Làm sao “sách trời” không bị “về trời”?

Thứ bảy, 16/10/2021 07:10

(PLVN) – Cùng với tín ngưỡng tục thờ đá, những hình khắc bí ẩn từ cổ xưa hay chữ của các thánh hiền trên đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc Việt. Nơi có các vật thể này trở thành điểm để khai thác tiềm năng du lịch, nhưng đi cùng với đó là yêu cầu về việc gìn giữ, bảo vệ di sản.

 Hình khắc trên bãi đá Nấm Dẩn có từ 2000 năm trước... Hình khắc trên bãi đá Nấm Dẩn có từ 2000 năm trước…

Tiếp tục đọc “Làm sao “sách trời” không bị “về trời”?”

Rì rầm tiếng vọng từ ngàn xưa

Hà Nội mới

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Hai câu trong bài “Đất nước” của thi sĩ Nguyễn Đình Thi, không hiểu sao, cứ văng vẳng tâm trí chúng tôi khi tỉ mẩn ở cụm di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Từ Vườn Chuối, dấu tích của một làng cổ, dấu tích sự có mặt của con người từ rất sớm trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nghĩ về di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh) – di tồn kinh đô cổ nhất của người Việt, về Hoàng thành Thăng Long – những nơi cùng với quá trình khảo cổ, xuất lộ rất nhiều hiện vật “kể” những câu chuyện ông cha tự ngàn xưa. Và để những câu chuyện tự ngàn xưa vọng đến mai sau hẳn là nỗi niềm nhiều khơi gợi…

***

Ảnh: Ngô Vương Anh

Tiếp tục đọc “Rì rầm tiếng vọng từ ngàn xưa”

Số phận các di chỉ khảo cổ học: Trách ai vì những vụn vỡ này?

  • NGUYỄN THỊ HẬU, 23.11.2019, 06:08

TTCT – Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam trong những thập kỷ qua đã và đang xâm phạm, hủy hoại nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di chỉ khảo cổ học. Những hồi còi báo động khẩn cấp về thực trạng đó đã réo vang nhiều lần tới mức… nay dường như không ai nghe thấy nữa.

Số phận các di chỉ khảo cổ học: Trách ai vì những vụn vỡ này?
Khai quật khu di tích Cát Tiên – một di tích được quy hoạch nghiên cứu, khai quật và bảo tồn tốt. Ảnh: Viện Khảo cổ học

Tiếp tục đọc “Số phận các di chỉ khảo cổ học: Trách ai vì những vụn vỡ này?”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ

***

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử (Kỳ 1)

07/10/2017 08:35 – Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.


Bản đồ không gian Phù Nam (Miriam Stark, 2006).

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei.

Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong.

Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam. Tiếp tục đọc “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử – 2 kỳ”

Theo dấu người tiền sử trong hang động núi lửa Krông Nô

>> ‘Độn thổ’ vào động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Trầy trật nối gót người dẫn đường vẹt cây mở lối trên nền đá basalt bọt lổm nhổm, tới cuối chặng đường thăm thẳm xuyên rừng, nỗi nhọc nhằn như tan biến khi chúng tôi đặt chân xuống lòng động mát lạnh, tận mắt chứng kiến niềm vui của các nhà khảo cổ tâm huyết trước những di vật mới phát hiện, đặc biệt quý giá.

Đường đến hang động lổm ngổm đá basalt bọt rất khó đi

Tiếp tục đọc “Theo dấu người tiền sử trong hang động núi lửa Krông Nô”

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

– Tính nghiêm trọng của các vấn đề Tây Nguyên. Làm gì để giải quyết?

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A – Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”

Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài

  • Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi
  • Bài 2: Bộ yoni trong làng cổ
  • Bài 3: Linh thiêng điện Hòn Chén
  • Bài 4: Hoang phế tháp đôi Liễu Cốc
  • Bài 5: Bất ngờ tháp Mỹ Khánh
  • Bài 6: Di tích trên núi Rùa

***

Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi

08:06 AM – 25/04/2016 TN

Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn /// Ảnh: Tư liệu của Bảo tàng
Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn ẢNH: TƯ LIỆU CỦA BẢO TÀNG

Thành Lồi là một thành cổ độc đáo của Vương quốc Chămpa, gắn liền với nhiều huyền thoại, hiện còn tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế). Di tích vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Tiếp tục đọc “Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài”

Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ

() – Ở vùng đất Đại Lại xưa (nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi khởi nghiệp của Vương triều Hồ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu vừa phát hiện thấy khu vực mà theo truyền thuyết là địa điểm Hồ Quý Ly sử dụng làm nơi đào tạo, rèn giũa binh sĩ, nằm ẩn trên khu đất bằng phẳng trong giữa khu rừng thông tĩnh mịch. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, người dân, đặc biệt là ông Chủ tịch UBND xã Hà Đông Phạm Văn Vĩnh còn tìm thấy khu vườn thượng uyển nằm bên tả cung Bảo Thanh đang bị vùi sâu dưới lòng đất.

Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ
Xạ nước Kim Phát luôn trong xanh và ăm ắp nước quanh năm. Tiếp tục đọc “Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ”

Giải mã gốm Chu Đậu – 10 kỳ

Giải mã gốm Chu Đậu

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 2: Bất ngờ ở “thánh địa” Nam Sách

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 3: Con tàu kỷ lục

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 4: “Bùi Thị Hý bút”

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 5: Chiếc bình quốc bảo

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 6: Nằm trong lòng đất Nhật Bản

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 7: Ẩn tích sông Hương

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 8: Lừng danh hải ngoại

Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 9: Hưng thịnh rồi vội suy tàn

Giải mã gốm Chu Đậu: Ước nguyện phục hồi và tỏa khắp thế giới

***

Giải mã gốm Chu Đậu

25/01/2016 16:57 GMT+7

TTSau nhiều thế kỷ như nàng công chúa ngủ vùi, gốm Chu Đậu (còn gọi là gốm hoa lam) của Việt Nam bất ngờ được đánh thức bằng bức thư của một người Nhật Bản. 

Phiên bản chiếc bình quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Bảo tàng Hải Dương - Ảnh: Thái Lộc
Phiên bản chiếc bình quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Bảo tàng Hải Dương – Ảnh: Thái Lộc

Kỳ 1: Từ bức thư của một người Nhật

Từ đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được một dòng gốm của Việt Nam phát triển rực rỡ, gần như chiếm vị trí độc tôn trên thị trường thế giới trong hai thế kỷ 15 và 16. Những câu chuyện bất ngờ nối tiếp bất ngờ… Tiếp tục đọc “Giải mã gốm Chu Đậu – 10 kỳ”