QS, chúng tôi hoan nghênh cam kết đảm bảo giữ nguyên phí nhà ở và trợ giúp tài chính trong suốt khóa học của Chính phủ đối với sinh viên EU bắt đầu từ năm học 2020/21.“Khả năng tài chính khi du học Anh là mối quan tâm hàng đầu của các sinh viên EU bị từ chối không được du học do Brexit. Tuy nhiên, việc không có bất kỳ thỏa thuận dài hạn nào về chi phí mà sinh viên EU sẽ phải trả bắt đầu từ năm học 2021/22 là một rào cản đáng kể trong việc giảm bớt mối lo ngại tài chính cho một số lượng lớn sinh viên.“những hiểu biết sâu sắc của chúng tôi khi Khảo sát Sinh viên Quốc tế gợi ý rằng 4/10 sinh viên EU không biết rằng những người bắt đầu vào học năm 2019/20 sẽ đủ điều kiện hỗ trợ chi phí nhà ở. Chính phủ và ban ngành cần thông báo chi phí cho sinh viên EU hậu, nhằm giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng cho sinh viên EU do Brexit gây ra”Nền giáo dục đại học Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới, được tôn vinh cả về chất lượng giảng dạy và kinh nghiệm mà nó có thể cung cấp cho sinh viên quốc tế trong tương lai. Sinh viên quốc tế cảm thấy được chào đón và được truyền cảm hứng để học tập tại Vương quốc Anh. Đứng trước sự không chắc chắn của Brexit và chính sách mới, các trường đại học Anh Quốc buộc phải hiểu các động lực và thái độ của thị trường để đảm bảo tăng cường tuyển sinh quốc tế.
Số lượng sinh viên tăng nhờ tăng thời gian được ở lại Anh làm việc và cơ hội có việc làm sau tốt nghiệp.
Các chính sách nhập cư đưa ra một con đường tăng trưởng xuất khẩu giáo dục đại học quốc tế thông qua chống lại những nhận thức tiêu cực xung quanh Brexit, củng cố thông điệp “Vương quốc Anh đang thực sự chào đón sinh viên quốc tế”.
Hơn 3/4 (77%) số người được khảo sát cho rằng việc tăng thời gian ở lại sau tốt nghiệp từ 4-12 tháng sẽ khiến họ cân nhắc việc học tập tại Vương quốc Anh. Điều này tương đương với 2,4 tỷ bảng học phí đại học chỉ tính riêng năm đầu tiên.Chính phủ mới đây đã công bố Chiến lược giáo dục quốc tế, đề xuất tăng thời gian ở lại sau tốt nghiệp (gia hạn visa Anh) từ 4 lên 6 tháng dành cho sinh viên bậc Cử nhân và Thạc sĩ. Nghiên cứu này cho thấy việc kéo dài thời gian ở lại sau tốt nghiệp có thể là một cách hiệu quả gia tăng xuất khẩu giáo dục quốc tế. Để thấy rõ lợi ích của các thay đổi trong chính sách, các trường đại học nên quảng bá cơ hội này cho sinh viên trong các tài liệu truyền thông.Hơn nữa, kết quả và các kĩ năng có được sau tốt nghiệp mới là chìa khóa hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, giúp họ lựa chọn khóa học cung cấp bước đầu tiên hướng tới con đường sự nghiệp đã chọn.Cân nhắc về nghề nghiệp quan trọng nhất đối với sinh viên là có được kinh nghiệm quốc tế và cơ hội học các kỹ năng mới.Sinh viên không chỉ mong muốn vào các trường đại học có tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp cao mà còn có thể bước chân vào ngành nghề yêu thích và kịp thời.
Rt Hon Nicky Morgan MP, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thư ký của Nhóm Nghị viện tất cả các đảng (APPG) cho sinh viên quốc tế, cho biết:
“Tôi rất hoan nghênh báo cáo của QS đã đóng góp quan trọng vào cuộc thảo luận về chính sách nhập cư trong tương lai, phản ánh tầm quan trọng của sinh viên quốc tế đối với các trường đại học và nền kinh tế của chúng tôi.Tôi đặc biệt ủng hộ khuyến nghị của chính phủ kéo dài việc ở lại sau tốt nghiêp hơn sáu tháng của sinh viên, đã được đề xuất trong Chiến lược giáo dục quốc tế. Tất nhiên, khuyến nghị này bổ sung Dự luật Di trú mà tôi đã đồng ký, do cựu Bộ trưởng Đại học, Jo Johnson, đảm bảo rằng sinh viên quốc tế có thể làm việc tại Anh trong hai năm sau khi tốt nghiệp.”
Phương Hiền dich