Treo đầu ngọn sóng

ND – Thứ Bảy, 18-09-2021, 14:03

Bờ biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đang bị sạt lở với tốc độ chóng mặt.

Ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 có tên Conson vừa qua, những con sóng dữ dằn ngày càng khoét sâu vào bờ biển Quảng Nam, khiến nhiều điểm sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không sớm có được giải pháp cấp bách, với tình trạng nước biển lấn sâu vào đất liền từ 5-10m, thậm chí 30m, nhiều ngôi làng ven biển trên dải đất miền trung đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Tiếp tục đọc “Treo đầu ngọn sóng”

Ly hương nơi hạ nguồn Mekong

3h sáng, Đặng Văn Bình mở mắt trong căn chòi nhỏ ven sông ở xã An Phú Trung (Ba Tri, Bến Tre). Dưới bầu trời tĩnh mịch chỉ có tiếng ếch nhái gọi nhau rã rượi. Hai đứa con gái anh, đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ mới hai tuổi rưỡi vẫn còn đang say ngủ.

Sợ con thức giấc, Bình chỉ đứng bên đầu giường nhìn chúng một lúc, rồi thở dài, bỏ ra phía trước chòi. Thạch Thị Bo Pha, vợ Bình đã thu xếp sẵn cho chồng ba bộ đồ lao động cũ mèm bỏ trong ba lô, mớ cá khô, chục hột vịt, một bao gạo chục ký cùng 600.000 đồng.

Đó là tất cả hành trang của người đàn ông 34 tuổi, cho cuộc tha phương cầu thực cách đó 300 km, giữa mùa hạn mặn khốc liệt, một sáng sớm tháng hai. Tiếp tục đọc “Ly hương nơi hạ nguồn Mekong”

Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây: Dân cắt lúa hỏng cho bò ăn dần

Thứ Năm, 20/02/2020 15:06:00 +07:00

(VTC News) – Hạn hán, xâm nhập mặn khiến cây lúa không phát triển được, chị Thoa (Giồng Trôm, Bến Tre) đành cắt lúa đem về cho bò ăn dần.

Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây: Dân cắt lúa hỏng cho bò ăn dần - 1

Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn được đánh giá là khốc liệt nhất từ trước đến nay.

Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây: Dân cắt lúa hỏng cho bò ăn dần - 2

Tại Bến Tre, ảnh hưởng của hạn, mặn khiến lúa sinh trưởng chậm, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 4.856 ha. Theo UBND tỉnh, vụ lúa đông xuân 2019 – 2020, bà con xuống giống khoảng 5.280 ha, tập trung ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm và Bình Đại. Tiếp tục đọc “Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây: Dân cắt lúa hỏng cho bò ăn dần”

Mê Kông cạn cá

BVR&MT – Tbong ngồi trong bóng râm của căn chòi tạm bợ trên bờ hồ Tonlé Sap, quanh anh là mấy đứa trẻ tò mò.

“Cá quả, cá trê, cá tai tượng… Trước đây, cách đây rất lâu, hồ có rất nhiều cá”, anh vừa nói vừa nheo mắt vì nắng.

Cá ở Tonlé Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á là nguồn chất đạm chính cho người Campuchia. (Ảnh: Getty)

Nhưng mọi thứ thay đổi chóng vánh. Các loài cá suy giảm, thực vật đang chết dần và toàn bộ hệ thống sông Mê Công tan rã. Đối với những đứa trẻ tụ tập quanh Tbong, một Tonlé Sap trù phú chỉ còn trong chuyện kể.

Nằm ở trung tâm lưu vực hạ nguồn sông Mê Công, Tonlé Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Hồ và vùng ngập lũ xung quanh được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào năm 1997, là nơi sinh sản, cung cấp nguồn thức ăn và là nơi thu hoạch hàng trăm loài cá và các sản phẩm thủy sản khác. Tiếp tục đọc “Mê Kông cạn cá”

Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn

15/07/2019 12:31 GMT+7

TTOCác tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề khi những ngày qua tình trạng cháy rừng trên diện rộng diễn ra, hàng chục ngàn hecta lúa khô cháy cùng xâm nhập mặn.

Ở Lý Sơn, người dân phải đến những giếng không bị nhiễm mặn chở từng can về dùng – Ảnh: TRẦN MAI

Xâm nhập mặn kỷ lục đang gây thiệt hại nặng nề dọc hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).

