Trớ trêu: Con em Tây Bắc càng học càng nghèo

VOV.VNNỗi lo là tình trạng thất nghiệp dẫn đến việc trả các khoản nợ bố mẹ vay mượn đầu tư cho con trong bao năm học không lối thoát, càng học càng nghèo.

Với các em học sinh vùng cao, việc học chữ không chỉ để có thêm tri thức mà còn mang trong đó bao hoài bão, ước mơ vượt núi, tìm một cuộc sống tốt đẹp, bớt nghèo khó hơn.

Ấy vậy mà gần đây ước mơ của những học trò nghèo nơi rẻo cao Tây Bắc vẫn mãi chỉ là ước mơ, khi những đứa con xuất sắc nhất bản làng cầm tấm bằng đại học, cao đẳng về trong tình trạng thất nghiệp.

Ngược núi quay trở lại bản làng để tiếp tục “bán mặt” cho nương đồi khiến những con chữ và cả tri thức rơi rụng dần theo năm tháng. Nỗi buồn lo là tình trạng thất nghiệp dẫn đến việc trả các khoản nợ bố mẹ vay mượn đầu tư cho con trong bao năm học không lối thoát. Nhiều em gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

tay bac con em cang hoc cang ngheo hinh 1
Sinh viên tốt nghiệp sư phạm loại giỏi Lê Văn Mạo làm công thuê tại xưởng bóc ván gỗ

Tiếp tục đọc “Trớ trêu: Con em Tây Bắc càng học càng nghèo”

Vì sao người dân Tây Bắc phản đối xây dựng thủy điện vừa và nhỏ?

Thứ 7, 12:05, 21/03/2020

VOV.VNNhiều người dân không đồng tình, ủng hộ việc xây dựng nhà máy thủy điện tại địa phương. Các chủ dự án đã làm sai, thất hứa khi dự án đi vào phát điện.

>> Bài 1: Thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Bắc: Hết thời “gà đẻ trứng vàng”

Người dân 5 xã dọc theo con suối Tấc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vô cùng băn khoăn lo lắng khi dự án thủy điện Quang Huy đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, với quy mô công suất thiết kế 12MW, xây dựng ở đầu nguồn con suối Tấc. Họ hiểu rằng, khi công trình hoàn thành đi vào phát điện sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán và thiếu nước sản xuất cho cánh đồng Mường Tấc. Vì thế bà con không đồng tình.

vi sao nguoi dan tay bac phan doi xay dung thuy dien vua va nho? hinh 1
Trung tâm xã Bản Hồ có tới 8 thủy điện bủa vây xung quanh.

Tiếp tục đọc “Vì sao người dân Tây Bắc phản đối xây dựng thủy điện vừa và nhỏ?”

Bức tranh giáo dục nhìn từ lễ khai giảng

VNE – Thứ năm, 7/9/2017 | 10:42 GMT+7

Năm học của ba đứa trẻ có cùng một cái tên, “năm học 2017-2018”, nhưng lại mang những bộ mặt khác nhau.

Sáng sớm 5/9/2017.

Tẩn Láo San tỉnh giấc giữa khu nội trú vẫn chìm trong sương sớm. Ở phòng bên cạnh, học sinh cũng lục tục gọi nhau dậy. Hơn 12h đêm qua, bọn trẻ trong khu nội trú trường Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, Điện Biên mới chịu đi ngủ. Chúng háo hức chờ ngày khai giảng. Tiếp tục đọc “Bức tranh giáo dục nhìn từ lễ khai giảng”

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ

***

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – Kỳ 1: Làng lập, rừng mất

25/09/2017 13:39 GMT+7

TTO – Đến thời điểm này, vấn đề người di cư tự do vẫn đè nặng lên các tỉnh Tây Nguyên với nhiều áp lực từ nạn phá rừng và các vấn đề xã hội.

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên - Kỳ 1: Làng lập, rừng mất - Ảnh 1.

Loại thuốc diệt cây cỏ cực độc được người di cư tự do dùng để “diệt rừng” – Ảnh: THÁI LỘC

Tiếp tục đọc “Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ”

Chữ viết cổ của người Thái (Sơn La) trở thành di sản văn hóa Quốc gia

(PL+) – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công bố thêm 7 di sản văn hóa Quốc gia, trong đó có chữ viết cổ của người Thái (Sơn La).

Bộ VH – TT và DL vừa ban hành quyết định bổ sung 7 di sản vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong danh sách này, các di sản thuộc 4 loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tiếng nói, chữ viết.

PGS. TS Hoàng Lương từng chia sẻ: “Chỉ cần biết tiếng Thái, biết chữ Thái đen ở Sơn La thì ta có thể đọc được chữ Thái của các vùng khác. Vì chữ Thái ở nơi khác như Mường Tấc, Lai Châu,… chỉ thêm một vài từ”.

Bản gốc
Bản gốc “Quam tô mương” bằng chữ Thái cổ. Ảnh: Internet

Trước đó, năm 2002, nhóm nghiên cứu chữ Thái thống nhất của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đã xây dựng Bộ chữ Thái thống nhất, in thành sách dạy thí điểm ở một số địa phương như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… Bộ chữ Thái này lấy chữ Thái (Sơn La) làm chuẩn.

Sách chữ Thái cổ từ xưa đến nay luôn được coi là một loại cổ vật quý hiếm. Ảnh: Internet
Sách chữ Thái cổ từ xưa đến nay luôn được coi là một loại cổ vật quý hiếm. Ảnh: Internet

Tiếp tục đọc “Chữ viết cổ của người Thái (Sơn La) trở thành di sản văn hóa Quốc gia”

U-Thến, Ngu-Háo và Trai-Căm – Kể chuyện dân gian và dịch truyện thơ cổ của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam

csdmClick vào đây để đọc file pdf

[Trích]

LỜI MỞ ĐẦU

Ở vùng Tây-Bắc nướcViệt-Nam từ đầu thế kỷ thứ IX chữ Thái trước kia, suốt gần bốn thế kỷ dài, phần lớn dùng ở dòng họTạo ghi sổ sách hành chính nắm quyền cai quản Bản Mường, các ông Mo ghi sổ sách cúng bái, các ông Chang ghi tính lịchThái và tầng lớp trên quyền quý sáng tác thơ ca, văn học, chưa phổ biến rộng rãi xuống dân. Tiếp tục đọc “U-Thến, Ngu-Háo và Trai-Căm – Kể chuyện dân gian và dịch truyện thơ cổ của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam”

Son La Dam

Villagers from Chiang Yen village move their houses piece by piece to make way for the Son La Dam.

internationalrivers – The Son La Hydropower Project is the largest and most complex dam project ever built in Vietnam. The project will displace more than 91,000 ethnic minority people, requiring the largest resettlement in Vietnam’s history. Most of these people will be moved between 50 to 100 kilometers away from their current homes and without access to the Da River—a source of livelihood for most of them.

The affected people include ten different ethnic groups, of which the Thai people comprise the majority. These people live mainly by the river and practice wet rice cultivation. One of the major concerns is a shortage of arable land for resettling the tens of thousands of displaced people. Tiếp tục đọc “Son La Dam”