Việt Nam 1945-1995 – Phụ Lục

Quay về Mục Lục

Phụ Lục A: Tờ Chiếu của Vua Bảo Đại sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh

Ba ngày sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và hai ngày trước khi Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, Vua Bảo Đại tuyên cáo với quốc dân, xác định tư cách độc lập của Việt Nam, nhưng tiên liệu việc Pháp có thể theo chân Đồng Minh về tái chiếm Đông Dương. Ông kêu gọi tất cả mọi người yêu nước giúp ông lập chính phủ mới để “đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc. ” (Khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim vừa từ chức.) Trước tình hình chính trị sôi động ở trong nước, Vua Bảo Đại đã có một lời nói lịch sử: “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.” Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Phụ Lục”

Việt Nam 1945-1995 – Lời kết

Quay về Mục Lục

LỜI KẾT

GS Lê Xuân Khoa

Không có một chủ nghĩa chính trị nào là chân lý tuyệt đối. Mọi học thuyết hay chủ nghĩa do con người lập ra, dù của những đầu óc siêu việt đến đâu, cũng chỉ có giá trị tương đối trong những hoàn cảnh xã hội nhất định, hoặc chỉ có một số yếu tố tồn tại với thời gian vì chúng phản ánh những nguyên lý cơ bản về đạo đức và trí tuệ của loài người… Bởi vậy, bất cứ một học thuyết hay chủ nghĩa chính trị nào tự tuyên dương mình là chủ nghĩa duy nhất có giá trị vĩnh viễn thì sẽ hoàn toàn sai lầm, và sẽ gây nên hậu quả vô cùng tai hại. Đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Làm thầy thuốc mà lầm thì có thể giết chết một bệnh nhân, làm chính trị mà lầm thì có thể giết hại một dân tộc, làm văn hoá tư tưởng mà lầm thì có thể giết hại nhiều thế hệ.” Độc tôn về chính trị và tư tưởng sẽ đưa đến độc tài, bắt mọi người phải tuân phục một chủ nghĩa duy nhất và một chế độ duy nhất, loại trừ tất cả những người có những suy nghĩ khác biệt. Rốt cuộc, vì sai lầm chồng chất, các chế độ độc tài đều sẽ phải sụp đổ. Điều này đã được chứng minh quá rõ ràng qua kinh nghiệm của nhiều nước độc tài trên thế giới, cộng sản hay không cộng sản, trong những thập kỷ vừa qua.

….

Quyền lực và lợi lộc nếu biết chia sẻ thì nhà cầm quyền vẫn có phần một cách chính đáng. Quyền lực và lợi lộc không thể mãi mãi giữ độc quyền, và điều chắc chắn là không thể đem theo sang thế giới bên kia. Đã có nhiều trường hợp cho thấy hậu quả tai hại xảy ra cho những chế độ độc tài, cộng sản hay không cộng sản, trong khi những người cầm quyền còn tại chức. Thành tích tốt hay xấu của những người lãnh đạo sẽ được nhân dân đánh giá công minh và được lịch sử ghi chép thành văn hay truyền khẩu cho đến muôn đời sau. Có những nhà lãnh đạo nào đã tự hỏi mình: Nên để lại tiếng thơm hay tiếng xấu cho hậu thế? Bách thế lưu phương hay Lưu xú vạn niên?

Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Lời kết”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 10: Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia

Quay về Mục Lục

Chương 10: Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia

GS Lê Xuân Khoa

Càng cần hoà giải hơn nữa khi đất nước đang ở một khúc ngoặt lịch sử quan trọng trong những tương quan quốc tế mới đòi hỏi sự đóng góp của mọi nguồn nhân lực và tài lực ở trong và ngoài nước. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi mọi người đều nhìn nhận rằng trong cuộc chiến tranh quốc gia-cộng sản, các chiến sĩ ở cả hai bên đều chiến đấu vì lòng yêu nước nhưng cũng bị biến thành công cụ của những thế lực quốc tế. Vì vậy, mọi người cần phải rút ra được bài học của quá khứ, thẳng thắn nhìn nhận các sai lầm và dẹp bỏ hận thù để cùng nhau đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng tụt hậu và trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và tiến bộ. Bởi vì sự thật đau lòng là cuộc chiến tranh tàn phá nhất và giết nhiều người nhất trong lịch sử Việt Nam thực tế là một cuộc chiến mà tất cả mọi phe đều thua, và nạn nhân chính vẫn là dân tộc và đất nước Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 10: Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản

Quay về Mục Lục

GS Lê Xuân Khoa

McNamara sang Việt Nam gặp Võ Nguyên Giáp để bàn việc tổ chức những buổi đàm thoại Mỹ-Việt với mục đích cùng xem xét những trường hợp mà mỗi bên có thể đã có những điều ngộ nhận về đối phương của mình, do đó đã lấy những quyết định sai lầm trong thời gian chiến tranh và để lỡ cơ hội hòa bình. Tướng Giáp đã phản ứng quyết liệt khi khẳng định rằng “Chúng tôi không hiểu lầm các ông. Các ông là kẻ thù muốn tiêu diệt chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống các ông và “bù nhìn” của các ông để thống nhất xứ sở.” Khi McNamara đưa vụ Maddox ra làm thí dụ về chuyện hiểu lầm, Võ Nguyên Giáp ngắt lời, “Chúng tôi hiểu đúng các ông… Các ông hành động phá hoại để có cớ tham chiến thay cho chính phủ Sài-gòn bất lực.” Nói về các cơ hội hòa bình, tướng Giáp lại quả quyết “Không có vấn đề bỏ lỡ cơ hội đối với chúng tôi… Tôi đồng ý là các ông đã để lỡ cơ hội và các ông cần phải rút ra các bài học.”5

Đúng là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. May mắn thay là cuối cùng tướng Giáp đã bằng lòng đưa đề nghị của McNamara vào nghị trình thảo luận. Cũng may mắn là tướng Giáp không tham dự các buổi thảo luận trong đó một số nhân vật miền Bắc đã phát biểu khác với ông, nhìn nhận có những trường hợp Bắc Việt không kiểu đúng ý định và lề lối làm việc của Mỹ, có những khó khăn từ phía “bạn”, và đáng lẽ đã có thể lấy quyết định thương thuyết sớm hơn. – GS Lê Xuân Khoa

Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ

Quay về Mục Lục

Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ

GS Lê Xuân Khoa

“… nếu dân tộc ta không phải chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh và nếu Việt Nam không theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì xứ sở đã được hiện đại hoá từ lâu và Việt Nam ngày nay có thể đã trở thành một trong những con rồng của Á châu. Ôn lại kinh nghiệm về những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của mỗi phe lâm chiến trong suốt thời kỳ từ 1945 đến 1975 qua hai cuộc chiến tranh, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học lịch sử cần thiết cho những thế hệ sau trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước“. – Lê Xuân Khoa

Sự thể đã rõ ràng là sự sụp đổ của chính thể quốc gia ở miền Nam và chiến thắng của chính thể cộng sản miền Bắc là nguyên nhân trực tiếp của tị nạn 1975. Biến cố này đã xảy ra mau chóng hơn cả kế hoạch tổng tấn công mà các chiến lược gia Hà Nội dự tính phát động vào năm 1976. Tuy nhiên, cũng như chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), cuộc chiến lần thứ hai này đã đem lại nhiều kinh nghiệm khác nhau cho tất cả các phe liên hệ. Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa

Quay về Mục Lục

PHẦN BA: Nội chiến hay Chiến tranh Ủy nhiệm?

Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa

GS Lê Xuân Khoa

Tị nạn năm 1975 là kết quả của một cuộc tranh chấp hai mươi năm mà phe quốc gia gọi là cuộc chiến đấu chống chế độ cộng sản của dân tộc Việt Nam, còn phe cộng sản thì gọi là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy để cứu nước. Thực tế thì đây là một cuộc nội chiến giữa hai phe người Việt Nam theo đuổi những lý tưởng khác nhau, đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa hai khối quốc tế tư bản và cộng sản, với sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ.

Bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân của tị nạn 1975 cũng là tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến chiến tranh và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà. Trước hết cần minh xác rằng Pháp chỉ thực sự trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam (dù đây chỉ là phân nửa phía Nam) sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm đã loại trừ các lực lượng nổi loạn thân Pháp năm 1955 và đòi quân đội viễn chỉnh Pháp phải rút hết về nước vào đầu năm 1966. VNCH được thành lập vào tháng Mười 1955 và trở thành một thực thể chính trị có chủ quyền trên toàn lãnh thổ thuộc phía Nam vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh “quốc- cộng” lập tức được chuẩn bị theo chiều hướng là miền Bắc cương quyết thống nhất đất nước dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản, và miền Nam quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chống lại mọi hoạt động xâm nhập của miền Bắc. Trung Quốc và Liên Xô viện trợ VNDCCH, trong khi Hoa Kỳ viện trợ VNCH và trực tiếp tham chiến từ 1965 sau những cuộc khủng hoảng lãnh đạo liên tiếp ở miền Nam. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

Quay về Mục Lục

Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954

GS Lê Xuân Khoa

Ngày 23 tháng Bảy 1954, hai ngày sau khi bản thỏa hiệp đình chiến được ký kết tại Genève, Thủ tướng Pháp Mendès France ra trước Quốc Hội để báo cáo về kết quả hội nghị. Khi nhắc đến một điều khoản trong bản thỏa hiệp cho phép dân chúng ở Việt Nam được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình giữa hai miền Nam, Bắc, ông nói:

… Nếu chúng tôi không đòi được những đảm bảo đầy đủ cho điểm thỏa thuận này thì những cuộc thương thuyết ắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã đòi rằng bất cứ người nào ở vùng bên này hay bên kia tin rằng mình sẽ gặp nguy hiểm tại nơi cư trú hiện thời phải được phép di chuyển sang bên mà người đó nghĩ rằng mình sẽ được an toàn hơn.