Tiếp tục đọc “Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn”

Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối: 5 bài

Bến cá Ngư Lộc sau một chuyến vươn khơi.

***

Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối

10/06/2019, 06:45 (GMT+7)

LTS: Cùng với Nghi Sơn, Vũng Áng, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng… thu hút hàng ngàn nhà đầu tư vào khai thác tiềm năng lợi thế thì vùng biển Bắc Trung bộ vẫn còn đó những gam màu tối.

Biết bao nông dân, doanh nghiệp đổ mồ hôi sôi nước mắt cho những ý tưởng làm giàu nhưng bất thành. Họ thiếu hụt về tài chính, tri thức, định hướng, hay sự hoành hành của thiên tai và cả nhân tai. May mắn lắm, một vài nơi có được của ăn của để nhưng ánh hào quang ấy cũng chỉ lấp lánh trước viễn cảnh bấp bênh.

Loạt bài viết này chỉ ra thực trạng và đặt ra những câu hỏi, giải pháp nào để vùng bãi ngang này được quan tâm xác đáng, phát triển mạnh như tiềm năng vốn có của nó.

Tiếp tục đọc “Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối: 5 bài”

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ chìm hoàn toàn vào năm 2100

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht ở Hà Lan vừa cảnh báo khu vực đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của Việt Nam, đang phải đối mặt với nguy cơ bị chìm gần như hoàn toàn vào năm 2100.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht đã tạo ra một mô hình số rộng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và sử dụng nó làm cơ sở cho các dự đoán trong tương lai.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy việc khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với tốc độ gia tăng mực nước biển do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo đã kéo theo tình trạng sụt lún đất, có thể khiến gần như toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long bị chìm trong tương lai. Tiếp tục đọc “Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ chìm hoàn toàn vào năm 2100”

Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng

Từng là nơi cắm trại hè lý tưởng cho thanh thiếu nhi, những rừng dương Thọ Quang, Mân Thái, Mỹ Khê, Sao Biển, Non Nước, Xuân Thiều… trải ngút ngàn dọc ven biển Đà Nẵng giờ chỉ còn là hoài niệm!

Chuyện xưa kể rằng…

Có dịp đến bãi biển Đại Lãnh (Khánh Hòa) cách đây ít hôm, càng ấn tượng với rừng dương ở đây bao nhiêu, chúng tôi càng tiếc quay, tiếc quắt những rừng dương Thọ Quang, Mân Thái, Mỹ Khê, Sao Biển, Non Nước, Xuân Thiều… trải ngút ngàn trên bãi biển Đà Nẵng. Nếu còn đến bây giờ, chắc cũng cổ thụ không kém gì rừng dương Đại Lãnh. Cách đây hơn 10 năm về trước, những rừng dương ấy là nơi thanh thiếu nhi Đà Nẵng mở hết đợt trại này đến đợt trại khác, nhất là vào dịp hè.

Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng - ảnh 1
Càng ấn tượng với rừng dương ven biển Đại Lãnh (Khánh Hòa) hiện nay bao nhiêu… (Ảnh: HC)

Tiếp tục đọc “Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng”

Băn khoăn xây cống Cái Lớn – Cái Bé

Sông Cái Lớn và sông Cái Bé là hai con sông lớn nhất ĐBSCL đổ ra biển Tây, nên nước mặn theo đó xâm nhập mạnh vào vùng Bán đảo Cà Mau, nhất là các tháng cuối mùa khô. Ngày 5/4/2017, Bộ NN&PTNT có tờ trình Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư xây cống ngăn mặn sông Cái Lớn và Cái Bé, đến nay, nhiều bộ và địa phương cùng các chuyên gia bày tỏ băn khoăn.

Dự án có tên Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, nhằm kiểm soát mặn từ biển Tây, tăng lượng nước ngọt từ sông Hậu về vùng U Minh, tây Quản lộ – Phụng Hiệp và Nam Cà Mau. Vùng hưởng lợi, từ sông Hậu phía Đông Bắc tới biển phía  Tây, từ kênh Cái Sắn mạn Bắc đến kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp mạn Nam. Có 906.758 ha đất nằm trong dự án, của 6 địa phương: thành phố Cần Thơ và các tỉnh  Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.


