Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười

TT – 04/03/2023 13:47 GMT+7

TIẾN TRÌNH – SƠN LÂM

Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.

Dân xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An) rải vôi bột cải tạo nước nuôi tôm – Ảnh TIẾN TRÌNH

Những ao nuôi tôm này loang lổ như các “đám da beo” ngày càng lan rộng trên đồng lúa Đồng Tháp Mười.

Nghỉ làm trưởng ấp để… nuôi tôm

“Những “đám da beo” này lan rộng nhanh, đất trồng lúa bị thu hẹp lại… Tới giờ thì nhiều nơi diện tích nuôi tôm muốn lấn át diện tích trồng lúa rồi” – ông Bảy Nhâm, một nông dân ở Mộc Hóa, nói.

Không chỉ lo nước mặn từ các ao nuôi tôm ảnh hưởng trồng lúa, ông Bảy Nhâm và những nông dân trong vùng còn “sốt ruột” khi thấy các hộ dân lân cận nuôi tôm có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. “Gần nhà tôi có nhiều người đào ao thả tôm. Chính quyền địa phương không cho, nhưng họ làm lén, làm đại tới đâu hay tới đó. Chứ trồng lúa không khá nổi”, ông Bảy Nhâm nói thêm.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười”

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế

RFI –  01/11/2021

Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế - Tạp  chí Việt Nam
Ảnh tư liệu chụp ngày 21/09/2009, tại Sài Gòn, Việt Nam, sau một cơn mưa lớn. Do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập lụt ở các thành phố miền nam ngày càng trầm trọng. ASSOCIATED PRESS – Le Quang Nhat

Là một trong 4 quốc gia gánh chịu những tác hại năng nề nhất của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris COP 21, Việt Nam đã cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2030 so với năm 2005 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.QUẢNG CÁO

Nhân dịp hội nghị khí hậu COP 26 vừa khai mạc ở Glasgow ngày 31/10/2021, chúng ta hãy tìm hiểu xem các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam có những mặt tích cực và những hạn chế nào? Mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.

Tiếp tục đọc “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Những mặt tích cực và hạn chế”

Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha

DT Nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng được tỉnh Cà Mau phấn đấu mở rộng diện tích lên đến 20 ngàn ha trong năm 2020.

Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh. 
Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh. 

Rừng và tôm

ĐBSCL, tháng 5 nắng nóng oi bức, chúng tôi lặn lội về vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được chứng kiến cuộc chuyển đổi tư duy ở đây. Đến nơi đây, cái nắng nóng đã dịu hẳn đi khi chúng tôi ẩn mình vào trong những cánh rừng đang nuôi tôm sinh thái và được nghe những câu chuyện thành công trong cuộc chuyển đổi này.

Tiếp tục đọc “Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha”

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

VNA – 15/05/2018 17:42 GMT+7

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển.

Trong suốt hai tháng 3 – 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

Tiếp tục đọc “Trên vùng đất hạn Ninh Thuận”

Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai

TS04/04/2016 11:14 Nguyễn Ngọc Trân

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với ít nhất hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ chính sự khai thác đồng bằng. Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Các thách thức đó không tác động riêng lẻ mà cùng nhau và liên hoàn tác động, nhân lên hậu quả của các tác hại là thách thức tổng hợp đối với sự phát triển bền vững của đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở ngoài cùng của châu thổ sông Mekong giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6000 năm nay, từ trầm tích mà sông Mekong tải ra biển cộng với quá trình biển lùi. Nước và trầm tích là hai yếu tố thuộc về bản chất của đồng bằng.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai”

Những quy hoạch có nguy cơ bị chết yểu

Ngọc Lan Thứ Hai,  12/12/2016, 09:03 (GMT+7)

Với phân nửa năng lực các nhà máy hiện có, Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu về thép và nguyên liệu thép xây dựng. Tuy nhiên, thép tấm cán nóng là sản phẩm chất lượng cao, ít đầu tư lại không được nhắc đến hay khuyến khích. Ảnh: MAI LƯƠNG

(TBKTSG) – Dự thảo điều chỉnh Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến các bộ, ngành. Tương tự, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đang lấy ý kiến quy hoạch ngành mía đường đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Tiếp tục đọc “Những quy hoạch có nguy cơ bị chết yểu”

Siêu dự án nông nghiệp – 7 kỳ

  • Kỳ 1: Trại heo triệu đô ở biên giới
  • Kỳ 2: Trại bò công nghệ cao
  • Kỳ 3: Nguyên liệu cà phê chuẩn quốc tế
  • Kỳ 4: Trại bò sữa hiện đại nhất Đông Nam Á
  • Kỳ 5: Làm gạo hữu cơ
  • Kỳ 6: Nuôi tôm trong nhà
  • Kỳ 7: Làng rau ‘thần kỳ’ kiểu Nhật

***

Siêu dự án nông nghiệp: Trại heo triệu đô ở biên giới

09/03/2015 05:11

TNỞ biên giới VN – Campuchia xuất hiện một trang trại – resort đúng nghĩa, mà theo lời chủ nhân của nó thì mức hiện đại của trại đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống tự động trong trang trại heo hiện đại nhất VN - Ảnh: Q.T
Hệ thống tự động trong trang trại heo hiện đại nhất VN – Ảnh: Q.T

Tiếp tục đọc “Siêu dự án nông nghiệp – 7 kỳ”

Có còn con sông nước lớn, nước ròng?

20/06/2016 – 06:18 AM

NĐT – Nằm ở phía cuối cùng của lưu vực sông Mekong, tiếp giáp với biển, đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được chính dòng sông này mang phù sa miệt mài bồi đắp trong 6.000 năm nay. Là một trong những vùng đất màu mỡ nhất thế giới, nét văn hóa và sinh kế của cư dân nơi đây chịu ảnh hưởng của sông nước và biển. Nhưng trong tương lai, đồng bằng có nguy cơ không còn thấy cảnh “con nước lớn, con nước ròng” do sự liên thông với biển đang dần bị cắt đứt. Đồng bằng có khi trở thành một vùng nước hồ tù đọng.

công trình thủy lợi ĐBSCL
ĐBSCL có nguy cơ không còn thấy cảnh “con nước lớn, con nước ròng” do sự liên thông với biển đang dần bị cắt đứt – Ảnh: L.Quỳnh Tiếp tục đọc “Có còn con sông nước lớn, nước ròng?”

Chuyện hai người nuôi tôm: Đồng bằng sông Cửu Long và thích ứng biến đổi khí hậu

WB – 1 Tháng 8 Năm 2016

Image
Năm nay, ông Nguyễn Văn Khuyên (phải), chủ sở hữu 6 ha nuôi trồng thủy sản cạnh kênh nước lợ tại Cà Mau đã không thể nuôi tôm như mọi năm do hạn hán nặng nề. Còn ông Tô Hoài Thương (trái) nhờ ứng dụng kỹ thuật đối phó với hạn hán, ông đã chia đầm của mình ra làm 3 đầm nhỏ —một nuôi tôm, một nuôi cá, và một để trữ nước ngọt. Nhờ vậy mà sản lượng năm nay dự tính sẽ thu được 10 tấn, bằng với năng suất các vụ khác. Tiếp tục đọc “Chuyện hai người nuôi tôm: Đồng bằng sông Cửu Long và thích ứng biến đổi khí hậu”

Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

VNA – 19/04/2016 06:01 

Dự án MAM (Bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải) được thực hiện tại tỉnh Cà Mau nhằm hỗ trợ việc nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng ngập mặn đang tạo ra hiệu quả trông thấy khi vừa phát triển kinh tế cho người nông dân vừa phục hồi và mở rộng diện tích rừng ngập mặn đã mất.


Thành quả tôm sinh thái.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn”

Sự quyến rũ của nước mặn

– 85+86+87 VÕ TÒNG XUÂN 12:0 PM, 15/04/2016

GS.TS Võ Tòng Xuân trong chuyến đi thực địa tại huyện U Minh (Cà Mau).
Rừng ngập mặn Cà Mau vốn đã được xếp vào danh sách rừng bảo tồn sinh quyển quốc tế, có diện tích lớn thứ hai thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon.

LTS: Năm 1998, khi được lãnh đạo tỉnh Cà Mau đặt hàng bài viết cho ấn phẩm giới thiệu vùng Đất Mũi, GS-TS Võ Tòng Xuân đã có bài viết nói về lợi thế của nước mặn bằng tiếng Anh “SALINE ATTRACTION”. Tuy nhiên do ngại chạm lại chủ trương “ngọt hóa” của T.Ư nên bài viết chưa được công bố. Nhân sự kiện mặn xâm nhập kỷ lục thế kỷ, GS Võ Tòng Xuân tự dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Sự quyến rũ của nước mặn” và gởi riêng cho Báo Lao Động. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc… Tiếp tục đọc “Sự quyến rũ của nước mặn”