Những làng chài… tuyệt chủng

– 109 THANH HẢI 9:22 AM, 14/05/2017

Những giếng Chăm, những miếu mạo, đình chùa ở Nam Ô đang được kiến nghị giữ lại. Dẫu vậy, những di tích này sẽ không còn “sống” bởi đã bị tách khỏi cộng đồng.Ảnh: T.Hải

Đà Nẵng vốn hình thành từ những làng chài như Nam Ô, Nam Thọ, Hà Khê, Nại Hiên, Hải Châu… nhưng theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các làng chài đang bị xoá dần đến mất dấu tích. Quá trình đô thị hoá thần tốc thời gian gần đây, những làng chài cuối cùng đã phải nhường đất cho các dự án đô thị, du lịch…

Tiếp tục đọc “Những làng chài… tuyệt chủng”

Kỳ 8: Khi đàn ông viết sử

Đăng lúc: 13.08.2016 11:21

Hai bà Trưng trên tranh dân gian

MTG –   Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, lịch sử là do đàn ông viết. Hễ có một phụ nữ nào “nảy nòi” làm nên đại sự thì bị các ông tìm mọi cách bêu riếu cho lên bờ xuống ruộng ngay, trừ một số trường hợp đặc biệt như Hai Bà Trưng hay Bà Triệu ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Kỳ 8: Khi đàn ông viết sử”

Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài

  • Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi
  • Bài 2: Bộ yoni trong làng cổ
  • Bài 3: Linh thiêng điện Hòn Chén
  • Bài 4: Hoang phế tháp đôi Liễu Cốc
  • Bài 5: Bất ngờ tháp Mỹ Khánh
  • Bài 6: Di tích trên núi Rùa

***

Bài 1 : Huyền thoại Thành Lồi

08:06 AM – 25/04/2016 TN

Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn /// Ảnh: Tư liệu của Bảo tàng
Dấu tích gạch của Thành Lồi hiện còn ẢNH: TƯ LIỆU CỦA BẢO TÀNG

Thành Lồi là một thành cổ độc đáo của Vương quốc Chămpa, gắn liền với nhiều huyền thoại, hiện còn tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế). Di tích vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Tiếp tục đọc “Bỏ quên di sản Chăm – 6 bài”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp
Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

4 công chúa ảnh hưởng nhất sử Việt

VE Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là 4 công chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam được đánh giá ảnh hưởng nhất trong lịch sử.

Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông. Sách Việt sử giai thoạiviết: “Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý – vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay – dâng cho Đại Việt làm sính lễ”.

4-cong-chua-anh-huong-nhat-su-viet

Tượng thờ công chúa Huyền Trân tại Huế. Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “4 công chúa ảnh hưởng nhất sử Việt”

Người đàn bà trong hoàng cung lặng gió

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

                                           Truyện ngắn lịch sử

Huyền Trân khêu thêm ngọn bấc sắp lụi. Nàng làm việc đó theo thói quen, chứ thực ra, ánh sáng hay bóng tối trong dinh thất của nàng giờ đây cũng chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Đã từ lâu, Huyền Trân không đọc thêm một cuốn sách nào. Nàng cũng không làm thơ nữa. Nàng vật vờ như một cái bóng. Nước mắt đã khô kiệt. Vẻ u sầu quý phái cũng biến đi nhường cho vẻ hoang dại, vô hồn. Tiếp tục đọc “Người đàn bà trong hoàng cung lặng gió”