Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

NCQT – Ngày đăng: 13/09/2021 – 15:33

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề.

i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp;

ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế;

iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai?

Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận.

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tiếp tục đọc “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

Tư liệu lịch sử: Phỏng vấn Hồ Chí Minh năm 1964

Đây là buổi trả lời phỏng vấn của Bác Hồ với phóng viên thuộc văn phòng phát thanh truyền hình Pháp (ORTF). Video được thực hiện vào ngày 5 tháng 6 năm 1964, và buổi phỏng vấn được trích từ bộ phim tài liệu sản xuất năm 1964 của Pháp có tên là “Hai miền Việt Nam : Bắc Việt” (Les deux Vietnam: Vietnam du Nord).

Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam

***

boxitvn – 19/06/2012

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012

KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

 

Kính gửi:

– Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam,

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 

Chúng tôi ký tên dưới đây trân trọng gửi đến quý vị lãnh đạo Quốc hội, Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về nội dung nêu ở trên với những lý do sau đây: Tiếp tục đọc “Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam”

Hướng Đạo Sinh Việt Nam họ là ai?

Nguyễn Văn Khoan – Xưa và Nay – số 6 (16) tháng 6 – 1995

12:14′ CH – Thứ hai, 10/08/2015

Logo của hướng đạo Việt Nam
Logo của hướng đạo Việt Nam

Lời tòa soạnScoutisme là một phương pháp rồi trở thành một phong trào tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trên thế giới. Sự ra đời của nó gắn với tên tuổi của Huân tước Baden Powell, bắt đầu từ nước Anh rồi lan ra nhiều nước khác; đến năm 1930 thì thâm nhập vào thanh thiếu niên Việt Nam với công sức của thế hệ đầu tiên như Hoàng Đạo Thúy, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân, Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu… với tên gọi Hướng Đạo.

Do những nguồn gốc lịch sử và các khuynh hướng phát triển trên thế giới nên sự đánh giá về phong trào này còn khác nhau. Việc tiếp thu những mặt tích cực của các phong trào tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trong quá khứ là cần thiết. Vừa qua, Viện nghiên cứu Thanh niên thuộc TƯ Đoàn TNCSHCM đã tổ chức một cuộc tọa đàm với mong muốn có thể thấy được những nét đặc trưng của phong trào Hướng đạo ở Việt Nam và khai thác những mặt tích cực, nhất là trong phương pháp giáo dục thiếu niên. Việc nghiên cứu vấn đề này còn cần phải tiếp tục. Tiếp tục đọc “Hướng Đạo Sinh Việt Nam họ là ai?”

Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO

Lee Chang-hee
Lee Chang-hee Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam

ILO – Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Mỗi khi nhìn thấy bóng dáng những tài xế Grab dừng xe kiểm tra điện thoại hay đón khách trên những con phố tập nập của Hà Nội, tôi lại tự hỏi mình những câu hỏi: Người đó có phải là lao động làm thuê không? Hay là lao động tự thân? Anh ấy là một người lao động? Luật nào bảo vệ quyền của anh ấy?

Cũng có lúc tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 70 năm về trước sẽ nói gì với những tài xế công nghệ, với những công nhân may hay nhân viên phục vụ khách sạn hôm nay? Bởi tôi dám chắc họ cũng đã từng nghĩ về những phu kéo xe trong những năm 40 thế kỷ trước ở Hà Nội. Tiếp tục đọc “Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO”

Phản biện tin xuyên tạc Hồ Chí Minh là người Tàu

VN Youtuber Xuất bản 19 thg 12, 2016

Cách đây mấy năm, ông Hồ Tuấn Hùng bên Đài Loan cho xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo tung ra một tin sốc động trời rằng Hồ Chí Minh thực ra là Hồ Tập Chương, người dân tộc Hẹ (hay còn gọi là Khách gia). Thông tin này đã làm xôn xao mạng Internet một thời và đến nay vẫn là bảo bối để những kẻ chống cộng chống phá nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này có nhiều chỗ lập luận rất ngô nghê.

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

Posted on by NCQT

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954. Tiếp tục đọc “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (3 Phần)”

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an

Được đăng bởi nguyentrongtao
và VANDANVIET.COM

NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH

LÊ HOÀI NGUYÊN


I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đã không xử án văn nghệ sĩ (1). Người thì cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đã biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng. Tiếp tục đọc “Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an”