Forex – kênh đầu tư trái phép nhiều rủi ro

nhân dân – Thứ Hai, 26-07-2021, 06:27

Forex đang trở thành kênh đầu tư ưa thích của nhiều người, nhất là giới trẻ yêu công nghệ.

Dù chưa được cấp phép, nhưng vẫn có khoảng 300 sàn giao dịch ngoại hối (Foreign Exchange – Forex) đang hoạt động tại Việt Nam với hàng nghìn nhà đầu tư tham gia và số tiền lên tới nhiều triệu USD. Đáng lo ngại, công tác điều tra của lực lượng công an cho thấy, hơn 95% trong số này là các sàn giao dịch biến tướng, được lập nên nhằm mục đích lừa đảo, áp dụng mô hình đa cấp để kêu gọi huy động vốn bất hợp pháp rồi chiếm đoạt.

Đầu tư ngoại hối hay đánh bạc tài xỉu?

Vốn là dân làm du lịch và khách sạn nên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi hoạt động kinh doanh của Tuấn “em” (trú tại Hà Nội) đều lâm vào đình trệ. Vì vậy, Tuấn bắt đầu tìm đến các kênh đầu tư mới như chứng khoán và Forex. Khi biết tôi đang muốn tìm hiểu về Forex, Tuấn hồ hởi giới thiệu ngay cách thức giao dịch trên sàn VT Markets (sàn giao dịch Forex của Australia). Tại đây sẵn có tỷ giá của tất cả các đồng tiền nước ngoài, vàng hay hàng hóa. Nhà đầu tư chỉ cần chọn một cặp tỷ giá, sau đó đặt cửa tăng hoặc giảm và “trúng ăn, thua chịu”, đơn giản như chơi “tài xỉu” (đánh bạc đặt cửa to – nhỏ).

Tiếp tục đọc “Forex – kênh đầu tư trái phép nhiều rủi ro”

Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?

Hà Đông Thứ Sáu,  20/10/2017, 08:36 (GMT+7)


Sự tăng giảm thất thường của dự trữ ngoại hối cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô thiếu sự ổn định. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Số liệu chính thức cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến hết quí 3-2017 đạt 45 tỉ đô la Mỹ, tăng thêm 6 tỉ đô la Mỹ so với cuối năm 2016. Như vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có sự tăng trưởng “thần kỳ” trong năm 2016 và 2017.

Cần một sự tăng trưởng bền vững hơn

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua được khoảng 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016 và khoảng 6 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, nếu nhìn lại dữ liệu lịch sử thì có lẽ chúng ta cần một sự tăng trưởng bền vững hơn của dự trữ ngoại hối thay vì tăng sốc như hai năm gần đây. Tiếp tục đọc “Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?”

Chống “đô la hóa” nền kinh tế: Thực trạng và một số kiến nghị

TCTC – 07:00, 15/07/2016

THS. BÙI THỊ QUỲNH TRANG – ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

(Taichinh) –Đánh giá đúng mức độ “đô la hóa” và tác động của “đô la hóa” đối với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần kiểm soát tình trạng “đô la hóa”, ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng “đô la hóa” nền kinh tế và đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của hiện tượng này đối với nền kinh tế, bài viết đưa ra một số đề xuất cho công tác chống “đô la hóa” nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám

MINH NGUYỆT Thứ Ba | 04/10/2016 08:00 NCĐT

Dòng xoáy di dân đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trước sự chuyển dịch sắc xanh (ngoại tệ) và sắc xám (trí thức trẻ).

Trên chuyến bay đêm từ Hồng Kông đến TP.HCM, ánh mắt trầm ngâm hiện rõ trên gương mặt của ông Terance V., giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam của một ngân hàng nước ngoài. Vài năm gần đây, chi nhánh ngân hàng của ông tại TP.HCM đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao; Tiếp tục đọc “Người Việt di cư: Sự chuyển dịch sắc xanh và sắc xám”

Biến động lãi suất tiền đồng có liên quan đến đô la Mỹ

Hồ Lê – Thứ Sáu,  29/1/2016, 15:06 (GMT+7)

Các ngân hàng đang buộc phải dùng tiền đồng mua đô la Mỹ để cân bằng trạng thái ngoại hối và giữ thanh khoản đô la Mỹ, từ đó có nhu cầu nâng lãi suất tiền đồng. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Từ nửa cuối tháng 12 năm ngoái trở lại đây, các ngân hàng thương mại lần lượt tăng lãi suất huy động tiền đồng (VND), phổ biến ở các kỳ hạn ngắn và trung hạn. Theo nhận định của đa số, hiện tượng này là do các ngân hàng muốn thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân thông thường này, liệu còn nguyên nhân nào khác tác động lên mặt bằng lãi suất huy động VND?

Tiếp tục đọc “Biến động lãi suất tiền đồng có liên quan đến đô la Mỹ”