Sứ mệnh mới của thủ phủ tơ tằm

MAI VINH 11/01/2018 22:01 GMT+7

TTCT – Cuộc trở mình của lụa Bảo Lộc đặt mục tiêu làm cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu tơ lụa Bảo Lộc. Trong quá khứ, những chuyên gia của Nhật Bản từng xác định Bảo Lộc là xứ tốt nhất Việt Nam để làm tơ lụa.

Lụa Việt rất cần được hà hơi tiếp sức để có thể bay xa… Ảnh: Mai Vinh

Đến giữa năm 2017, tơ lụa Bảo Lộc đã có mặt ở thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Ý, Anh, Pháp và các nước khu vực Trung Đông.

Từ tơ tằm, các nhà dệt ở Bảo Lộc đã sản xuất lụa satin dùng may kimono cho người Nhật; lụa yozu dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ; vải lụa habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp…

Tiếp tục đọc “Sứ mệnh mới của thủ phủ tơ tằm”

Đầu tiên, họ giết một cây…

MAI VINH 29/11/2020 18:00 GMT+7

TTCTDùng muối mỏ, dầu hỏa, thuốc diệt cỏ, bao nilông, đốt lửa… là vài cách phổ biến nhất trong 1.001 cách “giết” một cái cây đang được nhiều website hướng dẫn công khai trên mạng. Tỉ mỉ đến cả quy trình giết cây, từ cây non tới cổ thụ, sao cho kín đáo và hiệu quả nhất, lại khó bị phát hiện. Ở Lâm Đồng, hàng ngàn cây thông đã bị giết theo cách ấy. Thoạt tiên là vài cây thông lẻ nhưng sau 10 năm, hơn 90 ngàn hecta rừng đã biến mất.

Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bị phá, thông nằm la liệt (Ảnh: Mai Vinh)

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tiến hành kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và công bố kết quả vào các năm 2016, 2018. 

Tiếp tục đọc “Đầu tiên, họ giết một cây…”

Chùm ảnh: Đà Lạt những năm 1989-1990 qua ống kính Doi Kuro

redsvn

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Đà Lạt thập niên 1990 trong ảnh của Doi Kuro

Bên trong một quán cà phê ở Đà Lạt năm 1989.

Hai cha con trên một con đường ở Đà Lạt năm 1990.

Tiếp tục đọc “Chùm ảnh: Đà Lạt những năm 1989-1990 qua ống kính Doi Kuro”

Nuối tiếc những mái nhà dài của người Mạ

BDT – PV – 11:20, 10/05/2019

Chúng tôi trở lại vùng cư trú của bà con người Mạ ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và nhận thông tin bất ngờ: Trong số hơn 1.200 hộ đồng bào tộc danh Mạ (ngành Mạ Ngăn) cư trú ở các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, B’Lá… của huyện này hiện chỉ còn lại duy nhất 1 ngôi nhà dài độc đáo. Kiến trúc nhà dài của đồng bào Mạ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, đó là một thực tế hiện hữu ngay tại không gian của buôn làng ở vùng sâu, vùng xa.

Nhà ông K’Rền ở buôn Bờ Đăng hiện được xem là căn nhà đặc trưng nhất của kiểu nhà dài ở xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) còn hiện hữu. Căn nhà được làm từ năm 2001, ban đầu chỉ có 2 bếp nhưng tới nay đã được nối dài thành 5 căn bếp với 14 người cùng sinh sống.

Một góc nhà dài người Mạ ở Lộc Bắc, Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Nuối tiếc những mái nhà dài của người Mạ”

USAID tập huấn cách sử dụng điện thoại di động để hoạt động chi trả phí bảo vệ rừng minh bạch, an toàn và nhanh chóng hơn

USAID – Thứ Sáu, 9 October, 2020

Chị Điểu Thị Trang – Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) do USAID tài trợ

Chị Điểu Thị Trang là người dân tộc Châu Mạ sinh ra và trưởng thành ở khu vực Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Việt Nam. Từ khi còn nhỏ đến nay đã kết hôn và có hai con, nguồn thu nhập của chị Trang và gia đình vẫn dựa vào rừng Cát Tiên.

Nhằm giảm phụ thuộc vào rừng và khuyến khích thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng bền vững tại nơi sinh sống, năm 2010 Chính phủ Việt Nam đã đưa vào triển khai hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES). Theo quy định của hệ thống này, các công ty thủy điện sẽ trả cho thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng, giống như gia đình chị Trang, tiền bảo vệ các lưu vực sông để đảm bảo các công ty này có nguồn cung nước ổn định cho hoạt động sản xuất điện.

