Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến?

SGGP 

Ngành xuất bản TPHCM (tính chung cả xuất bản, in và phát hành) chiếm vị trí chủ đạo trong cả nước. Thế nhưng, cho đến nay, lĩnh vực xuất bản tại thành phố vẫn chưa có một định hướng phát triển cụ thể, một hướng đi rõ ràng đáp ứng các nhu cầu chung của thành phố.

Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến? ảnh 1 Trẻ em chọn mua sách tại Đường sách TPHCM Tiếp tục đọc “Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến?”

“Ma trận” sách “nhảm” đầu độc trẻ thơ

LĐO | 

Thời gian qua, nhiều cuốn sách thiếu nhi có nội dung không phù hợp đã “lọt” ra thị trường.
Thời gian qua, nhiều cuốn sách thiếu nhi có nội dung không phù hợp đã “lọt” ra thị trường.

Không phụ huynh nào muốn con em mình đọc được những cuốn sách có nội dung từ cổ vũ bạo lực, dạy con trẻ nói dối cho đến những sai lệch trong việc nhận thức. Nhưng đâu ngờ, những cuốn truyện tranh, bìa thì ghi dành cho thiếu nhi, nhưng bên trong lại chứa nội dung “người lớn” vẫn được bày bán trên thị trường. Nhiều phụ huynh nói rằng, họ bất an, lo lắng, “run tay” khi đi mua sách cho con. Tiếp tục đọc ““Ma trận” sách “nhảm” đầu độc trẻ thơ”

Hồi ký ‘Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)’ của Trần Trọng Kim bị thu hồi

NN 26/06/2017, 13:26 (GMT+7)

Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin & Truyền thông) đã có văn bản yêu cầu Nhà xuất bản Hội Nhà văn: “Không phát hành và thực hiện thu hồi toàn bộ số sách “Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)” đang phát hành trên thị trường.

Hồi ký “Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)” của học giả Trần Trọng Kim theo giới thiệu của nhà sách Phương Nam “là tài liệu quan trọng nhất về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim”

Tiếp tục đọc “Hồi ký ‘Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)’ của Trần Trọng Kim bị thu hồi”

Sản xuất lúa và biến đổi khí hậu…

Thanh Thanh Thứ Tư,  14/11/2012, 11:18 (GMT+7)

(TBKTSG Online) – Cuốn sách “Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Đệ – TS. Lê Anh Tuấn – hai nhà khoa học chuyên ngành nông nghiệp và thủy học môi trường hiện đang công tác tại trường Đại học Cần Thơ hợp tác biên soạn, do Saigon Times Books phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản, với sự tài trợ của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP. Tiếp tục đọc “Sản xuất lúa và biến đổi khí hậu…”

Một tư tưởng nữ quyền tiên phong và thấu đáo

– Bùi Trân Phượng

bia

Nam nữ bình quyền do ĐH Hoa Sen và NXB Hồng Đức tái bản, quý 3/2014
(tin Thể Thao & Văn Hoá)

Đặng Văn Bảy (1903-1983) là tác giả sớm nhứt ở Nam bộ đã viết về nữ quyền. Nam nữ bình quyền được viết ở Vĩnh Long từ đầu tháng 8 năm 1925 đến đầu tháng 7 năm 1927, xuất bản năm 1928 ở Sài Gòn và bị cấm khoảng một năm sau đó.

Nay đọc lại, chúng ta thấy đây thực sự là một tiếng nói tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ quyền làm người của phụ nữ. Là một trong những tiếng nói sớm nhứt về vấn đề nầy, Nam nữ bình quyền của Đặng Văn Bảy đồng thời xứng đáng được coi là suy nghĩ và diễn ngôn vào loại đi xa nhứt trong sự đặt lại vấn đề, thách thức trật tự lâu đời và hiện hữu, trật tự trong quan hệ giới, và cả trong quan hệ giữa người cai trị và bị trị, giữa người áp bức và bị áp bức. Tiếp tục đọc “Một tư tưởng nữ quyền tiên phong và thấu đáo”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Vấn đề phân biệt viết i (ngắn) và y (dài)

Hiện nay, trong chính tả tiếng Việt (chữ Quốc ngữ), người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết.
hi vọng/ hy vọng
kĩ thuật/ kỹ thuật
lí luận/ lý luận
mĩ thuật/ mỹ thuật
công ti/ công ty
sĩ quan/ sỹ quan

Tiếp tục đọc “Vấn đề phân biệt viết i (ngắn) và y (dài)”

Công bố “Sách Xanh Ngoại giao Việt Nam năm 2015”

BQT – 12:12 | 22/09/2016

Đây là lần đầu tiên, Bộ Ngoại giao công bố Sách Xanh về Ngoại giao Việt Nam nhằm giới thiệu chính sách đối ngoại của Việt Nam, những thành tựu nổi bật về đối ngoại Việt Nam trong năm 2015.

Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Lâu rồi, không thấy có phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cứ nghĩ, ông đi du lịch nước ngoài, tham dự đều các cuộc hội thảo, thỉnh thoảng viết dăm bài báo, đôi khi gặp gỡ bạn cũ-mới trong nghề hay ngoài nghề để hàn huyên chuyện thời cuộc…, cũng có nghĩa là ông đang lặng lẽ từ giã Điện ảnh sau khi đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng tới khi nghe ông phát biểu tại hội thảo khoa học về Tổng đốc Lê Đại Cang ở An Giang, rồi lại đọc cuốn truyện vừa “Hoa nhài” (NXB Dân Trí , 2016) do ông tặng nhân dịp gặp gỡ này, thì tôi biết mình đã lầm to!

20160726_171831

Tiếp tục đọc “Một hướng mới tiếp cận hiện thực của đạo diễn Đặng Nhật Minh”

Hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học

THYH – Gần đây, nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu công nghệ y sinh học đã hứa hẹn tạo ra những phương pháp chẩn đoán và điều trị hữu hiệu cho con người. Tuy nhiên, việc thử nghiệm những phương pháp mới này trên người đòi hỏi phải có những qui định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu. Ở Việt Nam, cùng với xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nhu cầu nghiên cứu ứng dụng các phát minh công nghệ y sinh học ngày càng tăng, trong khi đó hành lang pháp lý cho các loại nghiên cứu này còn rất hạn chế. Tình hình trên đặt ra nhu cầu cấp bách cần có những hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học để bảo vệ tốt hơn quyền lợi và sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu.

(nhấp chuột vào hình để đọc) Tiếp tục đọc “Hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học”

Một số thông tin xung quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” *

Hình ảnh Cuốn sách cho rằng “người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc” số 1

Bìa cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức do NXB Tri Thức phát hành.

*: Tiêu đề do Phạm Thu Hương – Admin CVD đặt Tiếp tục đọc “Một số thông tin xung quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” *”

Sách vi phạm thuần phong mỹ tục: phạt cũng… bí mật!

Nguyễn An Sa Thứ Tư,  28/9/2016, 16:35 (GMT+7)

Khó lượng hóa thế nào là “phá hoại thuần phong mỹ tục” nên những sách bị cấm vì tội này thường rơi vào trường hợp nhạy cảm, gây sốc. Ảnh: Nguyễn An Sa

(TBKTSG Online) – Thỉnh thoảng đời sống xuất bản lại xôn xao về một đầu sách bị cấm lưu hành vì “trái thuần phong mỹ tục”. Những đầu sách bị phạt vì tội này tha hồ bán chạy trong thế giới chợ đen. Vì sao vậy? Thực hư tội ấy như thế nào? Cách luận tội hiện nay ra sao?

Tiếp tục đọc “Sách vi phạm thuần phong mỹ tục: phạt cũng… bí mật!”

Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút
  • Kỳ 2: Giới phát hành không là ‘con buôn’, tác giả mới được đối xử tử tế
***

Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút

Thứ Sáu, 04/09/2015 13:45

(Thethaovanhoa.vn) – Với nhuận bút 10% giá bìa nhân với số lượng phát hành như hiện nay, các tác giả văn thơ Việt Nam có sống được với nhuận bút?

Hai tập truyện Thả hy vọng và Trên đôi cánh chuồn chuồn, nhuận bút 18 triệu đồng nhưng phải mất hai năm để viết

Tiếp tục đọc “Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ”

Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao? – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Thủ phạm của thảm họa sinh thái
  • Kỳ 2: Mắc nhiều bệnh khó chữa
Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao? - Kỳ 2: Mắc nhiều bệnh khó chữa - ảnh 1
Bào thai của một con cheo bị làm thịt – Ảnh: Giang Phương

***

Kỳ 1: Thủ phạm của thảm họa sinh thái

03:41 AM – 18/02/2012

TN – Đây không phải là khuyến nghị đạo lý, mà là một cảnh báo “thực dụng” nhất: Ăn thịt thú rừng không những sẽ bị ung thư do thịt bị ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ “tươi” giả tạo khi vận chuyển về thành phố, mà ngay cả thịt thú rừng tươi nguyên chất không ngâm tẩm gì cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Tiếp tục đọc “Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao? – 2 kỳ”