Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?

Chí Nhân – 21/02/2023 07:54 GMT+7

TN – Mỹ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây và hiện đã rớt xuống hạng 3 sau Trung Quốc và EU.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tất cả các thông số chính của xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 1.2023 đều ở mức âm sâu. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước.

Giảm 81% Mỹ xếp sau Trung Quốc và EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam - Ảnh 1.
Thị trường Mỹ giảm mạnh

Giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1 chỉ đạt 9,84 triệu USD, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước và 40% so với tháng trước. Giá trung bình xuất khẩu chỉ đạt 2,97 USD/kg, giảm 34% so với cùng kỳ 2022.

Tiếp tục đọc “Người Mỹ không còn thích ăn cá tra Việt Nam?”

Ngành tre Việt Nam trước thách thức hội nhập

VNE – Chu Khôi 06:00 19/08/2022

Với gần 1,6 triệu ha diện tích tre luồng, nhưng xuất khẩu sản phẩm từ tre hàng năm mới đem về chưa đến 400 triệu USD và chỉ chiếm 3% trong thương mại tre toàn cầu. Sản phẩm ngành tre Việt Nam vẫn tỏ ra yếu thế khi cạnh tranh với các đối thủ về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công nghệ kém và thiếu tính sáng tạo…

 “Rổ, rá” mây tre vươn ra thế giới
“Rổ, rá” mây tre vươn ra thế giới

Câu chuyện về đầu ra cho cây tre được làm “nóng” tại hội thảo “Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 4/8/2022.

Tiếp tục đọc “Ngành tre Việt Nam trước thách thức hội nhập”

Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân. 

Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.

“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.

Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.

Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.

Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.

Tiếp tục đọc “Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?”

Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (3 bài)

Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (Bài 1)

Báo Lâm Đồng – Cập nhật lúc 06:05, Thứ Sáu, 20/09/2019 (GMT+7)

LTS: Sau hơn 10 năm Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), trên cả nước đã có hàng trăm giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, công tác bảo hộ giống cây trồng đang có chuyển biến tích cực, một số giống cây đã được đăng ký bản quyền, song trên thực tế, tình trạng xâm phạm bản quyền giống cây trồng tiếp tục diễn ra khá phổ biến và chưa được quản lý, bảo hộ nên tạo ra điểm “nghẽn” trong hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh. 

Bùng nhùng cây giống bản quyền

Ðối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hướng đến hoạt động xuất khẩu thì yếu tố bản quyền về giống là điều kiện tiên quyết để tạo nên thành công. Tuy nhiên, những năm qua, việc xâm phạm bản quyền giống đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại tỉnh Lâm Ðồng. Thực tế này đã và đang tạo nên sự thiếu minh bạch trong ngành Nông nghiệp khi giống kém chất lượng mặc sức tung hoành…  

Doanh nghiệp nhập và sản xuất giống có bản quyền, được bảo hộ chỉ sau 1 – 2 vụ đã bị sao chép, sản xuất tràn lan trên thị trường nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để

Tiếp tục đọc “Vấn nạn xâm phạm bản quyền và điểm “nghẽn” xuất khẩu nông sản (3 bài)”

Cần rút bài học gì từ thương vụ bị lừa đảo hơn 500 tỉ đồng từ Ý?

Lê Thị Thanh Tâm* – LS. Lê Trọng Thêm**

16/03/2022 21:53

(KTSG Online) – Thương vụ lừa đảo 100 container hạt điều có giá trị khoảng hơn 20 triệu đô la Mỹ đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Các thương nhân ngành điều cầu cứu khắp nơi và ngóng trông tin tức về số phận các container điều đang lênh đênh trên biển đến cảng nhận hàng tại nước Ý xa xôi.

Thương vụ Sứ quán Việt Nam tại Ý làm việc với ngân hàng Banca di Credito Popolare tại Napoli liên quan vụ 100 container hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Tiếp tục đọc “Cần rút bài học gì từ thương vụ bị lừa đảo hơn 500 tỉ đồng từ Ý?”

“Mua chai thuốc trừ cỏ độc hại cũng dễ như mua chai nước”

TRẦN MẠNH 5/12/2021 7:00 GMT+7

TTCT “Không thể có nông sản an toàn mà vẫn cấp phép tràn lan cho sản xuất và kinh doanh hóa chất độc hại, không thể có nền nông nghiệp sinh thái chỉ dựa vào lời kêu gọi của lãnh đạo cấp cao ngành nông nghiệp. Cần phải mạnh tay với chất cấm, loại bỏ chất độc ra khỏi ruộng đồng VN thì mới có nông sản sạch, mới có thể tăng giá trị nông sản trong thời gian tới” – TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, trao đổi với TTCT.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa. Ảnh: NVCC

Tiếp tục đọc ““Mua chai thuốc trừ cỏ độc hại cũng dễ như mua chai nước””

Năm đầu thực hiện EVFTA: Vẫn là vấn nạn dư lượng hóa chất

Nguyễn Duy Nghĩa – 29/11/2021 10:42

(KTSG) Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) là một trong số các FTA thế hệ mới có tầm ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam, vì EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của ta và vì đó được xem là cái gạch nối giữa quá khứ với hiện tại giữa hai bên, được đặt nền móng từ nhiều thế kỷ trước bởi các đoàn tàu buôn của châu Âu tới các thương cảng Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Bến Nghé của ta. Có lẽ vậy, dù mới khởi động EVFTA đã tạo nhiều dấu ấn.

VGP News :. | Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh  nghiệp Việt Nam | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tiếp tục đọc “Năm đầu thực hiện EVFTA: Vẫn là vấn nạn dư lượng hóa chất”

“Ðiểm nóng” Kiên Giang

NDCT – Thứ Bảy, 16-10-2021, 09:32

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác hải sản.

Kiên Giang hiện là địa phương có số lượng tàu khai thác hải sản đứng đầu cả nước, với khoảng 10 nghìn tàu; trong đó gần 4.000 tàu có kích thước từ 15m trở lên, hoạt động đánh bắt xa bờ. Thực tế từ địa phương này cho thấy, không thể chỉ ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm IUU trên… giấy!

Tiếp tục đọc ““Ðiểm nóng” Kiên Giang”

Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?

Thứ Ba, 11:56, 13/07/2021

VOV.VNNếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “Thẻ đỏ”.

Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)
Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)

Tiếp tục đọc “Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?”

Vì sao chưa đến 1% xoài Việt Nam sang TQ chính ngạch?

(Thị trường) – Câu chuyện quả xoài cho thấy tình trạng đã tồn tại mấy chục năm qua ở Việt Nam: có gì bán nấy, bán đổ bán tháo. Dù xoài là một trong 9 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc hiện nay (cùng với thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt), song lượng xoài sang Trung Quốc theo con đường này lại rất thấp. Theo thông tin tại báo cáo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị xoài tại ĐBSCL” tổ chức hôm 12/4 tại Đồng Tháp và được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại, xuất khẩu xoài hàng năm đạt khoảng 160.000-170.000 tấn, trong đó, có 94% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo báo cáo này, trong số 94% sản lượng xoài được xuất khẩu sang Trung Quốc, thì chỉ có 0,08% (tương đương 141 tấn) được xuất khẩu theo đường chính ngạch, tức có đến trên 99% xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang quốc gia tỷ dân này (số liệu được ghi nhận vào năm 2019). xét.
Vi sao chua den 1% xoai Viet Nam sang TQ chinh ngach?
Xoài Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu vẫn theo con đường tiểu ngạch. Ảnh minh họa
Tiếp tục đọc “Vì sao chưa đến 1% xoài Việt Nam sang TQ chính ngạch?”

Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè

cssk – 24/09/2020 – 10:36 AM

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo đánh giá, khoảng 90% sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập… Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, ngành Chè đang áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng thương hiệu chè Việt trên thế giới.

Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè
Ảnh minh họa: Nguồn internet

Tiếp tục đọc “Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè”

Vietnam aims to become processed agricultural product exporter

SGGP Friday, January 08, 2021 16:49

Last year, the agricultural sector had 16 projects on processing and preserving agricultural, forestry, and aquatic products with a total investment of about VND17.3 trillion. Generally, in the past four years, 67 factories had been put into operation. The agricultural sector strives to make processed agricultural products account for 30 percent of the total export value of the industry by 2030, and gradually turn Vietnam into one of the countries where processed agricultural products account for a large proportion.

Processing jackfruit for export at Vinamit Company in Binh Duong Province. (Photo: SGGP)

Processing jackfruit for export at Vinamit Company in Binh Duong Province. (Photo: SGGP) Tiếp tục đọc “Vietnam aims to become processed agricultural product exporter”

Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu

Tết này 250 công nhân trang trại chuối ở Vụ Bổn- xã vùng nghèo sâu Tây Nguyên ăn tết vui tươi đầm ấm, vì đã có mức lương “lý tưởng” và giao thông thuận lợi hơn mọi xuân trước. 

Ngày giáp tết, ông Hồ Thái Bình-Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần KD Green Farm đưa ông Mai Đình Thọ-Phó bí thư huyện ủy Krông Pắk và phóng viên Tiền Phong đi thực tế dự án trồng chuối xuất khẩu.

Ông Hồ Thái Bình (bên phải) đưa ông Mai Đình Thọ (giữa) và tác giả tham quan trang trại chuối 100 ha của Công ty.

Tiếp tục đọc “Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu”

Trái cây Việt Nam vươn ra thị trường thế giới

Kết quả hình ảnh cho Trái cây Việt Nam vươn ra thị trường thế giới
Hồng Nhung – Thanh Trà – Vietnam plus 

Với mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2019, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ như xây dựng vùng nguyên liệu trái cây có chất lượng ổn định, phục vụ cho hoạt động chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường trái cây Việt, tăng khả năng cạnh tranh cho trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới lẫn thị trường nội địa…

Các nhiệm vụ này đều nhằm thúc đẩy ngành hàng trái cây Việt Nam trở thành một trong những ngành hàng chiến lược của nền nông nghiệp.

Trái cây Việt Nam hiện đã có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới, mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm. Để có thể giữ được mức tăng trưởng này, toàn ngành đã đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm trái cây đa dạng, thay vì chỉ xuất khẩu trái cây tươi, thời gian bảo quản ngắn như hiện nay. Tiếp tục đọc “Trái cây Việt Nam vươn ra thị trường thế giới”

Wake up and smell the cinnamon

vietnamnews – Update: September, 08/2019 – 08:13

A worker selects cinnamon to put into a package. Photos courtesy of Gia Chính

By Thanh An

Cinnamon might smell like Christmas to many in the West, but to some Vietnamese farmers, it smells like prosperity.

The spice has been long seen by farmers of Phong Dụ Thượng Commune in the northern province of Yên Bái as a path to escaping poverty.

In recent years, demand for cinnamon has become greater than ever and has helped many households in the province’s Văn Yên District get a better life.

Bearing that in mind, the province has developed an organic cinnamon platform, focusing on building an agricultural sustainable chain from this valuable spice. Tiếp tục đọc “Wake up and smell the cinnamon”