Về ‘bức tường ngăn cách’ giữa nhà nước và tôn giáo ở Mỹ

1 thế giới – 09/03/2018, 16:40

Không phải ngẫu nhiên mà Tự do tín ngưỡng được đặt lên hàng đầu của vấn đề nhân quyền trong lịch sử nước Mỹ. Nó không phải xuất phát từ sự đàn áp tôn giáo của các lực lượng vô thần thế tục, mà xuất phát từ sự loại trừ lẫn nhau của các tôn giáo.

Mục đích của điều khoản thiết lập trong Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ là tạo ra một bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và nhà nước – Ảnh: Internet

Thời thuộc địa, nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo khác nhau phải chạy trốn khỏi sự bức hiếp của nhà thờ Anh giáo, đến lượt họ sau khi có lãnh thổ lại không chấp nhận những cộng đồng khác tôn giáo với mình. Đó là bản chất thiếu khoan dung của nhiều tôn giáo.

Tiếp tục đọc “Về ‘bức tường ngăn cách’ giữa nhà nước và tôn giáo ở Mỹ”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên

NĐT – 18/05/2017 – 20:53 PM

Chính phủ vừa có yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch liên quan đến bán đảo Sơn Trà cần tiếp thu ý kiến trên tinh thần thực sự khoa học và cầu thị. Đây là một thông điệp rất đáng mừng, nhưng vấn đề là khoa học nào? 

Cây đa hàng nghìn năm tuổi trên núi Sơn Trà – Ảnh: Công Bính

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống 

Hai ngàn rưỡi năm trước, Trang Tử bảo, đời ta có hạn còn tri thức thì vô bờ, lấy cái có hạn mà đuổi theo cái vô bờ thì nguy khốn, biết là nguy khốn mà còn đuổi theo thì nguy khốn hơn (Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! – Nam Hoa Kinh). Cho nên, các nhà khoa học chân chính đều khiêm nhường kính ngưỡng trước thiên nhiên, đều coi tri thức mà mình có được chỉ là hạt cát trong mênh mông biển cả. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 6: Khoa học của sự tôn kính thiên nhiên”

Sơn Trà ký sự – Kỳ cuối: Một gợi ý cho vấn đề nan giải

MTG – Đăng lúc: 22.05.2017 14:12


Một góc bán đảo Sơn Trà bị đào xới, thi công biệt thự trái phép.

  Giả định rằng Chính phủ quyết tâm trả lại cho Khu bảo tồn thiên nhiên những gì vốn là của nó theo ranh giới được xác lập đầu tiên thì những dự án lấn chiếm Sơn Trà sẽ được xử lý như thế nào ? Đó là vấn đề nan giải không chỉ đối với chính quyền TP. Đà Nẵng mà cả đối với Chính phủ.

Xin nhắc lại, hầu hết các dự án lớn xâm chiếm bán đảo Sơn Trà được chính quyền Đà Nẵng cấp phép và giao đất trong thời điểm trước khi có Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2014 Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ cuối: Một gợi ý cho vấn đề nan giải”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’

MTG – Đăng lúc: 02.05.2017 11:26


Hệ sinh thái tại Sơn Trà đang bị xâm hại khiến cộng đồng xã hội hết sức bức xúc. Ảnh loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại Sơn Trà – Ảnh: Lê Tuấn

   “Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá” (giáo sư Trần Quốc Vượng). Và khi nhắc đến Sơn Trà, không thể không nhắc đến ông thần rừng này.

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sơn Trà là vào năm 1978, lúc tôi đang là bộ đội, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra và cả nước đang chuẩn bị chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Toàn đại đội của tôi được lệnh vào Sơn Trà bằng tàu quân sự qua đường biển, nói là để “truy quét tàn quân địch” nhưng thực chất có lẽ là tham gia làm tiền trạm cho cấp trên kiểm soát một vị trí chiến lược nhằm chuẩn bị bố trí phòng thủ nếu chiến tranh diễn ra trên toàn quốc. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành

MTG – 04/05/2017 – 11:11 AM

“Hồn Tổ Quốc nằm trong rừng xanh thẳm/Rừng điêu tàn là Tổ Quốc điêu linh”. Đó là câu thơ mà Hoàng Đình Bá có lần đọc tôi nghe, tôi không nhớ là thơ của ai. Đối với ông Bá, rừng là Tổ Quốc. Sơn Trà là Tổ Quốc.

Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Trường Sinh

Trận lụt núi lở đá trôi năm Thìn 1964 gây tang thương cho Quảng Nam, khiến 6000 người chết. “Núi lở đá trôi” không phải là hình tượng ví von mà là sự thật, núi đã lở từng mảng, đá đã trôi từng tảng lớn. Sau trận lụt lịch sử này, ông Võ Chí Công (Năm Công) khi ra Hà Nội đã báo cáo với Trung Ương và nhân dân miền Bắc. Sự kiện đó đã tác động sâu sắc đến giới khoa học. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 5: ‘Lợi ích nhóm’ lũng đoạn quy hoạch?

Đăng bởi: MTG Đăng lúc: 11.05.2017 00:13

 Việc cấp đất giao rừng xé nát Sơn Trà và ý định hợp pháp hóa việc xé nát đó của lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng thời kỳ trước đây đang để lại rất nhiều vấn đề vô cùng nan giải.

Sơn Trà ký sự-Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’

Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành

Sơn Trà ký sự – Kỳ 3: Mấu chốt của những vấn đề ‘nóng’ trên bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà ký sự – Kỳ 4: Luận về Chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng

Việc vi phạm pháp luật về đất đai ở bán đảo Sơn Trà diễn ra từ lâu. Thời chưa tách tỉnh, việc phá rừng diễn ra lén lút, trách nhiệm của chính quyền là không tổ chức quản lý chặt chẽ và không xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm. Từ sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tình trạng vi phạm trở nên nghiêm trọng với sự can dự của chính quyền thành phố. Từ năm 2000 đến cách đây khoảng 4-5 năm, lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tùy tiện giao đất giao rừng trái pháp luật, rồi tìm cách hợp pháp hóa tình trạng phi pháp đó, khiến cho ban lãnh đạo chính quyền hiện tại cực kỳ lúng túng trong việc xử lý những vấn đề ở Sơn Trà, thực chất là phải giải quyết hậu quả của những nhiệm kỳ trước. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 5: ‘Lợi ích nhóm’ lũng đoạn quy hoạch?”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 4: Luận về Chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng

NĐT – 09/05/2017 – 19:37 PM

Nhắc đến Sơn Trà, các phương tiện truyền thông, cả “lề phải” lẫn “lề trái”, đều nhất mực ngợi ca Voọc chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng bãi Bụt. Trên truyền thông chưa thấy ai đề cập đến sự tương phản của hai “điểm nhấn” đó.

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống
» Đừng để Sơn Trà bị “băm nát” và thu hẹp
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 3: Mấu chốt của những vấn đề ‘nóng’ trên bán đảo Sơn Trà

Chúng tôi không mô tả về Chà vá chân nâu, vì người ta đã viết rất kỹ và chụp hình, quay phim rất rõ về loài động vật đặc biệt quý hiếm đang xếp vào danh mục cực kỳ nguy cấp này. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm đọc và chiêm ngưỡng chúng trên mạng với đủ kiểu, đủ dáng, đủ mọi góc nhìn, góc chụp, góc quay.

Chỉ xin lưu ý là chúng chỉ ăn lá và hoa quả của những loài cây đặc hữu, là những loài cây chỉ có ở Sơn Trà, chỉ hít thở và sinh con đẻ cái trong hệ sinh thái của rừng nguyên sinh nơi đây. Chúng không ăn rặt một vài thứ như những con vật mà chúng ta nuôi, mà mùa nào, giờ nào chúng ăn những thứ gì trong những loài cây đặc hữu đó chúng ta không biết, không thể biết và không cần phải biết.

Toàn cảnh chùa Linh Ứng bãi Bụt

Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 4: Luận về Chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng”

Kỳ 7: Câu chuyện Trấn Tây Thành và tầm nhìn của ba vị minh quân

08.08.2016 16:14

Hình tượng vua Gia Long

MTG –  Các Chúa Nguyễn thì bắt đầu được đánh giá lại, một số vị đã có tên đường để tưởng nhớ, còn các vị vua Nguyễn tầm cỡ như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị thì vẫn bị các sử gia chính thống thời nay tiếp tục “dìm hàng”.

