Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ

***

Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa

13/01/2011 07:14 GMT+7

TT – Những khu công nghiệp mọc vội, những đập thủy điện ồ ạt dựng lên, chất thải giết chết các dòng sông, gây ô nhiễm bầu trời, bệnh tật xuất hiện, nguồn sống thu hẹp dần… đó là những “sự cố” mà đất nước láng giềng Thái Lan đang gánh chịu.

Tuổi Trẻ tường trình những câu chuyện từ những làng quê trên đất Thái.

Tháng 5-2007, hội nghị hằng năm lần 40 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Nhật Bản xuất hiện một phụ nữ Thái Lan. “Món quà” mà chị Maliwan Najwirot mang đến trình hội nghị là hơn 300 giấy xác nhận tử vong của người dân Mae Moh nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ nhà máy điện than ở Mae Moh. Chị hỏi chủ tịch ADB một câu hỏi khó: “Ông cảm thấy thế nào khi tiền đóng thuế của mình và người dân Nhật Bản đem cho vay đã giết chết 300 người dân Mae Moh?”. ADB sau đó đã ngưng hoàn toàn các khoản cho vay với dự án Mae Moh.

Chị Maliwan với hơn 300 giấy chứng tử của người dân Mae Moh trong kỳ họp lần 40 của ADB tại Nhật – Ảnh: Greenpeace

Tiếp tục đọc “Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ”

Nỗi ám ảnh trong những ‘làng ung thư’

VNEThứ gọi là “làng ung thư” có thật sự tồn tại?

Khái niệm này phổ biến trong truyền thông hơn một thập kỷ qua. Nó mô tả những địa phương nơi người dân tin rằng có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn mặt bằng chung – và việc này diễn ra mang tính quy luật, lâu dài, bởi một nguyên nhân bí ẩn nào đó.

“Làng ung thư” tồn tại nôm na như một ý niệm dân gian cho đến tháng Một năm 2015. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố một danh sách “làng ung thư” với 37 địa danh. Lần đầu tiên, “làng ung thư” được chính thức hóa bởi một cơ quan nhà nước. Tiếp tục đọc “Nỗi ám ảnh trong những ‘làng ung thư’”

‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm

Thuốc độc ở chính trong ta:

NN – 27/07/2018, 08:42 (GMT+7) Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, khoảng 100 nhà máy sản xuất thuốc BVTV và hơn 30 ngàn đại lý buôn bán thuốc BVTV. Đáng chú ý là thực sự chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp chi phối...

Lợi ích nhóm

Theo ông Trương Quốc Tùng – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật (BVTV) Việt Nam, lịch sử dùng thuốc BVTV ở nước ta được bắt đầu ở miền Bắc vào năm 1955. Nó tỏ ra là phương tiện quyết định, nhanh chóng dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40-60% năng suất trên diện rộng, cục bộ có thể mất trắng.

08-37-56_dsc_0465
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi ở một vùng trồng rau sạch

Tiếp tục đọc “‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm”

Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn – 5 bài

***
Đừng kinh doanh “hữu cơ” trong bóng tối”

Jerry Do – 09:55, 13/05/2018

TheLEADER Giấc mơ “hữu cơ” nào cũng đáng quý, mặc dù không có giấc mơ nào giống nhau, chỉ có điều chúng ta phải trung thực với những gì có thể làm hay nói cách khác là minh bạch thông tin vườn trồng cũng như sản phẩm để cộng đồng lựa chọn.

Đừng kinh doanh "hữu cơ" trong bóng tối

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn còn là giấc mơ của nhiều người. Tiếp tục đọc “Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn – 5 bài”