Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời

TS – Thanh Nhàn

Từ những mảnh ghép rời rạc trong quá khứ và hiện tại, liệu chúng ta có thể hiểu rõ về tình trạng lún ở Hà Nội hay không?

Lún ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cách đây hơn 15 năm. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Nhưng có gì lạ với lún ở Hà Nội? Cách đây hơn 15 năm, Hà Nội đã từng chứng kiến cảnh tượng khó quên ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình: mặt đất như muốn nuốt chửng hơn một nửa tầng một khiến toàn bộ tầng này chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất chừng hơn một mét, phần cầu thang giữa hai đơn nguyên gãy gập theo đường gấp khúc, một vài cầu thang khác uốn cong theo chiều võng của tòa nhà khiến việc di chuyển được người dân sống ở đó miêu tả là “như leo thác”. Nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Nhân dân, CAND, Vietnamnet… vào thời điểm đó đã đồng thanh lên tiếng về hiện tượng này.

Tiếp tục đọc “Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời”

Hiểm họa từ sông Hồng “nước trong vắt như pha lê” và lời thú nhận của Trung Quốc

soha Minh Khôi | 05/06/2021 06:30

Hiểm họa từ sông Hồng "nước trong vắt như pha lê" và lời thú nhận của Trung Quốc

Một đập thủy điện của Trung Quốc.

10 năm trước, công việc đánh cá từng nuôi sống gia đình Nan và giúp các con đi học, nhưng giờ, “chẳng còn gì cả”, cô nói.

Tại đập của Trung Quốc, “nước hồ chứa trong như pha lê”

Mỗi ngày, chị Nguyen Thi Nan và chồng (ở Lào Cai) đều thả lưới xuống dòng sông Hồng. Họ hy vọng bắt được cá và tôm ở khúc sông này, nơi gần biên giới Việt – Trung.

“Gặp may thì chúng tôi bán được 50.000 đồng tôm (khoảng 2 USD), nếu không thì chẳng có gì”, Nan nói. Gia đình Nam bắt đầu đánh cá ở tỉnh biên giới Lào Cai từ 10 năm trước. Sinh kế này từng nuôi sống được gia đình Nan và giúp các con đi học, nhưng giờ, cô nói, “chẳng còn gì cả. Tôm, cá đều xuôi xuống dưới hạ du hết”.

Tiếp tục đọc “Hiểm họa từ sông Hồng “nước trong vắt như pha lê” và lời thú nhận của Trung Quốc”

Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát

VNE – Biểu tượng của cả nền văn minh đang teo nhỏ trước sự lộng hành của tội phạm.

“Sông Hồng” là tên một nền văn minh của người Việt. Họ đã tạo dựng những nhà nước đầu tiên, hoàn thiện kết cấu xã hội, bồi đắp nền văn hóa và hình thành tập quán lao động quanh dòng chảy đỏ phù sa này, trước khi mở rộng xuống phía Nam.

Suốt nhiều thế kỷ, những người Việt vùng châu thổ mang thói quen cầu xin sông Hồng điều họ cần. Khắp một dải đồng bằng, từ Bạch Hạc (Phú Thọ), Lảnh Giang (Hà Nam) cho đến Nhật Tân, Xuân Trạch (Hà Nội), trung tâm của các nghi thức tín ngưỡng là múc và rước nước sông Hồng. Dòng sông, nhân cách hóa qua các vị thủy thần, được đề nghị giúp đỡ phần lớn hoạt động sản xuất, thương mại, an ninh quốc gia. Tiếp tục đọc “Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát”

Những dòng sông đang bị bức tử

NN – 04/04/2019, 09:20 (GMT+7) Chục năm trở lại đây, những dòng sông khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia, ngòi Hút và các con suối Nậm Mu, Nậm Kim, Nậm Mả, Nậm Rạng…đang quằn quoại chết dần chết mòn vì thủy điện, khai thác cát sỏi và rác thải…

Sông Hồng đoạn từ ngã ba Việt Trì ngược lên Lào Cai mùa này cạn kiệt, nhiều đoạn người ta có thể xắn quần lội qua. Nhiều khúc sông các doi cát cao như núi do các tàu hút cát sỏi và đào vàng thải ra ngổn ngang những gò đống như vừa trải qua trận hủy diệt bằng bom B52.

Những đống sỏi thải trên sông Hồng do “cát tặc” để lại

Tiếp tục đọc “Những dòng sông đang bị bức tử”

Tinh dầu quý từ cây húng quế

VNA – Những cánh đồng rau húng quế trải dọc sông Hồng đoạn qua địa phận xã Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) phục vụ cho việc lấy tinh dầu giúp nông dân ở đây thu gần nửa tỷ đồng mỗi mùa vụ.

Theo kinh nghiệm của những người trồng húng quế, một sào rau sẽ chiết xuất khoảng 6 kg tinh dầu. Để chất lượng tinh dầu đạt hiệu quả cao sau khi chiết xuất thì cần phải chọn đúng thời điểm để thu hoạch, đó là khi ngồng hoa húng quế đạt độ dài tối đa, từ 5 – 7 cm, có màu tím đậm và có mùi thơm đặc trưng. Vì chỉ khi ấy, rau húng quế mới có thể cho lượng tinh dầu cao nhất.


Sắc tím của hoa húng quế rất giống với hoa oải hương. Ảnh: Công Đạt Tiếp tục đọc “Tinh dầu quý từ cây húng quế”

Từ vụ phóng sinh cá chim trắng, tổng rà soát sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

DT Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cơ quan này đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan liên quan để thảo luận về sự việc phóng sinh một lượng cá lớn, trong đó có cá chim trắng (tên khoa học là Colossoma brachypomum) là ngoại lai có nguy cơ xâm hại vào ngày 5/2 vừa qua tại bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

 >> Đề nghị Bộ Công an làm rõ việc phóng sinh sinh vật ngoại lai xuống sông Hồng
 >> Nghi vấn thả cá “ăn thịt” xuống sông Hồng: Cá chim trắng có phải loài ngoại lai xâm hại?

Hình ảnh người dân thả cá chim trắng xuống sông Hồng ngày 5/2 (Ảnh Vietnamnet).
Hình ảnh người dân thả cá chim trắng xuống sông Hồng ngày 5/2 (Ảnh Vietnamnet).

Tiếp tục đọc “Từ vụ phóng sinh cá chim trắng, tổng rà soát sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại”

Bên nồi bánh chưng xanh

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Đêm 30 Tết Âm lịch, trong một ngôi nhà cổ truyền nằm bên ngã ba sông Hồng – sông Đuống…

Đã lâu lắm rồi, chúng tôi mới được ngồi bên một bếp lửa đun nồi bánh chưng. Ở thành phố, một vài cặp bánh chưng cần thiết để cúng gia tiên thường được đi mua, hoặc đặt nấu bánh. Còn ở phần lớn các làng quê châu thổ hiện giờ, vào những ngày cuối năm, gói và đun nồi bánh chưng vẫn được coi là một nghi lễ, một niềm vui thú vô hạn – nhất là đối với bọn trẻ con. Tiếp tục đọc “Bên nồi bánh chưng xanh”

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ

Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.

Vấn đề người Pháp giải quyết ở Bắc kỳ không phải là tôn giáo mà là buôn bán. Bắc kỳ bên cạnh Trung quốc và Trung quốc với số dân 400 triệu đã làm cho các nước kỷ nghệ phương Tây thèm thuồng. Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ”

Họa ung thư di căn khắp các dòng sông, cũng do tự mình diệt mình

Thứ Tư, ngày 01/06/2016

NN – Thế rồi theo năm tháng các dòng sông cứ chết dần, chết mòn một cách nhanh chóng. Sông Ngũ Huyện Khê ở Bắc Ninh ô nhiễm hoàn toàn trồng rau còn chết rụi huống hồ là nuôi cá. Sông Đuống tưởng là sạch nhưng có lúc kiểm tra nồng độ nitrit còn gấp nhiều lần cho phép. Rồi đến cả sông mẹ, Hồng Hà cũng nhiều lần bị đầu độc đến độ chết cá, chết tôm.