Đây là lần đầu tiên một điều khoản về di chuyển như vậy —điều quan trọng trong một nước bị phân chia thành nhiều chủng tộc và tôn giáo và là nơi đáng lo ngại sẽ có những vụ trả thù— đã được chấp thuận bởi một nhà nước cộng sản.1 Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)

Quay về Mục Lục

Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)

GS Lê Xuân Khoa

… không cần phải nhắc lại những chính sách sai lầm về mặt đối nội như tiêu diệt địa chủ và khủng bố trí thức trong những năm đầu thập kỷ 1950 (xem chương Ba), nhưng cần phải phân tích một sai lầm chủ yếu về đối ngoại có ảnh hưởng tai hại cho Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là việc cầu viện Trung Quốc qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Hành động cầu viện và tiếp viện vẫn là chuyện bình thường giữa các nước đồng minh, nhưng đặc biệt trong mối quan hệ Việt-Trung, hành động này có những hậu quả phức tạp. Đối với Trung Quốc, Việt Nam đã mắc một món nợ quá lớn, lại có một thời kỳ bất hòa đưa đến cuộc chiến tranh mùa Xuân năm 1979,25 khiến Việt Nam sẽ phải trả bằng một giá rất cao trong một thời gian rất lâu nếu không có sự sụp đổ của khối Sô-Viết và các nước cộng sản Đông Âu vào giữa thập kỷ 1980. Vì nguy cơ chung, Việt Nam và Trung Quốc lại hòa giải với nhau, nhưng trong tiến trình này, Việt Nam lại đi theo Trung Quốc như một gương mẫu về đối nội và đối ngoại và đã để cho Trung Quốc có cơ hội lũng đoạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Lê Xuân Khoa

Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954)”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

Quay về Mục Lục

PHN HAI: Chiến tranh Chống Pháp và Tị nạn 1954

Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam

GS Lê Xuân Khoa

“… kết quả của hội nghị Genève chỉ là những bản thỏa hiệp về ngưng bắn ở ba nước Đông Dương đúng với sự mong muốn của Pháp. Cam-bốt và Lào trở thành những quốc gia trung lập và bộ đội Việt Minh phải rút hết về nước. Riêng Việt Nam bị cắt làm đôi dưới hai chính thể hoàn toàn đối lập để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác còn lâu dài và khốc liệt nhiều hơn nữa. Việc đảng Cộng sản Việt Nam phải nhờ cậy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Pháp cũng tạo thành một món nợ lớn khiến cho cả nước bị mắc kẹt trong lâu dài và phải trả bằng những giá quá đắt, từ việc phải rập khuôn mô hình cải cách ruộng đất “long trời lở đất”, “chỉnh huấn trí thức” và “trăm hoa đua nở” trong thập kỷ 1950. Hơn tám năm chiến tranh đã làm cho miền Bắc phải chịu những thiệt hại to lớn về nhân mạng, tài sản và lợi ích dân tộc để chỉ đạt được một thắng lợi hạn chế do sự ép buộc của chính đồng minh của mình. Tiếp đến cuộc chiến hai mươi năm tại miền Nam, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam còn phải mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn nữa”.

GS Lê Xuân Khoa

Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam”

VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất

Quay về Mục Lục

Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất

GS Lê Xuân Khoa

Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy, ông chạy về trung ương, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: “Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ và lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản và là mẹ một Chính ủy trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.” Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói ông Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này!

Thế nhưng không có gì động đậy theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ là đã quá chậm. Các phóng viên hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi. Lập luận của “những phái viên đặc biệt của Mao Chủ tịch” là: “Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối, nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố, xảo quyệt, tàn bạo, chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt, nhận rõ kẻ thù của mình, dù chúng dở thủ đoạn nào.”

Tôi hỏi ông Hoàng Quốc Việt vậy thì ông nghĩ sao về câu chuyện này? Lúc ấy là năm 1987, đã có “đổi mới”, “nói thẳng và nói thật”. Ông nói: “Đến bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ!”15 Tiếp tục đọc “VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài

Quay về Muc lục

Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài

GS Lê Xuân Khoa

Trong trường hợp Việt Nam, câu hỏi căn bản là: Liệu Hoa Kỳ có nên đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh và giúp cho Việt Minh thỏa hiệp được với Pháp hay không? (chẳng hạn thực thi hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba 1946).

