Từ biển Đông đến RIMPAC

  • DANH ĐỨC
  • 02.06.2018, 16:04

TTCT – Tình hình Biển Đông đang thay đổi chóng vánh và dồn dập, kèm theo những “bình luận” trích từ nhiều nguồn dễ gây ngộ nhận tương quan “nhân quả”. Các sự kiện trên Biển Đông liên quan gì tới cuộc tập trận RIMPAC và những động thái mới của Mỹ? Các dữ kiện sẽ cho phép nhận chân tình hình.

Từ biển Đông đến RIMPAC
Tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2016. Ảnh: Asia News

“Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, đối không, cùng các thiết bị nhiễu sóng tại các thực thể tranh chấp ở khu vực Trường Sa của Biển Đông. Việc Trung Quốc vừa cho hạ cánh máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm cũng đã làm căng thẳng nổi lên” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ loan báo hôm 23-5. Tiếp tục đọc “Từ biển Đông đến RIMPAC”

Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ

***

Siêu bom hạt nhân thế hệ mới là cái gì?

02/08/2017 14:16 GMT+7

TTO – Đầu tháng 7-2017, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã cảnh báo tình hình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới.

Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 - Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 – Ảnh: Không quân Mỹ

Không có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trong tương lai gần. Các nước đều tiếp tục phát triển hoặc triển khai thêm các hệ thống vũ khí mới hoặc tuyên bố sẽ làm như thế
Chuyên viên Shannon Kile (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm)

Chín nước gồm năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên đang sở hữu 14.935 đầu đạn hạt nhân, trong đó đã triển khai 4.150 đầu đạn. Tiếp tục đọc “Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ”

Tự do hàng hải của nước lớn

  • DANH ĐỨC
  • 28.07.2017, 12:27

TTCT– Thứ sáu 21-7 vừa rồi, Jared Dummitt và Eliot Kim, hai nghiên cứu sinh của Trường Luật Harvard, đã đăng một bài trên website luật học lawfareblog.com có tựa đề “khác lạ”: “Chiến tranh vì biển: Hãy quen dần với điều đó trên Biển Đông”.

Tự do hàng hải của nước lớn
Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc (chưa đặt tên) được hạ thủy ngoài khơi thành phố cảng Đại Liên tháng 4-2017.-Ảnh: The New York Times

Hai tác giả bắt đầu bằng câu chuyện: “Tuần này, hải quân và không quân Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động mở rộng – trong số đó có một số vụ là chưa từng có trước đó ở trong và xung quanh lãnh hải của Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Bắc Kinh đã tỏ rõ giọng điệu thách thức khi dấy lên những dấu hỏi về tính thích đáng của các hoạt động này”. Tiếp tục đọc “Tự do hàng hải của nước lớn”

Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ

  • Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn
  • Kỳ 2: Đến những chuyến tầu bí mật trên biển Caribê
  • Kỳ 3: Cuộc đấu vẫn tiếp tục
  • Kỳ 4: Phát hiện kinh hoàng của những chiếc máy bay do thám tầm cao U-2
  • Kỳ 5: Cuộc khủng hoảng bắt đầu ló dạng
  • Kỳ 6: Hành động ngăn chặn của quân đội Mỹ
  • Kỳ 7: Những bức thư qua lại giữa Kennedy và Khrushchev
  • Kỳ 8: Liên hợp quốc vào cuộc
  • Kỳ 9: Xuất hiện dấu hiệu xuống thang
  • Kỳ 10: Lập trường kiên quyết của Cuba
  • Kỳ 11: Hồi kết của cuộc khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô, hai nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962.

***

Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn

BTT – Khủng hoảng tên lửa Cuba (tháng 10/1962) là sự kiện kịch tính nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từng đẩy Mátxcơva và Oasinhtơn đến bên bờ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng rốt cuộc, ít người biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nó và nhân loại đã thoát ra khỏi thảm họa hạt nhân nhãn tiền đó như thế nào.

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ”

Đến lúc nước Nhật phải “tự bơi”!

  • DANH ĐỨC
  • 04.12.2016, 05:41

TTCT – Muốn hay không muốn, sớm hay muộn, nước Nhật cũng phải “tự bơi”. Điều này chính phủ Shinzo Abe đã chuẩn bị từ mấy năm qua. Những thay đổi của thời thế càng làm cho tiến trình tự lực này dứt khoát hơn.

Đến lúc nước Nhật phải "tự bơi"!
Ông Shinzo Abe là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên chính thức gặp ông Donald Trump sau khi ông Trump đắc cử -japantimes.co.jp

Tiếp tục đọc “Đến lúc nước Nhật phải “tự bơi”!”

Mạng TQ nêu chiến thuật đáp trả lối đánh của VN

VNY – 2 thg 6, 2016

Để đối phó với đòn đánh phong tỏa căn cứ tàu ngầm, tàu sân bay và các căn cứ không quân của TQ trên đảo Hải Nam do Việt Nam có thể thực hiện, mạng Sina cho rằng họ sẽ sử dụng tên lửa hành trình để bắn nát các căn cứ tàu ngầm và sân bay của VN, bước 2 là cho không quân ồ ạt đánh phá và bước 3 là đổ lục quân vào.