Đối với trường hợp của chị Trang, gia đình chị đã nhận gần 1.100 đô la (tương đương khoảng 24 triệu đồng) mỗi năm thông qua hệ thống PFES cho việc bảo vệ và chăm sóc các khu rừng tại Cát Tiên.

Tiếp tục đọc “USAID tập huấn cách sử dụng điện thoại di động để hoạt động chi trả phí bảo vệ rừng minh bạch, an toàn và nhanh chóng hơn”

Phải lòng xứ Cù Lần

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Trong những ngày cả nước giãn cách phòng chống dịch Covid-19, du khách vắng bóng, hàng trăm lao động ở thung lũng ngàn hoa vẫn tất bật xây dựng thêm dãy nhà sàn lưu trú dưới tán rừng, hoàn tất dần từng khâu cần chăm chút cho tuors Đại Ngàn mà chủ doanh nghiệp tự tin sẽ “bùng nổ” khi dịch qua đi.  

Nép giữa cỏ hoa

Cách Đà Lạt tới 21 km, đường tới Làng Cù Lần uốn lượn giữa ngàn thông tuyệt đẹp, dù khá bất tiện với những người ngại di chuyển, thời gian ít. 

Làng Cù Lần cỏ hoa rực rỡ ở Lâm Đồng

Tiếp tục đọc “Phải lòng xứ Cù Lần”

Dự án nghỉ dưỡng “tác động” 4.200m2 đất rừng phòng hộ

Thứ Tư, 18/12/2019, 15:36:41

NDĐTTrong quá trình thi công mặt bằng để xây dựng năm biệt thự trên diện tích được cấp phép 1.300m2, Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, chủ đầu tư Dự án khu điều dưỡng, nghỉ dưỡng và an dưỡng tiêu chuẩn quốc tế, tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), đã san ủi, “tác động” hơn 4.200m2 đất rừng phòng hộ.

Dự án nghỉ dưỡng “tác động” 4.200m2 đất rừng phòng hộ
Chủ đầu tư đã “tác động” hơn 4.200m2 đất rừng phòng hộ trong quá trình thực hiện dự án.

Tiếp tục đọc “Dự án nghỉ dưỡng “tác động” 4.200m2 đất rừng phòng hộ”

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)

Một điểm di dân tự do ở huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang dần được nhà nước đầu tư xây dựng để ổn định đời sống cho nhân dân.

***

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do

08:01 21/03/2019

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.600km2 với trên 6 triệu dân. Vùng trọng điểm các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều… này đang chịu áp lực nặng nề nhất cả nước về tình trạng di dân tự do… Tiếp tục đọc “Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)”

Đà Lạt quy hoạch khu Hòa Bình: Lời cảnh báo về một thành phố vô hồn!

NDT –  17:45 | Thứ bảy, 16/03/2019 41

LTS: Ngày 15.3.2019, Đà Lạt đã chính thức công bố bản “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”. Bản đồ án “khu thương mại phức hợp” cao tầng thay cho một khu Hòa Bình đầy dấu ấn lịch sử, ký ức đô thị, không những tạo ra sự bất an nơi những cư dân trong khu vực bị chi phối, cư dân quan tâm đến lịch sử văn hóa Đà Lạt mà còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên – một cây bút biên khảo văn hóa Đà Lạt – có cuộc trao đổi với TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn xoay quanh sự kiện này.

Dinh Tỉnh trưởng, công trình sẽ bị thay thế bằng khu cao ốc thương mại phức hợp, theo bản đồ án quy hoạch của KTS. Hồ Thiệu Trị. Ảnh: Nguyễn Vinh


Tiếp tục đọc “Đà Lạt quy hoạch khu Hòa Bình: Lời cảnh báo về một thành phố vô hồn!”

Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại

Kết quả hình ảnh cho đám cưới Raglai
Đám cưới người Raglai tại nhà trai. Ảnh: Internet

Nguyễn Thanh Tùng*

Tóm tắt:

Trong nền văn hóa lâu đời của người Raglai, sử thi (Akhát Jucàr), xét về phương diện chức năng thể loại, là những di sản có giá trị lớn về nhiều mặt.

Trong phạm vi của bài viết này, ngoài việc điểm lược những nét khái quát về tộc người và văn hóa tộc người Raglai; về thể loại sự thi (Akhát Jucàr) trong nền văn học dân gian Raglai, chúng tôi tập trung nghiên cứu, thẩm nhận bước đầu một số chức năng của sử thi trong văn hóa tộc người Raglai, xét từ phương diện chức năng thể loại:

– Bảo lưu và truyền tải  phong tục, tập quán, tín ngưỡng;

– Tái tạo, tôn vinh lịch sử, xã hội, văn hóa tộc người;

– Đảm nhận vai trò đích thực của những áng văn chương truyền miệng .

