Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – 6 kỳ

Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – Kỳ 1: Những liệt sĩ đầu tiên của BĐBP

TNMai Thanh Hải – 23/07/2022 09:38 GMT+7

Trên tuyến biên giới phía Bắc, tỉnh Hà Giang không chỉ xa xôi, cách trở, khó khăn, thiếu thốn mà còn khốc liệt trong việc bảo vệ chủ quyền. Rất nhiều máu xương đã đổ xuống cao nguyên đá. Riêng lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, từ năm 1979 đến nay, đã có gần 300 liệt sĩ, thương binh.

“Ngày 3.3.1959, Công an nhân dân vũ trang (CAVT, nay là Bộ đội biên phòng – BĐBP) được thành lập và chỉ vài tháng sau, 3 chiến sĩ CAVT đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở H.Đồng Văn (Hà Giang) và là những liệt sĩ đầu tiên của lực lượng BĐBP”, thượng tá, cựu chiến binh, thương binh Hoàng Văn Tựt (82 tuổi) kể.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) tuần tra địa bàn băng giá khắc nghiệt mùa đông – ĐỘC LẬP

Tiếp tục đọc “Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – 6 kỳ”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Chắt nước cho vùng đất khát

antgct – 11:39 21/09/2021

Cuộc đời bà cụ Thò Thị Chơ ở xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã đi qua 70 mùa đông lạnh giá, mùa nào cũng lo sợ, bất an. Nhất là giờ đây, bà phải bao bọc 2 đứa cháu nội chưa đầy 5 tuổi. Con dâu bà không chịu được cuộc sống khô kiệt vì thiếu nước, đã lẳng lặng bỏ nhà ra đi trong một buổi tối mùa đông rét mướt.

Tập tin:Vietnam-Dong Van map.PNG – Wikipedia tiếng Việt
Bản đồ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Anh con trai bà buồn tủi, chán chường rồi cũng tìm đến cái chết. Chỉ còn lại bà và hai cháu nhỏ với cái nghèo cái đói bủa vây. Hằng ngày, bà vẫn lết đôi chân đi gùi chút nước ít ỏi về cho cháu qua cơn khát. Nhìn hai đứa trẻ mặt mũi lúc nào cũng nhọ nhem, da mốc trắng, chân tay nứt nẻ, đau rát, bà thương lắm nhưng đành bất lực…

Tiếp tục đọc “Chắt nước cho vùng đất khát”

Self-sustaining school aids ethnic minority students

VNN – Update: October, 03/2021 – 10:51| Bảo Ngọc

The idea of Từ Thanh Phương, principal of the Phương Độ Secondary School in Hà Giang Province, for a self-sustaining school has helped hundreds of poor ethnic students continue to fulfill their dream getting an education.

Ethnic students prepare their own meals every day. — Photo courtesy of hagiangtv.vn

Phương Độ is a suburban secondary school about 4km from Hà Giang city centre, with 200 students, mainly ethnic minority children in highland communes living in extremely difficult conditions.

Due to dangerous terrains and lack of transportation, many students have to get up at 3 or 4am to walk to school.

Tiếp tục đọc “Self-sustaining school aids ethnic minority students”

Từ xóm núi bước ra thế giới

Từ xóm núi bước ra thế giới

nhandan – Thứ Bảy, 09-09-2017, 04:49

Hơn mười năm trước, Lùng Tám là một cái tên xa lạ, hẻo lánh nơi xóm núi huyện Quản Bạ (Hà Giang). Nghề dệt lanh truyền thống ở đây cũng đang có nguy cơ mất hẳn. May thay, có người phụ nữ Mông tên Vàng Thị Mai, bằng tình yêu sắc màu thổ cẩm – giá trị văn hóa của dân tộc mình đã lặn lội, xoay sở để thương hiệu “Lanh Lùng Tám” hôm nay được vang xa.

Vực dậy nghề truyền thống

Đầu năm nay, bà Vàng Thị Mai, Nghệ nhân dân gian, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dệt lanh thôn Hợp Tiến (xã Lùng Tám) được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 gương mặt phụ nữ có ảnh hưởng nhất cả nước, bởi những đóng góp cho thương hiệu lanh quê nhà vươn ra thế giới.

Tiếp tục đọc “Từ xóm núi bước ra thế giới”

Ước vọng xanh trên miền đá lạnh – 3 bài

Mìn, vật cản còn sót lại sau chiến tranh, được lực lượng công binh tìm thấy trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: TTXVN phát

***

Ước vọng xanh trên miền đá lạnh – Bài 1: Hiểm họa bom, mìn vẫn rình rập

Thứ Sáu, 22/02/2019 09:42 |
Những ngày cuối tháng Hai, khi hoa mận, hoa mơ nở trắng rừng, cũng là lúc nhân dân cả nước cùng nhau hướng về mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), nơi hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979…

Hai lần vướng mìn, mất cả đôi chân

Thi thoảng, người dân xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, lại giật mình hoảng hốt khi nghe thấy tiếng nổ vang trời đằng sau các ngọn đồi, lưng núi… Đã thành thói quen, cả bản hò nhau cùng tìm về phía phát ra tiếng nổ, bởi họ biết, đã có người vướng phải mìn cần được cấp cứu. Tiếp tục đọc “Ước vọng xanh trên miền đá lạnh – 3 bài”

Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc

VNE – Thứ ba, 14/8/2018, 09:27 (GMT+7)

Chín trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam nằm ở vùng núi phía Bắc, trong đó có 5 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc.

“Nếu bố không cho đi học, em sẽ tự tử ngay”.

Con bé Nga bật thốt lên với vẻ mặt nghiêm túc. Đôi môi nó mím lại.

Nga muốn làm thầy thuốc cứu người như “bác sĩ Săm”. Đó là một y sĩ trong bản Sui Thầu của xã Chiến Phố này. Trong lời kể của Nga, thì bác sĩ Săm có thể cứu người, vào rừng hái lá thuốc chữa bệnh cho người dân trong bản.

Bàn tay Nga khuyết một ngón trỏ. Ngón tay mất đi trong một lần lên rừng cắt cỏ cho trâu. Bụi cỏ voi cao gấp đôi người, con bé giữ cho thằng Hiệp, anh nó cắt. Tai nạn xảy ra. Anh Vần cùng người nhà đưa con xuống viện. Dọc đường nó đau, nhưng không khóc.

Ngón tay không giữ lại được. Sau tai nạn, con bé ít nói hơn. Cũng từ đấy, nó mong ước trở thành một “bác sĩ Săm”.

Nga và khung cảnh quê em – huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Tiếp tục đọc “Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc”

Những món đồ kể chuyện về học trò miền cao

Theo thống kê của UNDP, mỗi học sinh dân tộc thiểu số Việt Nam phải trải qua quãng đường bình quân 17,6 km để đến được trường trung học phổ thông. Lên đến cấp 3, thì tỷ lệ học sinh dân tộc đi học chỉ còn 41,8%, chưa đến một nửa, theo báo cáo của Hội đồng dân tộc Quốc hội.

Bước được lên nấc thang học vấn là một nỗ lực lớn của nhiều em học sinh vùng núi lẫn gia đình. Trên mỗi đoạn đường đời, những đồ vật tưởng giản đơn lại có một công năng riêng, vun đắp cho những đứa trẻ đi qua đói nghèo, thất học.

VnExpress chọn và giới thiệu 9 đồ vật, hình ảnh tiêu biểu cho đời sống học sinh miền cao, được ghi lại ở các trường THCS bán trú tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Tiếp tục đọc “Những món đồ kể chuyện về học trò miền cao”

Sơn Trà, Mã Pì Lèng và sự nhân danh ‘du lịch sinh thái’ để tàn phá

zing – 19-10-2019

Chưa bao giờ khó tìm được những chỗ du lịch sinh thái đúng nghĩa như bây giờ. Nhiều dự án mang danh “du lịch sinh thái” nhưng kết quả là phá tan hoang môi trường.

