Thứ Ba, 20/12/2022 16:59 | Nguyễn Nhân
(CATP) Ngày 19-12 tại TP.Cần Thơ, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF – Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” với sự tham gia các nhà quản lý, chuyên gia, cơ quan báo, đài. Tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng không nên khai thác “cát biển” để làm nguồn vật liệu thay thế, bởi như vậy là chúng ta đang “cắt đứt đôi chân” của mình.
- Tuyên chiến với “cát tặc”
- TP.Hồ Chí Minh: Gian nan cuộc chiến chống “cát tặc”
- Cảnh sát đường thuỷ Công an TPHCM vây bắt nhóm cát tặc manh động
- “Cát tặc” hoành hành, sông Tiền, sông Hậu kêu cứu!
- Cảnh sát đường thuỷ TPHCM mật phục trong đêm vây bắt cát tặc
- Cát tặc sông Đồng Nai hoành hành mùa dịch COVID-19
40% Diện tích đồng bằng sẽ biến mất?
Vùng ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Tuy nhiên, nơi đây đang chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu cùng các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở. Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm gia tăng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đồng bằng. Do đó, việc quản lý khai thác cát một cách hiệu quả và bền vững cần những giải pháp căn cơ và lâu dài.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long: Cát không phép chiếm 86% thị trường”