Tiếp tục đọc “Kỳ 7: Câu chuyện Trấn Tây Thành và tầm nhìn của ba vị minh quân”

Khi GDP không sạch


Cần có một GDP xanh, sạch và thực chất.

 Chỉ số GDP được đặt ra để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng là sự đo lường rất không đầy đủ, nó chủ yếu được dùng làm cơ sở điều hành kinh tế vĩ mô và không đồng nhất với mức độ thịnh vượng và an lành của xã hội.

Tiếp tục đọc “Khi GDP không sạch”

Kỳ 8: Khi đàn ông viết sử

Đăng lúc: 13.08.2016 11:21

Hai bà Trưng trên tranh dân gian

MTG –   Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, lịch sử là do đàn ông viết. Hễ có một phụ nữ nào “nảy nòi” làm nên đại sự thì bị các ông tìm mọi cách bêu riếu cho lên bờ xuống ruộng ngay, trừ một số trường hợp đặc biệt như Hai Bà Trưng hay Bà Triệu ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Kỳ 8: Khi đàn ông viết sử”

Ai bảo ‘Người Việt xấu xí’?

TN – 11:55 AM – 26/11/2014

Thời gian qua một số báo đăng nhiều tin, bài phản ánh và bình luận về những hành vi không đẹp của một bộ phận người dân Việt Nam ta khi ở trong nước và khi ra nước ngoài, những hành vi đó được gộp trong cụm từ “Người Việt xấu xí”.

Ai bảo 'Người Việt xấu xí'? - ảnh 1
Minh họa: DAD

Tiếp tục đọc “Ai bảo ‘Người Việt xấu xí’?”

“Euro 2” và chất lượng xăng dầu: Những “nỗ lực” làm nhỏ đất nước – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Xăng dầu “bẩn” vẫn tràn ngập, bất chấp quyết định của Thủ tướng!
  • Kỳ 2: Bộ Thương mại ráo riết bảo vệ lợi ích cho ai?
  • Kỳ 3: Chẳng lẽ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lọc được dầu?
  • Kỳ 4: Những tác hại và rắc rối nghiêm trọng

***

TN – 01:45 AM – 05/06/2007
Nhiều chuyên gia đã không “tâm phục khẩu phục” với việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải tương đương với mức Euro 2 đối với ô tô và xe máy (bắt đầu từ 1.7 tới đây), vì tiêu chuẩn này quá lạc hậu so với thế giới. Chấp nhận một bầu không khí dơ bẩn hơn so với khu vực, chấp nhận một ngành công nghiệp không có khả năng xuất khẩu, chúng ta đang tự làm nhỏ đất nước mình.

Tiếp tục đọc ““Euro 2” và chất lượng xăng dầu: Những “nỗ lực” làm nhỏ đất nước – 4 kỳ”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 3, 4

***

Kỳ 4: ‘Tư duy kinh tế’ vượt trội

07:30 AM – 23/09/2014
(TNOLê Hoàn không chỉ là một anh hùng cứu nước mà còn là một vị vua làm nên những kỳ tích xây dựng đất nước.
Tầm vóc Lê Hoàn - Kỳ 4: 'Tư duy kinh tế' vượt trội - ảnh 1

Sông Mã (đoạn chảy qua Đan Nê – Đồng Cổ) – nơi Lê Hoàn cho khai đào kênh nhà Lê nối Thanh Hóa với Nghệ An – Hà Tĩnh – Ảnh: Ngọc Minh

Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 3, 4”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3

  • Kỳ 1 : Mệnh nước
  • Kỳ 2: Định yên bờ cõi
  • Kỳ 3: Dựng Hùng triều ngọc phả, ra oai với nhà Tống

***

01:05 PM – 21/09/2014

(TNO) “Vua (Lê Đại Hành) đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” – sử thần Ngô Sĩ Liên.

Hình ảnh Lê Hoàn trong sách giáo khoa và trên sân khấu cải lương
Hình ảnh Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trong sách giáo khoa – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3”

Ký sự Organic – Phần 3

***

Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…

09:55 AM – 03/10/2014