Nếu câu trả lời là ‘có’ thì chuyện gì sẽ xảy ra cho chính phủ liên hiệp bất đắc dĩ lúc bấy giờ, nhất là khi các đảng phái quốc gia đã bị chính phủ Trùng Khánh bỏ rơi? Hồ Chí Minh, cũng như tất cả những người làm cách mạng chống Pháp, là một người yêu nước nhưng ông cũng chỉ tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản. Như vậy làm sao có hòa bình và ổn định giữa người Việt Nam với nhau, và giữa Việt Minh với Hoa Kỳ ? Giả thử Hồ Chí Minh thật tình ưa thích Hoa Kỳ vì lý tưởng tự do dân chủ và chủ trương của nước này giúp cho các nước nhỏ yếu được độc lập như ông đã bày tỏ nhiều lần58, liệu ông có thể tự do đi với Mÿ, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, bất chấp Liên Xô và Trung Quốc?” –  Lê Xuân Khoa

Chương trước đã nói đến hành động bội ước của các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa đối với các đảng phái không cộng sản do họ bảo trợ và có nhiệm vụ giúp thành lập một chính quyền quốc gia ở Việt Nam. Ở đây chỉ cần nói thêm về nguyên nhân của sự bội ước đó. Khi được Đồng Minh Mỹ, Anh, và Nga tại hội nghị Potsdam (tháng Bảy 1945) giao cho trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Đông Đương phía Bắc vĩ tuyến thứ 16, chính phủ Trùng Khánh đã quyết định nhân cơ hội này ngăn chặn Pháp tái chiếm thuộc địa cũ và giúp cho các nước Đông Dương trở thành những quốc gia độc lập thân Trung Hoa chống cộng sản. Ngay từ hội nghị Cairo tháng Mười Một 1943, khi được Tổng Thống Roosevelt ngỏ ý muốn giao Đông Dương cho Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch đã từ chối và cho biết ông chỉ muốn cùng với Hoa Kỳ giúp cho những quốc gia trong khu vực này được độc lập. Lúc đó, mối quan tâm lớn nhất của họ Tưởng ngoài cuộc chiến tranh chống Nhật là nguy cơ cộng sản Mao Trạch Đông. Bởi thế, ông muốn lấy cảm tình của các nước Đông Dương để được yên tâm về biên giới phía Nam. Ông cũng chỉ trích chính sách tham tàn của thực dân Pháp ở các xứ thuộc địa và tán thành ý kiến của Roosevelt về việc đặt Đông Dương dưới quyền ủy trị (trusteeship) của Liên Hiệp Quốc trong một thời gian. Khi Lư Hán tới Hà Nội đầu tháng Chín 1945, việc đầu tiên là yêu cầu Sainteny dọn ra khỏi dinh Toàn Quyền cũ của Pháp. Tham mưu trưởng Hà Ứng Khâm tới Hà Nội một tháng sau đó cũng mang theo chỉ thị của chính phủ trung ương thúc giục Lư Hán và Tiêu Văn xúc tiến củng cố phe quốc gia và ngăn chặn sự bành trướng của Việt Minh. Tuy nhiên, khi được Pháp điều đình với ý định trả lại cho Trung Hoa các nhượng đia và sẵn sàng dành cho một số đặc quyền kinh tế ở Việt Nam thì chính phủ Trùng Khánh lập tức đồng ý để cho Pháp trở lại Đông Dương. Ngoài ra, Tưởng Giới Thạch lúc này cũng nghĩ rằng sự hiện diện của Pháp ở vùng này, với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ, có thể giúp cho Trung Hoa ngăn chặn được sự đe dọa của cộng sản. Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài”

Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

Quay về Muc lục

Phần 1: Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn

Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

GS Lê Xuân Khoa

Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng tuyên truyền vận động quần chúng.53 Việt Minh đã khéo che dấu được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân với mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ có thành tích chống cả Pháp lẫn Nhật, nhất là biết khai thác tối đa các quan hệ hợp tác với OSS, chủ thuyết Roosevelt và triển vọng hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Minh đã dễ dàng đem lại cho mọi người niềm tin tưởng là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị.

Lịch sử Việt Nam vào nửa sau của thế kỷ XX là lịch sử của đất nước bị chia đôi và bốn cuộc chiến tranh trước và sau sự chia cắt ấy. Cuộc chiến thứ nhất là kháng chiến chống Pháp và chống Quốc Gia Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo (1945-1954). Cuộc chiến thứ nhì là nội chiến giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam quốc gia (1956-1975) với sự tham gia của hai khối đối đầu trong cuộc Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ chiến đấu sát cánh với miền Nam, Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn cho miền Bắc. Hai cuộc chiến tiếp theo xảy ra giữa Việt Nam và hai đồng minh cộng sản: Trung Quốc (tháng Hai 1979) và Cam-pu-chia (1979-1989). Tiếp tục đọc “Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản”