Những cuộc tập trận trên Thái Bình Dương

DU LONG 13/6/2022 6:00 GMT+7

TTCTCuối tháng 6 này, thao diễn hải quân hằng năm RIMPAC của Mỹ, quy tụ hải quân 26 quốc gia, sẽ khai diễn. Trước đó, từ cuối tháng 5, hải quân Trung Quốc và Nga đã độc lập diễn tập cũng trên Thái Bình Dương. Bên cạnh quan hệ đối kháng sẵn có, năm nay còn thêm tác động của cuộc chiến Ukraine, nên các cuộc diễn tập này càng hàm chứa tính đối đầu.

Hôm 3-6, Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ AA loan tin 40 tàu chiến và 20 máy bay tham gia diễn tập thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga tại phía đông nước này từ ngày 3 tới 10-6. 

Cũng theo AA, cuộc tập trận nhằm phối hợp nhóm tàu trên với không quân của hải quân trong việc rèn kỹ năng săn ngầm, tác xạ các mục tiêu trên mặt nước và trên không, đồng thời tổ chức tiếp tế trên biển cho hải quân trong vùng biển Thái Bình Dương.

 Binh sĩ các nước Úc, Mỹ, Sri Lanka, Malaysia, Brunei, Nhật Bản, và New Zealand chụp ảnh chung trên tàu sân bay trực thăng HMAS Adelaide trong cuộc tập trận RIMPAC 2018. Ảnh: navy.mil

Tiếp tục đọc “Những cuộc tập trận trên Thái Bình Dương”

USS Carl Vinson makes historic visit to Vietnam in ‘routine’ port call

The first visit by a US aircraft carrier in four decades is “not of military focus”, but will see “cultural exchanges” between local experts and US sailors, said a US navy spokesman.


File Photo: The aircraft carrier USS Carl Vinson. (Courtesy US Navy, via REUTERS)

 (Updated: )

DANANG, Vietnam: As the USS Carl Vinson docks at Danang port today (Mar 5) – the first time a United States navy aircraft carrier is visiting Vietnam in 40 years since the end of the Vietnam War – it will mark a further step in closer cooperation between the two nations, said a navy spokesperson.

Lieutenant Commander Tim Hawkins stressed that the historic port call was strictly “routine” in its objectives, and an opportunity for both nations to “learn from one another”. Tiếp tục đọc “USS Carl Vinson makes historic visit to Vietnam in ‘routine’ port call”

Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ

***

Siêu bom hạt nhân thế hệ mới là cái gì?

02/08/2017 14:16 GMT+7

TTO – Đầu tháng 7-2017, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã cảnh báo tình hình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới.

Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 - Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 – Ảnh: Không quân Mỹ

Không có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trong tương lai gần. Các nước đều tiếp tục phát triển hoặc triển khai thêm các hệ thống vũ khí mới hoặc tuyên bố sẽ làm như thế
Chuyên viên Shannon Kile (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm)

Chín nước gồm năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên đang sở hữu 14.935 đầu đạn hạt nhân, trong đó đã triển khai 4.150 đầu đạn. Tiếp tục đọc “Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ”

Mỹ đánh tín hiệu trở lại Biển Đông trong năm 2018

26/01/2018 15:22 GMT+7   PHÚC LONG
TTOTrong bối cảnh “nhiệt độ” trên bán đảo Triều Tiên hạ một cách đột ngột, Mỹ bắt đầu bắn đi các tín hiệu không thể nhầm lẫn về sự trở lại ở Biển Đông.

Động thái của Mỹ được giới quan sát mô tả là loạt pháo đầu tiên mở màn chiến lược quốc phòng mới của Tổng thống Donald Trump, trong đó xác định Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”.

Điểm qua thời sự, sự kiện thu hút nhiều quan tâm trong tuần này là chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam. Tiếp tục đọc “Mỹ đánh tín hiệu trở lại Biển Đông trong năm 2018”

Decades after war, what’s behind US-Vietnamese military cooperation

Mattis Pentagon Ngo
© US Defense Department

sputniknews – 21:36 10.08.2017 (updated 18:15 12.08.2017)

During the recent meeting between Vietnamese Defense Minister Ngo Xuan Lich and his US counterpart James Mattis, the two defense leaders agreed to deepen mutual military cooperation. Speaking to Sputnik Grigory Lokshin explained what lies at the heart of US-Vietnamese rapprochement.

Although the last time a US aircraft carrier visited Vietnam’s shores was when it participated in the evacuation of American advisers and supporters of the Saigon government in spring 1975, today Hanoi regards the US as one of its most important partners. Tiếp tục đọc “Decades after war, what’s behind US-Vietnamese military cooperation”

Tự do hàng hải của nước lớn

  • DANH ĐỨC
  • 28.07.2017, 12:27

TTCT– Thứ sáu 21-7 vừa rồi, Jared Dummitt và Eliot Kim, hai nghiên cứu sinh của Trường Luật Harvard, đã đăng một bài trên website luật học lawfareblog.com có tựa đề “khác lạ”: “Chiến tranh vì biển: Hãy quen dần với điều đó trên Biển Đông”.

Tự do hàng hải của nước lớn
Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc (chưa đặt tên) được hạ thủy ngoài khơi thành phố cảng Đại Liên tháng 4-2017.-Ảnh: The New York Times

Hai tác giả bắt đầu bằng câu chuyện: “Tuần này, hải quân và không quân Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động mở rộng – trong số đó có một số vụ là chưa từng có trước đó ở trong và xung quanh lãnh hải của Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Bắc Kinh đã tỏ rõ giọng điệu thách thức khi dấy lên những dấu hỏi về tính thích đáng của các hoạt động này”. Tiếp tục đọc “Tự do hàng hải của nước lớn”

Triều Tiên – Vì sao căng thẳng? – 5 kỳ

  • Kỳ 1: Triều Tiên – Vì sao căng thẳng?
  • Kỳ 2: Sóng ngầm ở Hội đồng Bảo an
  • Kỳ 3: Bình Nhưỡng có gì trong tay?
  • Kỳ 4: Tình hình Triều Tiên có thể cứu vãn?
  • Kỳ 5: Chìa khóa “made in China”

***

Triều Tiên – Vì sao căng thẳng?

17/04/2017 11:33 GMT+7

TTO – Bình Nhưỡng đã năm lần thử hạt nhân và hơn chục lần bắn thử các loại tên lửa. Không biết bao nhiêu lời răn đe, không biết bao nhiêu biện pháp trừng phạt đã được công bố nhưng có vẻ đâu vẫn hoàn đấy. Vì sao vậy?

Triều Tiên - Vì sao căng thẳng?
Binh lính Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15-4 – Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc “Triều Tiên – Vì sao căng thẳng? – 5 kỳ”

Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ

  • Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn
  • Kỳ 2: Đến những chuyến tầu bí mật trên biển Caribê
  • Kỳ 3: Cuộc đấu vẫn tiếp tục
  • Kỳ 4: Phát hiện kinh hoàng của những chiếc máy bay do thám tầm cao U-2
  • Kỳ 5: Cuộc khủng hoảng bắt đầu ló dạng
  • Kỳ 6: Hành động ngăn chặn của quân đội Mỹ
  • Kỳ 7: Những bức thư qua lại giữa Kennedy và Khrushchev
  • Kỳ 8: Liên hợp quốc vào cuộc
  • Kỳ 9: Xuất hiện dấu hiệu xuống thang
  • Kỳ 10: Lập trường kiên quyết của Cuba
  • Kỳ 11: Hồi kết của cuộc khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô, hai nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962.

***

Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn

BTT – Khủng hoảng tên lửa Cuba (tháng 10/1962) là sự kiện kịch tính nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từng đẩy Mátxcơva và Oasinhtơn đến bên bờ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng rốt cuộc, ít người biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nó và nhân loại đã thoát ra khỏi thảm họa hạt nhân nhãn tiền đó như thế nào.

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ”