Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?

tiasang  – Thanh An

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khiến cơn khát “giọt nước, giọt vàng” xuất hiện thường xuyên ở nhiều vùng đất, qua đó châm ngòi cho những xung đột nguồn nước.

Dòng Vu Gia – Thu Bồn là khởi nguồn của xung đột nguồn nước diễn ra trong nhiều năm. Nguồn: Báo Đà nẵng.

Một tương lai ngày càng khát

Chảy qua hai xã cạnh nhau là Đại Đồng và Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), suối Mơ và suối Thơ không chỉ có vẻ đẹp nguyên sơ thu hút nhiều du khách mà còn là nguồn cấp nước quan trọng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống xoay quanh hai con suối không thơ mộng như cái tên của nó: “Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra xung đột nghiêm trọng vào mùa khô do khan hiếm nước. Cả hai xã đều cho rằng nguồn nước không được quản lý và phân bổ công bằng. Xung đột vẫn diễn ra hằng năm và vẫn chưa tìm được biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, kể lại sau chuyến khảo sát về tình trạng tranh chấp nước ở khu vực này vào năm 2019.

Tiếp tục đọc “Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?”

Làng sạt lở thôi sợ sạt lở

13/10/2022 10:38 GMT+7

TTONhìn con nước cuồn cuộn đổ về, ký ức chạy “hà bá” của người dân Triêm Tây lại ùa về. Nhưng 15 năm nay, từ khi biết cách chung sống thuận tự nhiên, cảnh nơm nớp sợ sạt lở đã không còn dù mỗi năm nơi đây vẫn bị nhiều trận nước lụt.

Làng sạt lở thôi sợ sạt lở - Ảnh 1.

Những dự án du lịch về thôn Triêm Tây đã “tự tin” ra sát sông Thu Bồn khi áp dụng kè thuận tự nhiên – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

“Mang vào kẻo đạp gai, vít. Uốn ván thì khổ”, quăng cho khách đôi ủng, bà Huỳnh Thị Tài (67 tuổi, thôn Triêm Tây, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dẫn đi lội bùn. 

Đây đã là lần thứ hai trong tháng, người dân vùng đất ngã ba cuối sông Thu Bồn dọn lụt với tâm thế bình thản.

Tiếp tục đọc “Làng sạt lở thôi sợ sạt lở”

Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú

VNE – Thứ năm, 10/10/2019, 16:28 (GMT+7)

Hết giờ học, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) lại cầm cuốc xới đất, xách nước tưới cho vườn rau.

Học sinh tốp thì nhổ cỏ, tốp hái những cây rau xanh tốt đưa vào nhà bếp nấu ăn. Thầy trò vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Hoạt động này diễn ra hàng ngày ở ngôi trường miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam hơn 100 km.

Vườn rau hơn 200 m2 được giáo viên trường tiểu học Trà Tập xây dựng. Ảnh: Trần Tú.
Cô và trò trường tiểu học Trà Tập chăm sóc giàn bí. Ảnh: Trần Tú.

Hiệu trưởng Lê Huy Phương kể, khu tập thể giáo viên mới được san lấp mặt bằng, chưa có kinh phí làm sân bê tông. Sân đất thường lầy lội khi mưa xuống nên nhà trường cải tạo thành vườn trồng rau. Cách này vừa không tốn tiền đổ bê tông, vừa đem lại nguồn rau sạch cho học sinh.

Tiếp tục đọc “Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú”

Việt Nam thí điểm bán tín chỉ carbon rừng

NLD – 04-06-2021 – 07:48

Xuất khẩu tín chỉ carbon rừng, mỗi năm Việt Nam có thể thu về hàng trăm triệu USD, số tiền này sẽ được dùng để bảo vệ, phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân

Việt Nam thí điểm bán tín chỉ carbon rừng - Ảnh 1.

Bán tín chỉ carbon rừng sẽ giúp Quảng Nam bảo vệ, phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân địa phương.Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, với nội dung đồng ý chủ trương để UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, lập Ðề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng, suy thoái rừng; quản lý bền vững tài nguyên rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon rừng (gọi tắt là REDD+) tại tỉnh Quảng Nam. Thời gian thí điểm từ năm 2021-2025.

Tiếp tục đọc “Việt Nam thí điểm bán tín chỉ carbon rừng”

Lời rừng, hay lẽ tử sinh của tri thức bản địa

Ông là Briu Pố, ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Lên Tây Giang, hỏi về ông, người lớn, cán bộ đều biết. Còn vì sao biết, chuyện dài. Ông hay lên ti vi nói về đại đoàn kết, dân cần chi, cán bộ ra sao, trồng cây ba kích, luật tục rồi nghệ thuật điêu khắc người Cơ Tu. Tôi từng nghe một cán bộ ở tỉnh thốt lên: “Ông già lý luận không bẻ được, chữ nghĩa theo kịp xu hướng mới”. Tôi biết nhiều vị cán bộ huyện… né ông vì bệnh nói thẳng như cây chò, lại xuất thân là thầy giáo người Cơ Tu đầu tiên có bằng đại học, kiến thức về rừng đủ để người ta không qua mặt được.

“Anh bao nhiêu tuổi rồi?”. “Bảy mấy đó, không biết” – ông cười hề hề – “Hồi đó có khai sinh đâu”. Ừ. Mà có thì người ở núi, người già thôi, cũng chỉ tính tuổi theo mùa rẫy. Mỗi năm một mùa rẫy. Rẫy là rừng đó. Vì thế rừng là không gian, là thời gian, là lịch pháp, là đồng hồ sinh học đời người. Với người Cơ Tu, rừng như trường ca, thăm thẳm, mịt mùng, mờ ảo, gần gũi, gắn bó, xa vời, mê hoặc, sợ hãi. Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes đã từng có một tác phẩm về Tây Nguyên là Rừng, đàn bà, điên loạn. Rừng như người đàn bà đẹp, tài năng, dữ dội, dịu dàng, bảo bọc, như một tác phẩm kinh dị, lại như một bài thơ mềm như mưa thu, như mê cung của thần thoại… gom tất cả lại là tính thiêng, người ta cuộn trong lòng nó, thờ cúng nó, như mẹ. Rừng là mẹ.

Tiếp tục đọc “Lời rừng, hay lẽ tử sinh của tri thức bản địa”

Xây cầu, đường cho người nghèo – 2 bài

Kỳ 1: Sức lan tỏa từ những cây cầu LRAMP

Kỳ 2: Thay đổi tư duy: Một đồng bảo trì bằng ba đồng xây mới

***

Xây cầu, đường cho người nghèo

THÁI LINH Thứ Hai, 06-01-2020, 16:13+ |  Print

Cầu Tân Tây là cây cầu đầu tiên thuộc dự án LRAMP được khởi công trên địa bàn cả nước.

Nằm trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh bảo đảm an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) được gọi là những công trình dành cho người nghèo.

Hợp phần cầu dân sinh là một trong ba hợp phần chính thuộc dự án LRAMP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện dự án đang triển khai nhanh một năm so kế hoạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân những vùng khó khăn dễ dàng tiếp cận với văn hóa, y tế, giáo dục…

Tiếp tục đọc “Xây cầu, đường cho người nghèo – 2 bài”

Bài học cao su

  • QUỐC NAM – BÁ DŨNG – CÔNG ĐÔNG
  • TTCT – 10.11.2020, 13:36

Một thời khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên ầm ầm chặt rừng để trồng cao su. Loài cây cho ra những hạt mủ từng được ví là “vàng trắng” này giúp nhiều địa phương đổi thay bộ mặt, nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ.

Bài học cao su
Thương lái thu mua cây cao su gãy đổ sau bão số 5. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành

Phá bỏ cao su ồ ạt

Sau những trận bão, giấc mơ vàng trắng từ cây cao su tại Quảng Bình đã dần tắt. Chỉ trong 7 năm, tổng diện tích trồng cao su của tỉnh này đã giảm từ hơn 18.000ha xuống gần một nửa, chuyển qua những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Câu chuyện y hệt cũng diễn ra tại tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục đọc “Bài học cao su”

Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng

vietnambiz.vn – 20:47 | 12/06/2018

Một thời gian cao su được ví như “vàng trắng” nên được mở rộng dần ra phía Bắc. Các tỉnh miền Trung, rồi cả Tây Bắc trồng ào ạt. Vài năm nay, cây cao su gặp khó khiến nhiều hệ lụy phát sinh.
cao su vo mong vang trang mat trang
Vườn cao su của hộ bà Trần Thị Thu Nga (huyện Bắc Trà My) đến kỳ thu hoạch nhưng gia đình bỏ bê vì chẳng ai mua mủ – Ảnh: B.D.

Giá mủ cao su xuống thấp, nhiều nơi xảy ra tranh chấp với dân, cây cao su dễ đổ gãy, trồng ở nhiều vùng đất mới năng suất không cao… là những lý do khiến nhiều người trồng cao su khó khăn, thậm chí gần như mất trắng. Tiếp tục đọc “Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng”

Fish sauce and pottery in central region recognised as heritages

VNN – Update: September, 16/2019 – 08:51

An old woman introduces  traditional fish sauce product of Nam Ô village in Đà Nẵng city. The trade has been recognised as a National intangible heritage. — VNS Photos Công Thành

ĐÀ NẴNG — Two traditional trades – fish sauce from Nam Ô Village in Đà Nẵng and Thanh Hà pottery from Hội An – have been recognised as National Intangible Heritages by the Ministry of Culture, Sports and Tourism, contributing more cultural value to the two tourism hubs in central Việt Nam. Tiếp tục đọc “Fish sauce and pottery in central region recognised as heritages”

Lễ khai giảng giữa núi đồi của 34 học trò và 2 cô giáo trẻ

VietnamnetKhông rực rỡ cờ hoa, không áo quần xúng xính, lễ khai giảng của 34 học trò tại điểm trường vùng cao xa nhất của tỉnh Quảng Nam vẫn diễn ra ấm áp và đầy cảm xúc.

Trong lễ khai giảng đơn sơ diễn ra tại điểm trường Tắk Pổ, điểm lẻ của Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, những đứa trẻ mặt vẫn còn lấm lem đang chăm chú ngồi nghe cô giáo đọc thư chúc mừng năm học mới.

“Bục sân khấu” – nơi diễn ra các nghi thức cũng chỉ có một chiếc bàn nhỏ được phủ lên bởi tấm vải cũ, bên trên là tấm ảnh Bác Hồ. Lễ khai giảng tại Tắk Pổ không hoa, cũng chẳng có phụ huynh háo hức đến dự nhưng vẫn khiến người xem “nao lòng” vì sự ấm cúng, đơn sơ.

Lễ khai giảng giữa núi đồi của 34 học trò và 2 cô giáo trẻ
Những đứa trẻ mặt vẫn còn lấm lem đang chăm chú ngồi nghe cô giáo đọc thư chúc mừng năm học mới
Tiếp tục đọc “Lễ khai giảng giữa núi đồi của 34 học trò và 2 cô giáo trẻ”

Chuyện Hội An đi ‘xin’ trứng rùa

nongnghiep.vn – 25/08/2019, 07:01 (GMT+7) Gần 20 năm nay rùa không lên các bãi biển Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) sinh đẻ, nguyên nhân được xác định do tác động của con người và hoạt động du lịch.

Dựa vào đặc tính, rùa biển sinh ở đâu sau này sẽ tìm về đẻ trứng nên các nhà khoa học xin 1.900 trứng rùa từ Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) về ấp nở với hi vọng trong tương lai rùa biển tìm về đây đẻ trứng.

15-24-23_nh_1
Số trứng rùa được lấy từ Côn Đảo đưa về Cù Lao Chàm.

Tiếp tục đọc “Chuyện Hội An đi ‘xin’ trứng rùa”

Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!

Tiếp tục đọc “Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!”

Miền Trung đang chết cháy

PN  by Nhóm PV Miền Trung, Sơn Vinh

Sông nhiễm mặn, nước sinh hoạt thiếu, trẻ em và người già nhập viện ồ ạt, ruộng đồng khô cháy, cây trồng héo hon… Miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng khốc liệt. Dải đất gian khó này như bỏng rộp lên.

CHẮT CHIU TỪNG GIỌT NƯỚC SINH HOẠT

Nắng như thiêu, ở biển càng rát hơn bởi gió mang hơi nước mặn. Gió mang lưỡi lửa càn quét những gì nó gặp đã đành, mà còn hút kiệt chút ẩm ướt còn sót lại dưới đất sâu. “Chúng tôi ở đây thiếu nước quanh năm, nhưng năm nay đã thiếu lại càng thiếu” – ông Trương Tấn, ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư, H.Tuy An, tỉnh Phú Yên, nói.  Tiếp tục đọc “Miền Trung đang chết cháy”

Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn

15/07/2019 12:31 GMT+7

TTOCác tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề khi những ngày qua tình trạng cháy rừng trên diện rộng diễn ra, hàng chục ngàn hecta lúa khô cháy cùng xâm nhập mặn.

Ở Lý Sơn, người dân phải đến những giếng không bị nhiễm mặn chở từng can về dùng – Ảnh: TRẦN MAI

Xâm nhập mặn kỷ lục đang gây thiệt hại nặng nề dọc hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).

Tiếp tục đọc “Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn”

Islands to eliminate plastic waste

VNN – Update: July, 05/2019 – 08:43

A training course of solid waste sorting opens on the Chàm Islands, off the coast of Hội An city. The Islands began a plastic waste monitoring programme. — VNS Photo Công Thành

Hoài Nam

CHÀM ISLANDS — The Chàm Islands’ Marine Protected Area (MPA) management board, in co-operation with the International Union for Conservation of Nature (IUCN), has launched a new garbage sorting programme as part of efforts to reduce plastic waste in Việt Nam.

The project is one of 12 nationwide that IUCN and Greenhub – an NGO working in waste management – have implemented to support the community in classifying waste. Tiếp tục đọc “Islands to eliminate plastic waste”