Tiếp tục đọc “Sử thi Raglai – Nhìn từ phương diện chức năng thể loại”

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

TIẾNG KÊU TUYỆT VỌNG TỪ SÔNG ĐỒNG NAI (*): Chậm giải cứu là có tội! - Ảnh 1.Những hình ảnh như thế này sẽ tiếp diễn trên dòng sông Đồng Nai nếu những người có trách nhiệm tiếp tục ngó lơ Ảnh: XUÂN HOÀNG

***

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

27/08/2018 06:00

Sông Đồng Nai có hẳn một ủy ban được lập ra để bảo vệ nhưng xem ra những tiếng kêu cứu từ dòng sông này không được giải quyết thỏa đáng

Không kể đại dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát, từ đầu năm đến nay, phóng viên đã phát hiện 3 vụ lấp, lấn sông Đồng Nai với quy mô không hề nhỏ. Buồn thay, ở mỗi vụ sai phạm chính quyền địa phương đều khẳng định mình không biết. Trong khi, người dân cung cấp thông tin cho phóng viên lại nói phản ánh, kêu cứu nhiều nhưng chẳng ai chịu lắng nghe. Chuyện dân cứ kêu cứu cho dòng sông, chính quyền cứ khẳng định “nghe phóng viên nói mới hay” đã khiến dòng sông Đồng Nai tự nhiên, hoang dã ngày nào đang đối mặt với rất nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Tiếp tục đọc “Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai”

Chuyên đề Đường Tây Nguyên

Ðường tại Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y bị gãy từng khúc – TIỀN LÊ

***

Ðường tiền tỷ vừa khánh thành đã hỏng: Lại đổ do…mưa

TP – Gần đây, nhiều tuyến đường chạy qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum hư hỏng nghiêm trọng, mà không ít tập thể cá nhân liên đới trách nhiệm cho rằng đường hỏng do… mưa.

Mặt đường 95 tỷ tại Gia Lai bị bong tróc, lớp nhựa mặt đường không kết dính, vỡ vụn như cát
Mặt đường 95 tỷ tại Gia Lai bị bong tróc, lớp nhựa mặt đường không kết dính, vỡ vụn như cát
Tiếp tục đọc “Chuyên đề Đường Tây Nguyên”

Bài toán nào cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên?

LHCPThay đổi cà phê già cỗi là một vấn đề nan giải, đặt ra cho 3 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý một bài toán khó.
Kết quả hình ảnh cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Chính vì vậy, việc trồng lại hoặc phục hồi diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên đang được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, đây lại không phải là vấn đề đơn giản bởi thời gian tái canh rất dài, chi phí cải tạo đất cao, rủi ro bệnh hại lớn là những lực cản cần phải khắc phục. Tiếp tục đọc “Bài toán nào cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên?”

Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam

BVR&MT – Khi xác con tê giác Java cuối cùng được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2010 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, câu chuyện đã trở thành một “bi kịch” trong giới bảo tồn.

Thiếu quyết tâm chính trị trong việc ra quyết định bảo tồn, thiếu thông tin chính xác về số lượng cá thể tê giác còn lại, thiếu nỗ lực bảo tồn trọng tâm… rất nhiều nguyên nhân được xác định và đã trở thành bài học đắt giá cho các nỗ lực bảo tồn các loài động vật ăn cỏ lớn khác. Kết luận trên từ báo cáo “Bài học từ việc mất đi hoa tiêu: Tê giác Javan Rhinoceros sondaicus annamiticus tuyệt chủng tại Việt Nam” được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, được đăng tải trên tạp chí Biological Conservation, hy vọng sẽ trở thành bài học cho những nỗ lực bảo tồn hiện tại và trong tương lai, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á.

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF)

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF) Tiếp tục đọc “Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam”

Tây Nguyên giao rừng tràn lan – 4 bài

***

Tây Nguyên giao rừng tràn lan
Bài 1: Rừng cộng đồng bị… “cộng đồng” phá!

SGGP 
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã giao nhiều diện tích rừng tự nhiên cho cộng đồng, cá nhân, nhóm hộ… để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Nhưng mô hình giao rừng này đã nhanh chóng thất bại vì chủ nhân được giao rừng lại phá rừng hoặc bỏ mặc rừng bị phá.

Rừng Tây Nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng, không những cho nội vùng mà còn chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách giao đất, giao rừng cho người dân và doanh nghiệp để bảo vệ rừng. Lợi dụng các chính sách này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã ngang nhiên chặt phá, chuyển đổi rừng tràn lan để lấy đất sản xuất nông nghiệp.