Son Tra, Ma Pi Leng va su nhan danh 'du lich sinh thai' de tan pha hinh anh 2

Son Tra, Ma Pi Leng va su nhan danh 'du lich sinh thai' de tan pha hinh anh 3
Trịnh Lê Nguyên

Ông Trịnh Lê Nguyên là Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) – tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng. Và kết quả? Môi trường tan hoang, hệ sinh thái bị đảo lộn, người dân bản địa vẫn đứng ngoài những “lợi ích” dự án cam kết mang lại.

“Du lịch sinh thái” đang được quảng bá bởi nhiều doanh nghiệp, địa phương với hàng loạt dự án quy mô, đầu tư lớn. Nhưng dường như càng khuếch trương, càng cố thu hút nhiều du khách thì loại hình du lịch này càng đi ngược lại với những gì mà nó thực sự hướng đến. Tiếp tục đọc “Sơn Trà, Mã Pì Lèng và sự nhân danh ‘du lịch sinh thái’ để tàn phá”

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Trung Quốc

cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Cùng Phượt tổng hợp các cửa khẩu trên giữa Việt Nam Trung Quốc cho các bạn quan tâm. Các bạn có thể kết hợp du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc, khám phá hệ thống các mốc biên giới Việt Trung và ghé thăm các cửa khẩu này. Về cơ bản, nếu chỉ muốn sang bên kia biên giới tham quan, các bạn có thể làm giấy thông hành để đi về trong ngày.

Khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc trải dài, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp giữa 2 nước (Ảnh – Wikipedia) Tiếp tục đọc “Các cửa khẩu giữa Việt Nam Trung Quốc”

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài

***

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Sau 10 năm quay hoạch phát triển thủy điện ồ ạt, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng đã phải hứng chịu hàng loạt hệ lụy như thủy điện gây mất rừng, sông suối cạn trơ đáy, ảnh hưởng tới danh lam thắng cảnh…

Hùng Võ (Vietnam+)  

“Vo tran quy hoach

Sông Miện tại tỉnh Hà Giang bị các nhà máy thủy điện thắt lại, ngăn thành những hồ đập lớn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) Tiếp tục đọc ““Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài”

Xử lý gian lận thi cử: Những trì hoãn và thoái thác khó hiểu

28/04/2019 10:42 GMT+7

TTOTheo dõi tiến trình xử lý vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, người ta không thể không thấy một sự trì hoãn nhận lãnh trách nhiệm cụ thể của các bên, đặc biệt là Bộ GD-ĐT.

Xử lý gian lận thi cử: Những trì hoãn và thoái thác khó hiểu - Ảnh 1.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng (bìa trái) kiểm tra công tác thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang – Ảnh: TTXVN

Tới nay, mọi chứng cứ về vụ tiêu cực thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La… đều đã khá rõ ràng.

Dù đây chẳng phải lần đầu xảy ra gian lận thi cử, nhưng quy mô của vụ việc, mức độ của sự bất công, sự rõ ràng của các chứng cứ và phản ứng của công luận… cho thấy vụ tiêu cực thi cử lần này vượt xa mọi thời đại. Tiếp tục đọc “Xử lý gian lận thi cử: Những trì hoãn và thoái thác khó hiểu”

Unexploded bombs continue to haunt Hà Giang

vietnamnews Update: March, 07/2019 – 09:00
Unexploded ordnance littered the forest floor in Hà Giang Province. — VNS File Photo
Viet Nam NewsĐỗ Bình

HÀ GIANG — Residents of Thanh Thuỷ Commune in Vị Xuyên District said they are still occasionally startled by an explosion somewhere in the mountains nearby, a cruel reminder of a bloody border war 40 years ago.

They first prayed that no one gets hurt by stepping on the unexploded ordnance (UXO) buried in the terrain throughout the north-eastern uplands, especially the northernmost province of Hà Giang, where the bloodiest battles were waged.

Bồn Văn Hòn lives just 10km from the centre of Thanh Thuỷ Commune but the journey easily takes more than two hours.

Having lost both of his legs in two separate incidents related to unexploded bombs, Hòn uses his arms to move around

The changeable weather at this time of the year causes him major aches all over and he could no longer rely on crutches. Tiếp tục đọc “Unexploded bombs continue to haunt Hà Giang”