Why Salman Rushdie’s ‘The Satanic Verses’ remains so controversial decades after its publication

theconvesrsation.com

Author Salman Rushdie is in the hospital with serious injuries after being stabbed by a man at an arts festival in New York State on Aug. 12, 2022. The following article was published on the 30th anniversary of the release of The Satanic Verses.

One of the most controversial books in recent literary history, Salman Rushdie’s “The Satanic Verses,” was published three decades ago this month and almost immediately set off angry demonstrations all over the world, some of them violent.

A year later, in 1989, Iran’s supreme leader, the Ayatollah Khomeiniissued a fatwa, or religious ruling, ordering Muslims to kill the author. Born in India to a Muslim family, but by then a British citizen living in the U.K., Rushdie was forced to go into protective hiding for the greater part of a decade.

Angry demonstrators protest against the book in 1989. Robert CromaCC BY-NC-SA

What was – and still is – behind this outrage?

Our mission is to share knowledge and inform decisions.

About us

The controversy

The book, “Satanic Verses,” goes to the heart of Muslim religious beliefs when Rushdie, in dream sequences, challenges and sometimes seems to mock some of its most sensitive tenets.

Muslims believe that the Prophet Muhammed was visited by the angel Gibreel – Gabriel in English – who, over a 22 year period, recited God’s words to him. In turn, Muhammed repeated the words to his followers. These words were eventually written down and became the verses and chapters of the Quran.

Tiếp tục đọc Why Salman Rushdie’s ‘The Satanic Verses’ remains so controversial decades after its publication

Lưu Quang Vũ vẫn phản biện xã hội 30 năm sau ngày mất

VNE – Thứ tư, 29/8/2018, 10:13

Thói giả dối, quan liêu, háo danh, cậy chức quyền… trong tác phẩm của nhà viết kịch ở thập niên 1980 luôn nguyên vẹn giá trị thời sự.

“Nếu không tin trung ương thì bà lên đâu, lên giời à?”.

Câu hỏi thách thức của chánh văn phòng tỉnh Chu Thị Mỡi cho bà Hoài, người phụ nữ có chồng đang bị oan, sau ba mươi năm vẫn khiến khán phòng của Nhà hát Tuổi trẻ lặng xuống.

Những khoảng lặng như thế, đôi khi là cả những giọt nước mắt lấp lánh trên gương mặt khán giả, là khung cảnh thường thấy trong những lần diễn vở “Lời thề thứ 9” của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ suốt 30 năm qua. Và đó không phải vở duy nhất gây xúc động xuyên thời gian. Trong bối cảnh sân khấu kịch gặp nhiều khó khăn, thì cứ mỗi lần kịch Lưu Quang Vũ được dựng lại, nhà hát lại đỏ đèn.

Ba mươi năm ngày mất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, báo VnExpress thực hiện một chuỗi phỏng vấn 5 diễn viên từng gắn bó với các nhân vật của ông. Họ không chỉ nói về vai diễn, mà nói về những thông điệp xã hội Lưu Quang Vũ đưa ra. Chúng đều còn nguyên giá trị đến hôm nay.

Tiếp tục đọc “Lưu Quang Vũ vẫn phản biện xã hội 30 năm sau ngày mất”

Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên

*Truyện ngắn PHẠM NGA

1.

Sau một cái Tết vui vẻ bình thường, M. bỏ nhà ra đi. Một lá thư bốn trang giấy vở học trò để lại trong ngăn kéo bàn học. Vẫn nét chữ mộc mạc của cô sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành, nhưng lần này, sau lời “Kính thưa ba me”, M. lại đột khởi thông báo về một hành vi không hiếu thảo, ngoan hiền chút nào. Ba mẹ M. đau khổ gần như điên dại. Dò hỏi bạn bè thân, sơ trong lớp tại trường học của M.; bắn tin cho bạn bè, bà con thân thuộc – kể cả bà con ở ngoài Sài Gòn hay tận dưới quê; lục tìm danh sách bệnh nhân trong các bệnh viện, trung tâm cấp cứu và cả nhà xác của những nơi này; đem ảnh của M. đến báo công an phường, đồng thời đăng lời rao trên mấy tờ báo và ti-vi; ra bưu điện đăng ký dịch vụ “hiển thị số máy vừa gọi đến”.v.v… Tiếp tục đọc “Chuyến dã ngoại cuối cùng của cô sinh viên”

Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại

Download để đọc “Thầy Lazaro Phiền” >>

Nhân 130 Năm Ngày Xuất bản Truyện “Thầy Lazaro Phiền”

Lại Nguyên Ân

IMG_6936

Cách nay tròn 130 năm, vào năm 1887, một cuốn truyện viết bằng văn xuôi tiếng Việt nhan đề “Thầy Lazaro Phiền” của tác giả Nguyễn Trọng Quản, do nhà J. Linage, đường Catina, Sài Gòn, xuất bản, ra mắt công chúng.

Cuốn sách này, thay vì nổi tiếng từ đầu, đã suýt bị quên lãng. Suốt trong hàng chục năm từ sau khi nó ra đời, không thấy báo chí đương thời nhắc gì đến cuốn truyện này.

Hồi năm 1934, nhà in Nguyễn Văn Của ở Sài Gòn in thành sách một bản dịch nhan đề “L’ Histoire de Lazaro Phiền”, do con trai tác giả là Nguyễn Trọng Đắc dịch từ nguyên bản truyện tiếng Việt sang tiếng Pháp, có lời giới thiệu của P. de Midan, (1) cũng hầu như không gây tiếng vang gì.

Tiếp tục đọc “Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại”

Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn

Phạm Đình Ân

Đọc “Một sắc hoa ban”, tập thơ của Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Nxb Hội Nhà văn, quý IV – 2016

 

Nguyễn Anh Tuấn có các bút danh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Yên Thế. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, anh lên dạy học ở Tây Bắc, gắn bó đời trai trẻ với vùng cao nghèo khó Sơn La ngót chục năm. Trở về quê nhà Hà Nội, anh được biết đến là một đạo diễn điện ảnh & truyền hình có năng lực sáng tạo. Từ tuổi ngoài hai mươi trẻ trung và nhiều phiêu bạt, gian khổ, anh đã làm thơ, viết văn. Anh trước tiên là một nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đáng được chú ý, ngoài kịch bản phim là tiểu thuyết, truyện ngắn… Và với thơ, tác giả này đang khiến nhiều đồng nghiệp và độc giả nói chung thật sự ngỡ ngàng(1). Tiếp tục đọc “Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn”

Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?

  • LÊ QUANG
  • 08.05.2017, 08:33

TTCT – Có lẽ ít ai biết đến cái tên Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve, song nhất định đã nghe hoặc thậm chí thổn thức khi thưởng lãm tác phẩm cổ tích Người đẹp và Quái vật, sau vô số lần được chuyển thể, phổ biến nhất là qua xưởng hoạt hình của Disney. 

Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?
Cảnh trong Người đẹp và Quái vật do Disney sản xuất

Nhưng ta sẽ không sa đà vào nội dung cũng như tính thẩm mỹ đã được bàn đến nát bét của tác phẩm này, mà đau đầu bởi một ý tưởng được nó gợi ra về quan hệ giữa hai giới tính: Tại sao (thiên hạ hay nghĩ) phái yếu ưa đàn ông gai góc, tại sao các định kiến xã hội truyền thống về giới săn bắn và giới hái lượm còn có đất đứng ở thế kỷ 21? Tiếp tục đọc “Tại sao Người đẹp yêu Quái vật?”

BỮA RƯỢU BUỒN THÁNG TƯ

Tạp văn

1.
Cuối tháng 3, trời chuyển mùa nóng bức. Anh Bảy rủ tôi qua nhà anh làm bậy vài chai bia cho mát. Sau khi sai thằng con chạy mua thêm nước đá, anh vô đề chuyện thời sự, rằng mấy năm trước, công ty anh cho lãnh thêm tiền lễ 30-4 khoảng trên dưới ba trăm ngàn, thiệt không nhiều nhặn gì so với mức lương “cứng” một triệu mốt của anh. Đã vậy, năm nay tiền lễ ấy chắc chắn còn bèo hơn nữa vì công ty đã chuyển thành công ty cổ phần, phải “liệu cơm gắp mắm” kỹ hơn thời còn bao cấp, tức thẳng tay xiết lại tất cả các khoản lương, thưởng. Nhưng vì sang năm anh Bảy nghỉ hưu nên đối với anh, tiền lễ sắp lãnh dù có bèo bọt vẫn là món bổng lộc cuối cùng của đời công nhân, sẽ ý nghĩa lắm. Anh kết luận vậy mình phải xài thiệt là có lý, có tình – đó là anh em mình sẽ nhậu một bữa thiệt “chất lượng”. Tiếp tục đọc “BỮA RƯỢU BUỒN THÁNG TƯ”

Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng

Princess - CopyTôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: “Nghề văn không sang trọng”. Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: “kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp.” Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: “Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.” Tôi, một đàn em của ông, xin làm một kẻ “ăn theo nói leo”, liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói. Tiếp tục đọc “Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”

Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Lâu rồi, không thấy có phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cứ nghĩ, ông đi du lịch nước ngoài, tham dự đều các cuộc hội thảo, thỉnh thoảng viết dăm bài báo, đôi khi gặp gỡ bạn cũ-mới trong nghề hay ngoài nghề để hàn huyên chuyện thời cuộc…, cũng có nghĩa là ông đang lặng lẽ từ giã Điện ảnh sau khi đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng tới khi nghe ông phát biểu tại hội thảo khoa học về Tổng đốc Lê Đại Cang ở An Giang, rồi lại đọc cuốn truyện vừa “Hoa nhài” (NXB Dân Trí , 2016) do ông tặng nhân dịp gặp gỡ này, thì tôi biết mình đã lầm to!

20160726_171831

Tiếp tục đọc “Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh”

Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp

HTN – Bùi Thiết – 06/02/2015

(Góp bàn về sách giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông)

Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay, theo chỗ tôi biết gồm có hai loại: một là Truyện kể lịch sử dành cho cấp I, hai là Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ không bàn về việc có nên hay không nên đối với hai loại sách trên, mà đi vào nội dung lịch sử mà cả hai loại sách đã thể hiện. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp”

Sách vi phạm thuần phong mỹ tục: phạt cũng… bí mật!

Nguyễn An Sa Thứ Tư,  28/9/2016, 16:35 (GMT+7)

Khó lượng hóa thế nào là “phá hoại thuần phong mỹ tục” nên những sách bị cấm vì tội này thường rơi vào trường hợp nhạy cảm, gây sốc. Ảnh: Nguyễn An Sa

(TBKTSG Online) – Thỉnh thoảng đời sống xuất bản lại xôn xao về một đầu sách bị cấm lưu hành vì “trái thuần phong mỹ tục”. Những đầu sách bị phạt vì tội này tha hồ bán chạy trong thế giới chợ đen. Vì sao vậy? Thực hư tội ấy như thế nào? Cách luận tội hiện nay ra sao?

Tiếp tục đọc “Sách vi phạm thuần phong mỹ tục: phạt cũng… bí mật!”

Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút
  • Kỳ 2: Giới phát hành không là ‘con buôn’, tác giả mới được đối xử tử tế
***

Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút

Thứ Sáu, 04/09/2015 13:45

(Thethaovanhoa.vn) – Với nhuận bút 10% giá bìa nhân với số lượng phát hành như hiện nay, các tác giả văn thơ Việt Nam có sống được với nhuận bút?

Hai tập truyện Thả hy vọng và Trên đôi cánh chuồn chuồn, nhuận bút 18 triệu đồng nhưng phải mất hai năm để viết

Tiếp tục đọc “Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ”

Chuyện Cậu nhập xác phàm

Su_ton_tai_cua_vong_linh_thanh--crop--btwm

Truyện ngắn

Buổi chiều, chương trình xổ số trên ra-dô đã xong xuôi, đúng theo cái lệ bất di bất dịch của xóm làng, các chị phụ nữ rỗi việc – hoặc bỏ ngang luôn việc nhà – lại đi thư giãn theo kiểu riêng của các chị, tức đến tụ tập tại chỗ hẹn quen thuộc là nhà bà Tư làm nghề cạo gió. Người trước người sau, họ mon men đến ngồi vào chiếc chiếu rách trải sẵn trong sân nhà bà Tư. Tiếp tục đọc “Chuyện Cậu nhập xác phàm”