NĐT – 09:09 | Thứ ba, 16/11/2021
Đại dịch COVID-19 sớm muộn gì rồi cũng phải chấm dứt theo cách này hay cách khác. Và rồi, sau những tiếng thở dài vừa nhẹ nhõm vừa đau đớn, chắc chắn chúng ta sẽ phải tự vấn: Vì sao điều ấy lại xảy ra?
Khi đại dịch qua đi, một cuộc cầu siêu cho những nạn nhân đã tử nạn vì COVID-19 như ý kiến của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên là điều hợp tình hợp lý: Nhà nước nên đứng ra tổ chức cầu siêu và các tôn giáo tùy theo nghi thức riêng cũng có thể tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân của đại dịch.
Và rồi, sau những tiếng thở dài vừa nhẹ nhõm vừa đau đớn vì những mất mát không gì bù đắp nổi, chắc chắn chúng ta sẽ phải tự vấn: Vì sao điều ấy lại xảy ra? Vì sao lại mất mát, thiệt hại về nhiều mặt khủng khiếp đến thế? Và tiếp đến, phải làm gì để ngăn ngừa tai họa tái diễn? Phải làm gì để không bỏ phí những bài học quá đắt giá? Cuộc tự vấn càng sâu, càng nghiêm khắc, càng có cơ may giúp tránh được việc lặp lại những sai lầm tương tự trong tương lai.
Lấy thí dụ TP.HCM. Đại dịch COVID-19 đã như một loại thuốc thử làm trôi đi nhiều lớp sơn hào nhoáng và để lộ ra những thiếu thốn, yếu kém, bất cập trong sự phát triển lâu dài của thành phố. Nhìn chung, nếu sự phát triển của thành phố (cũng như của các tỉnh thành trong vùng) trong những năm qua hướng đến con người hơn, tập trung cho con người hơn thì những thực tế đau lòng mà chúng ta chứng kiến trong mấy tháng đại dịch sẽ giảm đi nhiều.

Tiếp tục đọc “Như một lời cảnh báo: Sự phát triển cần hướng đến con người hơn”