Ký sự tà dâm nơi cửa Phật ở chùa Biện Sơn (2 bài)

DV – Sự thật “sốc” theo đúng nghĩa đen, khi phóng viên liên tục bị gạ dâm, quấy rối, thậm chí làm những trò mà không thể mô tả ra trong bài viết này.

Tiếc thay, những hành động và dấu hiệu về một cuộc sống thác loạn, biến thái, buông thả vô lối lại có ở chính những vị sư phụ trách chùa, thậm chí cả vị Thượng tọa đang trụ trì ngôi chùa nổi tiếng. Nhưng phải xin khẳng định ngay từ đầu, đây là hiện tượng cá biệt “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xin bắt đầu bằng câu chuyện của Thượng tọa Thích Minh Pháp, Uỷ viên Ban Văn hóa – Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Uỷ viên Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh Hội Phật giáo Vĩnh Phúc; Chánh Đại diện Phật giáo huyện Yên Lạc, Trụ trì ngôi chùa Biện Sơn – một Di tích Quốc gia nổi tiếng.

Tiếp tục đọc “Ký sự tà dâm nơi cửa Phật ở chùa Biện Sơn (2 bài)”

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)

***

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo

23/09/2019 – 07:00

PNO – Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo – Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng, chúng tôi đã lạc vào ‘rừng thông tin’ chính thống và không chính thống.

Xem clip: Clip sư thầy gạ gẫm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM tại link gốc của bài

Dieu tra doc quyen: Sun Group, Dia Nguc Tu va ma tran chiem linh rung quoc gia Tam Dao
Ông Toàn dẫn phóng viên vào thất định làm trò đồi bại

Lời tòa soạnTừ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).

Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là “trời”, bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…

Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.

Công bố loạt điều tra độc quyền về sự việc coi trời bằng vung của Tập đoàn Mặt trời, ngoài những con số đớn đau, những tâm sự nát lòng của giới nghiên cứu, chúng tôi cũng có lời xin lỗi bạn đọc về một số chi tiết hơi phản cảm trong bài, nhưng không còn cách nào khác, bởi sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất. Tiếp tục đọc “Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo (7 bài)”

Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc

FUSHIHARA HIROTA 22/3/2021 13:05 GMT+7

TTCTKết luận của Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm và sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho thấy chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có vấn đề từ gốc.

 Lao động nước ngoài tại Nhật thường làm những công việc nặng nhọc. Ảnh: NIKKEI

“Không xây dựng được chiến lược, kế hoạch”, “Chậm”, “Chưa thực sự quan tâm đúng mức” “Không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới”, “không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản”… là một vài điểm trong số rất nhiều điều sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH cũng như của Cục Quản lý lao động ngoài nước mà Thanh tra Chính phủ trong bản kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên đưa ra ngày 4-3 vừa qua đã nêu rõ.

Vì bản kết luận thanh tra có nêu nhiều điểm về xuất khẩu lao động Việt Nam tới Nhật Bản, tôi muốn nhìn lại những vấn đề tồn tại về chế độ và thực tế liên quan đến người lao động Việt Nam ở Nhật Bản. Tiếp tục đọc “Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải? – 3 bài

***

Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải?: Đua tranh lấn chiếm ‘hòn ngọc giữa thiên nhiên’

24/09/2018, 08:41 (GMT+7) Trên địa giới hành chính, hồ Đại Lải hiện thuộc quản lý của xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tuy nhiên, từ nhiều năm nay, ngay cả những cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ diện tích chính xác của hồ còn lại bao nhiêu?

Từ năm 1959, hàng triệu ngày công của lực lượng chủ yếu là thanh niên xung phong đã biến hồ Đại Lải trở thành hồ nhân tạo lớn hàng đầu miền Bắc để phục vụ mục đích sản xuất. Hồ Đại Lải trở thành công trình biểu tượng lao động của con người. Tuy nhiên, kể từ khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc qui hoạch thêm mục đích du lịch, dịch vụ, hàng loạt dự án đổ bộ, xâm lấn đang biến “hòn ngọc giữa thiên nhiên” trở thành “chiếc bánh” vô cùng hấp dẫn… Những chủ đầu tư các dự án đã và đang tìm đủ mọi cách “xẻ thịt” lòng hồ nhằm trục lợi.

15-48-12_dl1
Hàng loạt công trình đang được xây dựng trong khu vực lòng hồ Đại Lải

Trên địa giới hành chính, hồ Đại Lải hiện thuộc quản lý của xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tuy nhiên, từ nhiều năm nay, ngay cả những cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ diện tích chính xác của hồ còn lại bao nhiêu. Nguyên nhân bởi có quá nhiều dự án xây dựng ở khu vực xung quanh và hàng loạt hành vi xâm lấn… Tiếp tục đọc “Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải? – 3 bài”

Tập đoàn FLC và chuỗi sai phạm

Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

VNA – 10/07/2018 00:01 GMT+7

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao, cụ thể như tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong việc thực thi những cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiểm trong sách đỏ.


Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng nguy cấp (EPRC) Cúc Phương hiện đang có 6 loài linh trưởng quý hiếm mà không nơi nào trên thế giới nuôi nhốt bảo tồn được. Ảnh: Công Đạt
Tiếp tục đọc “Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”