Họa ung thư di căn khắp các dòng sông, cũng do tự mình diệt mình
Một làng bè trên sông

Tiếp tục đọc “Họa ung thư di căn khắp các dòng sông, cũng do tự mình diệt mình”

Máy phát điện ‘chậu nhựa’ ở xóm chài Hà Nội

VE – Thứ năm, 23/6/2016 | 09:45 GMT+7
Sử dụng chậu nhựa thay cánh quạt hút gió làm quay mô tơ và tạo ra điện năng là mô hình điện gió sông Hồng đang được thử nghiệm tại xóm Sứ – làng chài ven sông Hồng thuộc phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội).
10 hộ gia đình sống trên sông được tham gia thử nghiệm mô hình điện gió (tốc độ gió khoảng 3 m/s). Khu vực bãi giữa sông Hồng có tốc độ gió khoảng 3 m/s, đạt yêu cầu triển khai mô hình năng lượng gió. Song tốc độ này chỉ đủ thực hiện các mô hình nhỏ.

Tiếp tục đọc “Máy phát điện ‘chậu nhựa’ ở xóm chài Hà Nội”

Kiến nghị loại bỏ Dự án: Tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng – Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam VRN

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

LOẠI BỎ DỰ ÁN TUYẾN GIAO THÔNG THỦY XUYÊN Á TRÊN SÔNG HỒNG
Ngày 11 tháng 5 năm 2016

Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng (gọi tắt là GTTXA) vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) khẳng định quan điểm nhất quán không ủng hộ dự án GTTXA và đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn dự án này.

Dự án GTTXA dự kiến bao gồm tuyến đường thủy Lào Cai – Hải Phòng cho tàu có công suất 400-600 tấn, 6 đập dâng nước và âu tầu kết hợp 6 công trình thuỷ điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW, xây dựng 7 cảng thủy dọc tuyến. Dự án sẽ nạo vét một đoạn sông dài 288 km từ Việt Trì lên Lào Cai. Đây là một dự án theo hình thức xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO) với tổng chi phí ước tính khoảng 24.500 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1.1 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) do công ty TNHH Xuân Thiện, Tập đoàn Xuân Thành đề xuất. Dựa vào kinh nghiệm phản biện các dự án ngăn dòng chảy ở các con sông tại Việt Nam và trong khu vực Mê Công, VRN đề nghị loại bỏ dự án này vì các lý do sau: Tiếp tục đọc “Kiến nghị loại bỏ Dự án: Tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng – Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam VRN”

Cứu những dòng sông Hà Nội – 4 bài

Bài 1: Đâu rồi dòng sông ký ức?
Bài 2: Khổ vì nguồn nước ô nhiễm
Bài 3: Ì ạch các dự án cải tạo sông Hà Nội
Bài 4: Cần giải pháp cấp thiết cứu những dòng sông Hà Nội

***

Cứu những dòng sông Hà Nội

Cập nhật lúc 15:49 13/01/2016

KTĐTHà Nội là mảnh đất gắn với rất nhiều dòng sông, từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến sông Đáy, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích nên thơ…

Sông Hát thuộc địa phận xã Hát Môn giờ chỉ còn là một đoạn kênh nhỏ, hẹp. Ảnh: Quang Thiện
Sông Hát thuộc địa phận xã Hát Môn giờ chỉ còn là một đoạn kênh nhỏ, hẹp. Ảnh: Quang Thiện

Ngay cả cái tên “Hà Nội” cũng xuất phát từ nghĩa “vùng đất bên trong sông”. Ấy vậy mà trải qua thăng trầm của thời gian, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm và thu hẹp nghiêm trọng, mất đi vẻ đẹp hiền hòa. Thậm chí có những dòng sông chỉ còn trong ký ức… Tiếp tục đọc “Cứu những dòng sông Hà Nội – 4 bài”

Khi sông Cái mỉm cười

Nguyễn Anh Tuấn
Đọc trường ca “Sông Cái Mỉm Cười” của Nguyễn Nguyên Bảy

Một chiều mưa phùn gió bấc, tôi qua cầu Long Biên, dừng xe ngắm nhìn dòng sông Hồng trơ cạn… Đây là dòng sông đỏ lựng phù sa mà biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điện ảnh… đã tìm thấy nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận và mãnh liệt của mình! Và tôi bỗng nghĩ đến cái Dự án “Thành phố Sông Hồng”- một công cuộc chỉnh trang lại đê điều sông Hồng lớn nhất trong lịch sử kể từ khi Hà Nội và châu thổ sông Hồng có đê ngăn lũ; và ít ai biết được rằng: Dự án đó lại xuất phát từ tình yêu sông Hồng và ý tưởng của một hoạ sĩ- hoạ sĩ Vũ Văn Thơ…

Nhưng Dự án này khi triển khai, với nhiều nhà khoa học có lương tâm thì lại nổi cộm khá nhiều vấn đề hệ trọng. Nhà sử học Lê Văn Lan đã lên tiếng cảnh báo: Dự án trên“không hiểu vô tình hay là hữu tình…về mặt lịch sử, văn hoá gắn liền với Thủ đô Hà Nội thì chẳng thấy ai đề cập đến!” Tệ hơn, như GS Lê Văn Lan đã vạch ra: Dự án còn định “cấy” một khu đô thị Hàn Quốc vào, “ như thế khác nào đánh mất mình và Hà Nội sẽ không còn nữa!” Và ông đã đặt câu hỏi hộ nhiều người: “ Hôm nay đây,chúng ta đều biết nước sông Hồng đang dần bị cạn kiệt, thì lịch sử sông Hồng,là cội nguồn của nhiều dòng đời liệu có bị cạn theo?  Trách nhiệm này thế hệ của chúng ta có phải trả lời trước lịch sử hay không? ”(Dòng chảy sông Hồng sẽ về đâu?- VN Trẻ )…Trong những ý nghĩ miên man như thế, tôi đã nhớ đến trường ca “Sông Cái mỉm cười” của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy – một người Hà Nội đau đáu nhớ thương Hà Nội đang sống xa Hà Nội hàng ngàn cây số…

1. Không phải ngẫu nhiên mà NNB dùng trường ca “Sông Cái Mỉm Cười” để kết cho phần thơ “Kinh thành Cổ tích”*. Và trong thế giới của Kinh thành Cổ tích, Sông Cái đương nhiên cũng phải là con sông Cổ tích!

Tiếp tục đọc “Khi sông Cái mỉm cười”

Hãy cứu những dòng sông

CSRD – Khi tiếp xúc với chúng tôi, TS Đào Trọng Tứ- một trong những chuyên gia hàng đầu về sông ngòi và đập lớn của Việt Nam đã đưa ra ý kiến đầy quan ngại: “Đã quá muộn để phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam!”. Ý kiến của TS Tứ liên quan đến công bố của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) về kết quả khảo sát, điều tra về hồ chứa, đập và đập thủy điện (ĐTĐ) tại 10 dòng sông lớn của Việt Nam những năm gần đây.

Đập thủy điện Ia Krel bị vỡ ngày 1/08/2014 (Ảnh Đại đoàn kết).

Chi chít đập, hồ chứa và đập thủy điện


Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ.

Tiếp tục đọc “Hãy cứu những dòng sông”