Vì sao quá khó khăn cho bác sĩ hiểu được cái đau đớn của bạn.

English: Why it’s so hard for doctors to understand your pain

Chúng ta đều là con người, nhưng không phải tất cả đều như nhau.

Mỗi người có một sự trải qua đau đớn khác nhau, từ góc độ cảm xúc cũng như góc độ vật lý, và phản ứng đối với đau đớn khác nhau. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ như chính tôi cần đánh giá bệnh nhân trên cơ sở cá nhân và tìm phương pháp tốt nhất để điều trị cho họ.

Tuy nhiên ngày này các bác sĩ đang bị áp lực phải hạn chế chi phí và quy định điều trị dựa trên những nguyên tắc chuẩn hóa. Một lỗ hổng lớn nhất trong sự trải qua đau đớn của bệnh nhân và sự giới hạn của cách điều trị “một cỡ vừa cho tất cả” mà các bác sĩ có thể cung cấp.

Những lo lắng về nạn dịch thuốc phiện làm cho vấn đề trở nên xấu hơn. Thuốc phiện – bao gồm heroin và fentanyl – đã giết chết hơn 42,000 người tại Mỹ vào năm 2016. Bốn trong mười cái chết đó liên quan đến thuốc giảm đau như hydrocodone và oxycodone. Các bác sĩ ngày càng không muốn kê đơn thuốc giảm đau, lo sợ sự thẩm tra của chính phụ hoặc các vụ kiện do sơ suất trong hành nghề.

Điều này có khiến cho bệnh nhân trải qua đau đớn nằm ngoài tiêu chuẩn? Làm thế nào các bác sĩ trong tất cả các chuyên môn có thể xác định những bệnh nhân này và quản lí sự đau của họ tốt nhất trong khả năng của chúng tôi, ngay cả khi nghu cầu của bệnh nhân không khớp với kì vọng hoặc kinh nghiệm của chúng tôi?

Sự khác biệt về đau đớn

Sự đau đớn là một phần tự nhiên của việc chữa lành. Tuy nhiên đau đớn có thể thay đổi tùy thuộc vào ai đang trải qua nó.

Hãy bắt đầu với câu hỏi trong nhiều năm làm bối rối  các bác sĩ có chuyên môn về gây mê: Liệu người có tóc đỏ có yêu cầu gây mê nhiều hơn các bệnh nhân khác? Chỉ là giai thoại, rất nhiều nhà gây mê nghĩ như vậy, tuy nhiên rất ít người coi đây là câu hỏi nghiêm túc.

Cuối cùng, nghiên cứu đã kiểm tra phụ nữ có tóc đỏ tự nhiên so với phụ nữ có mái tóc đen tự nhiên khi được gây mê dưới tiêu chuẩn chung. Đủ chắc rằng, hầu hết phụ nữ có tóc đỏ yêu cầu gây mê nhiều hơn trước khi họ không phản ứng với cú sốc điện vô hại nhưng gây khó chịu. Phân tích AND cho thấy gần như tất cả những người tóc đỏ đều có đột biến trong gen cảm ứng melanocortin – 1 gen được nhận, đó là nguồn gốc của sự khác biệt trong sự trải qua đau đớn.

 

Các chuẩn mực văn hóa cũng có thể xác định được cách các nhóm người khác nhau phản ứng với đau đớn ra sao. Ví dụ như ở Mỹ, con trai chơi thể thao và những chàng trai trẻ trong huấn luyện quân sự đã được khuyến khích hành động kiên cường và “lắc nó lên” khi bị đau, trong khi điều được xã hội chấp nhận là con gái và phụ nữ để phản ứng mang tính cảm xúc trong các hoàn cảnh tương tự. Kết quả là , nhân viên y tế có thể vô thức cho rằng những phàn nàn của nam giới về sự đau đớn là nghiêm trọng hơn, cho rằng một người đàn ông hẳn phải chịu đau nghiêm trọng nếu ông ta đang phàn nàn về mọi thứ.

Nhiều người tin rằng sự đau đớn của phụ nữ thường xuyên bị bỏ qua, và thường đổ lỗi cho hoocmon hoặc là hệ thần kinh. Phụ nữ thường trải qua fibromyalgia, bệnh hệ thống miễn dịch bao gồm lupus và viêm khớp, và đau nửa đầu, trong số các điều kiện đau đớn khác có thể khó kiểm soát. Gần đây, nghiên cứu đã chỉ ra giải thích di truyền cho tại sao những điều kiện này tấm công phụ nữ thường hơn là nam giới.

Có nhiều phụ nữ hơn nam giới có ít nhất 1 đơn thuốc cho phiện giảm đau vào năm 2016. Mặc dù phụ nữ ít có khả năng chết vì quá liều thuốc phiện, họ có khả năng trở nên phụ thuộc vào đơn thuốc phiện nhanh hơn so với nam giới.

Vấn đề chủng tộc và dân tộc cùng đóng vai trò trong kinh nghiệm về đau đớn. Việc điều trị đau đớn không như nhau, thậm chí đau đớn liên quan tới ung thu, trong số các bệnh nhân thuộc nhóm thiểu số (da đen, da đỏ, gốc Tây Ba Nha La Tinh, châu Á….) là một phần của di sản bi thảm phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Năm 2009, một bài viết đánh giá chính kết luân rằng “sự chênh lệch chủng tộc và dân tộc trong các ca đau đớn cấp tính, và đau đớn ung thư mãn tính, và chăm sóc đau giảm nhẹ tiếp tục tồn tại”. Ví dụ, bệnh nhân nhóm thiểu số đã trình bày cho các phòng cấp cứu khi bị đau bụng thì khả năng để nhận được thuốc giảm đau ít hơn là 22% – 30% so với bệnh nhân da trắng khi họ phàn nàn.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ít nhạy cảm với đau đớn hơn là bênh nhân da đen và bệnh nhân gốc Tây ban nha, những sự bất bình đẳng vẫn đang tồn tại.  Các khuôn mẫu điển hình của bệnh nhân Bắc Âu có thể có cơ sở trong di truyền học hơn là cá tính. Các bệnh nhân thuộc nhóm thiểu số đã cho thấy có ngưỡng chịu đau cấp tính thấp hơn và rẳng họ cần thêm thuốc để đủ làm giảm đau.

 Hy vọng của nghiên cứu di truyền

Phỏng đoán của tôi là những thập kỉ tới đây sẽ mang đến một sự bùng nổ trong nghiên cứu chiếu rọi vào các cơ chế di truyền đằng sau sự từng trải đau đớn. Sự khác biệt di truyền có thể giải thích vì sao một số bệnh nhân phát triển một số bệnh trong khi những người khác, cũng tiếp xúc với cùng yếu tố môi trường, thì không bao giờ có bệnh. Một số bệnh nhân chắc chắn nhạy cảm với đau đớn nhiều hơn hơn những người khác, dựa trên các yếu tố di truyền mà cộng đồng y tế chưa hiểu được.

Tại UCLA, nơi tôi làm việc, Viện Sức Khỏe lấy mẫu máu từ hầu hết các bệnh nhân phẫu thuật. Bằng cách phân tích dữ liệu di truyền của bệnh nhân, chúng tôi hy vọng giải thích được tại sao các bệnh nhận thường xuyên phản ứng khác nhau sau cùng một loại phẫu thuật, chấn thương hoặc bệnh tật.

Hơn nữa, cơn đau mãn tính có liên quan tới những thay đổi lâu dài trong biểu hiện gen ở hệ thống thần kình trung ương. Nói một cách đơn giản, trải qua đau đớn làm thay đổi hệ thống thần kinh của bệnh nhân ở cấp độ phân tử. Những thay đổi này được liên kết với các biểu hiện hành vi của nỗi đau. Các yếu tố cảm xúc – bao gồm tiền sử căng thẳng hoặc trầm cảm trước đó – làm tăng khả năng bệnh nhân sẽ bị lệ thuộc vào thuốc phiện sau khi trải qua cơn đau.

Các bác sĩ giỏi nhất có thể làm trong thời gian ngắn là tôn trọng những gì bệnh nhân nói với chúng tôi và cố gắng hiểu rõ hơn về bất kì thành kiến nào của chúng tôi có thể khiến chúng tôi đánh giá thấp việc từng trải đau đớn của bệnh nhân.

Dịch bởi Nguyễn Việt Hoàng, British University Vietnam

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s