Sống trong di sản – Ngô trên xứ đá
Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023
Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…


Conversations on Vietnam Development
Sống trong di sản – Ngô trên xứ đá
Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023
Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…
Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên: [Bài 1] Dưới bóng ma ‘phát canh thu tô’ kiểu mới
NN – Thứ Ba 16/08/2022 , 10:41
Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.
LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.
Nông dân nhận khoán gánh hàng loạt các khoản thu ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Quý.
Tiếp tục đọc “Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài”
Biển Quảng Ninh nổi sóng – [Bài 1]: Quả phao nổi, đời người chìm
Nông nghiệp – Thứ Tư 19/04/2023
Trên mặt biển Quảng Ninh sóng chỉ lăn tăn nhưng ẩn sâu là những ‘cơn sóng lớn’ của việc chuyển đổi phao xốp sang nhựa, của sự tha thiết muốn có sổ đỏ mặt nước.
Người dân Vân Đồn đang thay phao xốp bằng phao nhựa. Ảnh: Dương Đình Tường.
NN – Thứ Hai 27/03/2023 , 11:36 (GMT+7)
Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp
Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.
Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.
LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.
Tiếp tục đọc “Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài”
DV – Nhóm PV Thứ hai, ngày 20/02/2023 15:48 PM
Từng là người nổi tiếng trong vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hơn 10 năm trước, đến nay ông Đoàn Văn Vươn đang mở rộng đầu tư trang trại chăn nuôi vịt biển và trồng chuối bao tử để ổn định cuộc sống gia đình.
Những ngày đầu năm 2023, PV Báo Dân Việt về với khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Từ xa chúng tôi đã nghe tiếng vịt biển quang quác đòi ăn làm vui thêm khu đầm vắng lặng.
Đón chúng tôi bằng chiếc xe máy cà tàng, nhìn khuôn mặt tươi cười, khỏe mạnh của ông Đoàn Văn Vươn, chúng tôi biết ký ức của câu chuyện sóng gió gần 11 năm trước với ông đã trôi qua.
Tiếp tục đọc “11 năm sau vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ông Đoàn Văn Vươn giờ ra sao?”
nongnghiep – Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40km, nhưng xóm ở biệt lập trên núi, không có nước, không có đường, không có sóng điện thoại, không có ánh đèn đường.
Điện lưới cũng chỉ mới kéo lên đây được có vài năm. Do dính phải quy hoạch treo nên gần 20 năm nay người dân trong xóm không được xây dựng, cải tạo nhà cửa, một nửa đã trở về làng cũ, chỉ còn lại những ngôi nhà hoang cùng những trung niên, người già. Đêm đêm họ ra ngồi ở mỏm đá đầu xóm, phần để “hứng” sóng điện thoại, phần để ngắm thành phố Hà Nội về đêm với tòa nhà Keangnam và những cao ốc sáng lấp lánh như ánh sao sa trên trời.
Đó là cảnh ở khu kinh tế mới Ắng Bằng ở xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tôi có thể là nhà báo đầu tiên tới “bản người rừng” đó để ăn, ngủ cùng bà con một đêm. Từ xã lên chỉ thấy dốc và dốc, ngoằn nghèo như một con trăn đang trườn trên sườn núi. Cung đường này gợi cho tôi nhớ tới nhiều bản làng ở vùng cao biên giới, toàn là đất, lồi lõm, mấp mô, có một số chỗ dân đổ tạm ít xi măng như cái gờ sống trâu ở giữa, rộng chỉ hơn gang tay, vừa đủ lọt bánh xe máy.
Tiếp tục đọc “Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)”
Trước tình trạng đất nông lâm trường đang quản lý, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai…
Hùng Võ-Minh Thu (Vietnam+) 25/07/2021 14:49 GMT+7
Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn tới việc sau gần 30 năm “sắp xếp, đổi mới” rừng vẫn mất, đất đai bị lấn chiếm tranh chấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở mức cào; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp ngay trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai tới đây.
Tiếp tục đọc “Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý”
ZN – Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”.
Hơn 20 năm trước, mô hình khu đô thị mới lần đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch, làm chính sách lẫn người dân đều kỳ vọng khu đô thị mới sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở cho cư dân thành thị trong không gian sống tiện nghi.
Đồng thời, khu đô thị mới được xây dựng sẽ giải quyết vấn đề phát triển đô thị hỗn loạn, tự phát khắp Việt Nam. Thay vào đó nó được kỳ vọng tạo ra cảnh quan đô thị mới hiện đại, văn minh và đồng bộ.
Tuy nhiên sau hai thập kỷ, viễn cảnh về những khu đô thị mới hiện đại, người dân có nhà để ở, chủ đầu tư thu lợi từ dự án không hề tốt đẹp như đã hứa.
Tiếp tục đọc “Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?”
22/09/2021 12:44
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.
Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…
NN – Thứ Tư 29/09/2021 , 12:21
Việc các dự án điện gió nghìn tỷ của doanh nghiệp Tài Tâm phải đi vay ngân hàng đến 80% có phải là áp lực buộc triển khai dự án bằng mọi giá?
Cần phải xác minh những khoản vay hàng chục nghìn tỷ của Tài Tâm
Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty TNHH Tài Tâm đã trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư vào nhiều dự án năng lượng tái tạo tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như tỉnh Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau. Có một điểm chung ở các dự án điện gió liên quan đến doanh nghiệp Tài Tâm là các công ty được thành lập với vốn điều lệ khá thấp, nguồn vốn thực hiện dự án điện gió chủ yếu là đi vay, vốn góp chỉ chiếm khoảng 20%, mức thấp nhất bắt buộc chủ đầu tư phải huy động được theo quy định.
Tiếp tục đọc “Ai rót tiền vào các dự án điện gió tỷ đô của Tài Tâm?”
TTCT – QUỲNH TRUNG 12/5/2018 4:05 GMT+7
Tác giả Erik Harms đã chia sẻ thêm với TTCT về quyển sách Luxury and Rubble của anh.
![]() |
Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp) |
Vì sao anh viết quyển sách này?
– Trước khi thực hiện dự án này, tôi nghiên cứu về sự phát triển đô thị và đã viết cuốn sách Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Bên lề Sài Gòn: Câu chuyện của những vùng ven) nói về sự phát triển của các khu vực vùng ven Sài Gòn như Hóc Môn.
Sau đó, tôi trở lại Việt Nam tìm hiểu thêm về những vấn đề quan trọng của đất nước các bạn. Tôi phát hiện sự phát triển đô thị mới ở Việt Nam rất quan trọng và tất cả mọi người đều quan tâm. Ngoài ra, giới trí thức và kiến trúc sư chưa phân tích đủ những ảnh hưởng xã hội của mô hình này.
Tiếp tục đọc “Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị”
Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
***
‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn
Lời giới thiệu
Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
ĐỨC HOÀNG 25/10/2016 8:10 GMT+7
TTCT – Khi người ta nói nhiều đến lũ lụt, xói mòn và việc những cánh rừng đang biến mất, có một thực tế quan trọng đang diễn ra nơi các thôn bản bên rừng: ở đây, trong việc bảo vệ rừng, thì luật pháp đang tỏ ra không hiệu quả bằng… luật rừng – luật lệ linh thiêng của những người đã sinh ra và lớn lên trong rừng.
![]() |
Một phụ nữ Dao Đỏ ngồi bên nửa căn nhà còn lại sau trận sạt lở đá tháng 8-2016 ở xã Phìn Ngan, Bát Xát (Lào Cai) -Đỗ Mạnh Cường |
Trong thời kỳ kháng chiến và thống nhất đất nước, Nhà nước đã tiến hành quốc hữu hoá đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trên quy mô toàn quốc. Mặc dù từ giữa thập kỷ 1980 khi thực hiện đổi mới, chế độ sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp đã được xóa bỏ, song phần lớn rừng và đất lâm nghiệp vẫn do các lâm trường quốc doanh quản lý1. Các lâm trường này được giao những diện tích đất lâm nghiệp lớn và có nhiệm vụ quản lý rừng, khai thác gỗ và sản xuất lương thực2. Năm 1986, cả nước có 413 lâm trường quốc doanh, quản lý 6,3 triệu ha. Số lượng các lâm trường giảm xuống còn 368 vào năm 2003 và 164 vào năm 20143 (lúc này đã chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp). Tính đến cuối năm 2012, diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý là hơn 2,8 triệu ha 4.Đối với hầu hết các lâm trường, quản lý nhà nước đã chuyển đổi sang hình thức quản lý hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, sự thay đổi này bị phê phán là “bình mới rượu cũ”, còn nặng tính hình thức5.
Cảnh rừng Việt Nam. Ảnh: Terry Sunderland/CIFOR đăng tại Flickr. Gấy phép CC-BY-NC-ND.
lyluanchinhtri.vn – Trong những năm qua, do chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước còn nhiều bất cập so với thực tiễn; công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo… đã dẫn đến các vụ việc xung đột đất đai nói chung, xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số nói riêng, gây ra những điểm nóng chính trị – xã hội phức tạp. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng xung đột đất đai ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay thông qua phân tích 5 hình thức xung đột đất đai chủ yếu, những nguyên nhân, yếu kém trong quản lý đất đai.
Tiếp tục đọc “Thực trạng xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta”