Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc – 3 bài

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 1 – Khi tiêu chuẩn thị trường thay đổi

Công thương – 23/04/2023 23:36 – Nhóm phóng viên kinh tế

Nếu trước đây việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khá dễ dàng thì gần đây thị trường này đã có nhiều thay đổi về tiêu chuẩn nhập khẩu.

Thị trường Trung Quốc rất thích quả vải Việt Nam

Tiếp tục đọc “Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc – 3 bài”

Để nguồn tài nguyên dược liệu sạch Việt Nam không bị bỏ phí

Thanh Loan – 15:58 18/06/2020 

Suckhoedoisong.vnHiện nước ta có một nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, có khoảng 5.117 loài loài thực vật có công dụng làm thuốc. Tuy nhiên, một nghịch lý vẫn đang tồn tại trong ngành sản xuất dược liệu của chúng ta đó là đa phần các công ty sản xuất dược liệu của Việt Nam hiện phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, chế biến dược liệu tuy có nguồn lực nhưng vẫn phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng.

Ruộng dược liệu  được người dân trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Bắc Hà -Lào Cai Tiếp tục đọc “Để nguồn tài nguyên dược liệu sạch Việt Nam không bị bỏ phí”

Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa – 2 kỳ

***

Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa

18/12/2017, 14:31 (GMT+7) Đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia dài hàng trăm km, ranh giới chỉ là sông, rạch, đường đất nên rất khó kiểm soát, bò nhập lậu năm này qua năm khác, cứ đủng đỉnh “xâm nhập” về Việt Nam vô tư.

Ngày thường bò nhập lậu đã nhiều, ngày cuối năm khi nhu cầu thị trường tăng cao thì bò biên giới về càng tưng bừng “khí thế” hơn.

Nội hóa bò lậu

Chúng tôi đến xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng (Long An), nơi được coi bò lậu từ Campuchia xâm nhập thị trường nội địa nhiều nhất của tỉnh Long An, với con số bình quân theo ước tính của cơ quan chức năng khoảng 100 con/ngày thường, còn lúc cao điểm như những ngày cuối năm, gần lễ tết thì khó thống kê được.

1-9144023830
Cung đường biên giới chở bò lậu từ Campuchia về Việt Nam

Tiếp tục đọc “Thâm nhập đường dây buôn bò lậu từ Campuchia về nội địa – 2 kỳ”

“Điểm yếu” con tằm

  • MAI VINH – 11.01.2018, 09:14

TTCT – Ông Đặng Vĩnh Thọ, chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, khẳng định không chỉ Bảo Lộc mà những xứ trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa khác ở Việt Nam đều không chủ động được nguồn giống tằm.

“Điểm yếu” con tằm
Để sản xuất kén ươm tơ, đa số các cơ sở nuôi tằm đều phải nhập giống qua đường tiểu ngạch. Trong ảnh: rút tơ từ kén tại một cơ sở ươm tơ. Ảnh: Mai Vinh

Nhập tiểu ngạch gần 100%

Ông Thọ khẳng định gần 100% giống tằm mà người dân đang dùng hiện nay đều nhập tiểu ngạch, nguồn gốc không rõ ràng. “Đó là hậu quả một giai đoạn đi xuống kéo dài gần 20 năm”. Hiện cả nước có 3 trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống tằm, công suất thiết kế đạt khoảng 200.000 hộp trứng tằm/năm. Tiếp tục đọc ““Điểm yếu” con tằm”

FTA ASEAN-Trung Quốc và Hồng Kông: Đừng để doanh nghiệp Việt Nam ngó nhìn lợi ích

TS. Phạm Sỹ Thành (*) Thứ Bảy,  23/12/2017, 12:11 

Trong 3-4 năm trở lại đây, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng vọt trong lĩnh vực hạ tầng và kinh tế. Ảnh: NGUYỄN NAM

(TBKTSG) – ASEAN vốn là một khu vực quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Thái độ mềm dẻo đột ngột kết thúc vào năm 2009 khi Trung Quốc ngày càng có các hành động cứng rắn trong các vấn đề ở khu vực. Tuy nhiên, bất chấp tình trạng “chính trị lạnh”, quan hệ kinh tế Trung Quốc và ASEAN vẫn phát triển rất nồng ấm, đặc biệt kể từ khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ tháng 7-2005. Tiếp tục đọc “FTA ASEAN-Trung Quốc và Hồng Kông: Đừng để doanh nghiệp Việt Nam ngó nhìn lợi ích”