Sơ đồ vị trí cống Cái Lớn – Cái Bé Tiếp tục đọc “Băn khoăn xây cống Cái Lớn – Cái Bé”

How environmental pollution is ruining the Mekong Delta

Last update 16:59 | 23/09/2017

The Mekong Delta is a land carpeted in endless shades of greens, a magical water world that is being destroyed by climate change and environmental pollution, says the Vietnam Environment Administration.

How environmental pollution is ruining the Mekong Delta, Vietnam environment, climate change in Vietnam, Vietnam weather, Vietnam climate, pollution in Vietnam, environmental news, sci-tech news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam

Some 20 million people call the Mekong Delta home, and 60 million are dependent on the natural environment of river system for their livelihoods, says the Environment Administration. Tiếp tục đọc “How environmental pollution is ruining the Mekong Delta”

Cận cảnh nông dân bị ảnh hưởng do hạn hán

FAO –  21/04/2017 Trong năm 2016, người dân miền Trung và miền Nam Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn lớn nhất trong lịch sử 90 năm vừa qua, trong đó 18 tỉnh phải thông báo tình trạng khẩn cấp. Sau những thiên tai này, một triệu người cần hỗ trợ lương thực và 1,75 triệu người mất thu nhập do bị thiệt hại hoặc mất sinh kế. Chính phủ Việt Nam ước tính tổng thiệt hại kinh tế lên tới 674 triệu USD. Anh Đinh Văn Tường, con rể lớn nhất trong một gia đình nông dân ở xã An Thành, tỉnh Gia Lai, là một trong số những người gánh chịu thiệt hại này.

Tiếp tục đọc “Cận cảnh nông dân bị ảnh hưởng do hạn hán”

Chỉ đúng nguyên nhân ĐBSCL sạt lở và các khuyến nghị

BĐV – Bài viết của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân – Nguyên Chủ nhiệm Chương trình cấp Nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL về tình hình sạt lở ở khu vực này.

Tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

Các nguyên nhân cơ bản thường được nói đến thời gian gần đây là do thiếu hụt trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính sông Lancang – Mekong giữ lại, và do lạm khai thác cát sông.

Hiểu sâu để có giải pháp tốt. Nhằm mục đích này, xin đóng góp một số ý kiến vào nhận thức khách quan vấn đề sạt lở và từ đó một số việc cần làm theo thiện ý của tác giả.

Tiếp tục đọc “Chỉ đúng nguyên nhân ĐBSCL sạt lở và các khuyến nghị”

Sea level rise will double coastal flood risk worldwide

Small but unstoppable increases will double frequency of extreme water levels with dire consequences, say scientists

High tides lash Mumbai on the western Indian coast.
High tides lash Mumbai on the western Indian coast. A sea level rise of 5-10cm could double the flood risk. Photograph: Pal Pillai/AFP/Getty

Small but inevitable rises in sea level will double the frequency of severe coastal flooding in most of the world with dire consequences for major cities that sit on coastlines, according to scientists.

The research takes in to account the large waves and storm surges that can tip gradually rising sea levels over the edge of coastal defences. Lower latitudes will be first affected, in a great swath through the tropics from Africa to South America and throughout south-east Asia, with Europe’s Atlantic coast and the west coast of the US not far behind. Tiếp tục đọc “Sea level rise will double coastal flood risk worldwide”

Mekong Delta urged to store fresh water for 2017 dry season

Last update 08:15 | 06/02/2017
VietNamNet Bridge – The dry season in 2017 is expected to be less severe than in 2016, but Mekong Delta will still face a lack of fresh water and saline intrusion, scientists say.

vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, MARD,  TPP, US President Obama, Vietnam net news, Vietnam latest news, vn news, Vietnam breaking news, Mekong Delta, saline intrusion,

Localities in Mekong Delta are now taking initiative in storing water and cooperating with each other in exploiting water sources, getting ready to cope with drought and saline intrusion.

According to the Central Center for Hydrometeorology Forecasting, the 2016-2017 dry season is likely to end later than usual. It said the drought would be less severe than in 2015-2016, while the water level on Mekong River would be low and influenced by tides. Tiếp tục đọc “Mekong Delta urged to store fresh water for 2017 dry season”