Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn

15/07/2019 12:31 GMT+7

TTOCác tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề khi những ngày qua tình trạng cháy rừng trên diện rộng diễn ra, hàng chục ngàn hecta lúa khô cháy cùng xâm nhập mặn.

Ở Lý Sơn, người dân phải đến những giếng không bị nhiễm mặn chở từng can về dùng – Ảnh: TRẦN MAI
Xâm nhập mặn kỷ lục đang gây thiệt hại nặng nề dọc hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).

Tiếp tục đọc “Người miền Trung chật vật vì hạn hán, xâm nhập mặn”

Chuỗi các phát hiện về Nam Theun 2

BVR&MT – “Cái chết dưới Nước – bài học toàn cầu từ mô hình thuỷ điện điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) Lào” là cuốn sách mô tả một chuỗi các phát hiện về dự án Nam Theun 2 từ quá trình lên kế hoạch vào cuối những năm 1980, lấy ý kiến các bên từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, xây dựng và hoàn thành vào năm 2010. Con đập vốn là niềm tự hào của WB về quy mô và vẫn thường được WB ca ngợi về tính bền vững cũng như những đóng góp của nó đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Lào – một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, đồng hành với dự án này là những chỉ trích của dư luận về sự ủng hộ của WB cùng các tổ chức tài chính đối với các con đập lớn có tác động xấu đến môi trường và xã hội trên toàn cầu và Nam Theun 2 là một trong số đó.

Tác giả Bruce Shoemaker tại buổi ra mắt sách tại Hà Nội ngày 29/10/2018

Tiếp tục đọc “Chuỗi các phát hiện về Nam Theun 2”

“Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn

NZ – Mực nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ) thấp kỷ lục trong 4 năm trở lại đây khiến người nuôi cá lồng lao đao, nhiều hộ có nguy cơ mất trắng.

'Canh bac' khac nghiet ben dong song Da mua nuoc can hinh anh 1

Chiếc lồng cá mắc cạn

Những chiếc lồng trơ trọi vươn mình nghễu nghện trên bãi cát. Không giọt nước, không con cá. Những chiếc thùng phao vốn dùng để giữ nổi những chiếc lồng giờ được “nhấc bổng” trên không gắn với các khung sắt hoen gỉ cùng những mảnh lưới rách tươm. Đây là bãi của những chiếc lồng mắc cạn – khung cảnh mới xuất hiện dọc sông Đà thuộc xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ). Tiếp tục đọc ““Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn”

Những dòng sông đang bị bức tử

NN – 04/04/2019, 09:20 (GMT+7) Chục năm trở lại đây, những dòng sông khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia, ngòi Hút và các con suối Nậm Mu, Nậm Kim, Nậm Mả, Nậm Rạng…đang quằn quoại chết dần chết mòn vì thủy điện, khai thác cát sỏi và rác thải…

Sông Hồng đoạn từ ngã ba Việt Trì ngược lên Lào Cai mùa này cạn kiệt, nhiều đoạn người ta có thể xắn quần lội qua. Nhiều khúc sông các doi cát cao như núi do các tàu hút cát sỏi và đào vàng thải ra ngổn ngang những gò đống như vừa trải qua trận hủy diệt bằng bom B52.

Những đống sỏi thải trên sông Hồng do “cát tặc” để lại

Tiếp tục đọc “Những dòng sông đang bị bức tử”

Dân vẫn ‘lắc đầu’ với dự án điện mặt trời Trà Ổ

NN – 04/04/2019, 15:35 (GMT+7) Để tìm sự đồng thuận của người dân nhằm triển khai Dự án điện mặt trời đầm Trà Ổ, lần thứ tư UBND tỉnh Bình Định lại tổ chức buổi đối thoại với người dân.

Nhiều ý kiến không đồng tình được nêu ra tại cuộc đối thoại

Thế nhưng 1 lần nữa người dân xã Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ) vẫn “lắc đầu”. Tiếp tục đọc “Dân vẫn ‘lắc đầu’ với dự án điện mặt trời Trà Ổ”

Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối: 5 bài

Bến cá Ngư Lộc sau một chuyến vươn khơi.

***

Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối

10/06/2019, 06:45 (GMT+7)

LTS: Cùng với Nghi Sơn, Vũng Áng, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng… thu hút hàng ngàn nhà đầu tư vào khai thác tiềm năng lợi thế thì vùng biển Bắc Trung bộ vẫn còn đó những gam màu tối.

Biết bao nông dân, doanh nghiệp đổ mồ hôi sôi nước mắt cho những ý tưởng làm giàu nhưng bất thành. Họ thiếu hụt về tài chính, tri thức, định hướng, hay sự hoành hành của thiên tai và cả nhân tai. May mắn lắm, một vài nơi có được của ăn của để nhưng ánh hào quang ấy cũng chỉ lấp lánh trước viễn cảnh bấp bênh.

Loạt bài viết này chỉ ra thực trạng và đặt ra những câu hỏi, giải pháp nào để vùng bãi ngang này được quan tâm xác đáng, phát triển mạnh như tiềm năng vốn có của nó.

Tiếp tục đọc “Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng – tối: 5 bài”

Ở làng cá ngừ trăm tuổi

BÀI & ẢNH: HÀ VĂN ĐẠO

Nhandan – Thứ hai, 13/05/2019 – 04:04 PM (GMT+7)

Ngư dân Thiện Chánh vươn khơi.

Nếu hỏi ngư dân miền trung rằng ở đâu thợ săn cá ngừ đại dương điêu luyện nhất, can trường, nghĩa tình và lãng mạn nhất, họ sẽ trả lời ngay đó là Thiện Chánh (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Mỗi trận bão tố, cuồng phong dập dồn thành một cuộc tập rèn nghị lực và đúc rút kinh nghiệm với đời ngư phủ. Bắt bệnh, chăm chút cho nhau trong những ngày phiêu dạt cũng đã hun đúc nên ý nghĩ sắt son, rằng: Biển là nhà, mọi ngư dân đều là anh em. Tiếp tục đọc “Ở làng cá ngừ trăm tuổi”

Ngỡ hết thời, ai dè chiếu Việt… xuất ngoại, ẵm về triệu đô

04/05/2019 22:31 GMT+7

TTOCứ tưởng thời đại này nghề đan chiếu lác xa xưa đã suy tàn. Vậy mà có người đang kiếm triệu đôla nhờ đó và giúp nông dân đổi đời.

Dệt chiếu thủ công cần phải có hai người…

1kg lác được tính bằng 1,4-1,5kg lúa. Lúc đầu dân sợ trồng xong bán không được nên phải làm hợp đồng, sau thấy có lợi thì bà con hăng hái trồng.

Anh TRẦN ĐỨC TUẤN

Đó là anh Trần Đức Tuấn ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Tiếp tục đọc “Ngỡ hết thời, ai dè chiếu Việt… xuất ngoại, ẵm về triệu đô”

Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng (3 bài)

    • Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng
    • Bảy Núi đang đối mặt với khô hạn và cháy rừng
    • Bảy Núi mùa… khát nước

***

Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng

NN – 29/04/2019, 16:19 (GMT+7) Tại vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên 37-38 độ C, mỗi ngày có hàng trăm người đi “mót” từng dọt nước ở các giếng đem về phục vụ cho gia đình hay đi bán lại cho các hộ khác.
Tiếp tục đọc “Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng (3 bài)”

Thực hư thành tựu xuất khẩu nông sản?

  • NGUYỄN ĐÌNH BÍCH
  • 27.03.2019, 15:58

TTCT – Không ít quan chức khẳng định Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản thứ 15 thế giới. Nhưng mọi chuyện có phải như vậy?

Minh họaNói nôm na, nông sản là sản phẩm nông nghiệp, tức là sản phẩm của nông dân, nên xuất khẩu càng nhiều, tiền chui vào túi nhóm dân cư đời sống còn nhiều khó khăn này càng lắm là điều hết sức đáng mừng. Mới đây, tại một hội nghị hết sức quan trọng, con số xuất khẩu nông sản được đưa ra là đã đạt 36,6 tỉ USD năm 2017, ước năm 2018 đạt 40 tỉ USD. Có đúng là thế không? Tiếp tục đọc “Thực hư thành tựu xuất khẩu nông sản?”

Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc

NN – 27/03/2019, 11:50 (GMT+7) Liên tiếp gặp phải những “cơn bão” từ năm 2016 đến nay, người chăn nuôi ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất miền Bắc – huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã ngập trong nợ nần, kiệt quệ. Những ngày này, họ chỉ biết khẩn cầu người tiêu dùng đừng quay lưng với thịt lợn nữa mà thôi…

Những “cơn bão” đẩy người chăn nuôi đến bước đường cùng
Người chăn nuôi chết dở – Đó là câu nói cửa miệng thốt ra từ bất cứ ai mà chúng tôi gặp vào thời điểm này ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất khu vực miền Bắc – huyện Bình Lục. Từ ông trưởng phòng nông nghiệp huyện đến lãnh đạo xã, từ ông thương lái, ông chủ chợ đầu mối đến cả những người chăn nuôi… đâu đâu cũng là những tiếng thở dài thườn thượt, âu lo, chán nản…

18-06-52_l1
“Chỉ khi người tiêu dùng không quay lưng lại với thịt lợn thì chúng tôi mới được cứu”

Tiếp tục đọc “Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc”

Chuyện đê bao, lúa ba vụ và giải cứu lúa

Lê Anh Tuấn
Thứ Bảy,  16/3/2019, 08:50 TBKTSG

(TBKTSG) – Chỉ trong hai tháng đầu năm 2019, nông dân nhiều vùng trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền  Giang, Long An… như ngồi trên đống lửa. Không lo sao được khi hạt lúa rớt giá liên tục và đang rơi vào ngưỡng lỗ, đặc biệt những nông dân nghèo phải vay tiền làm ruộng hay mướn đất canh tác trong khi giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp khác, kể cả dịch vụ nông nghiệp, đều tăng.

Tiếp tục đọc “Chuyện đê bao, lúa ba vụ và giải cứu lúa”

Gardeners see profits in ‘green’ produce

Update: February, 17/2019 – 09:00

Going green: A farmer in Tiên Hà commune grows citronella at home. — VNS Photo Công Thành

Viet Nam News A group of 16 farmers in Tiên Hà Commune in the mountainous Tiên Phước district of Quảng Nam Province have joined together in a ‘green herb’ co-operative – a model that helps promote production chains of farm produce and herbs and develop eco-tourism. Covering 6,000ha of forest area, Tiên Phước District has great potential as a source of material for essential oils. Bùi Hoài Nam reports. Tiếp tục đọc “Gardeners see profits in ‘green’ produce”

Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San

Chủ Nhật 03/02/2019 – 09:24

Dân trí Sau hơn 10 năm lênh đênh trên dòng Sê San, bà con miền Tây vùng đất đỏ bazan đã được chính quyền lập làng, cấp đất, cấp nhà đón tết. Vui mừng hơn khi những đứa trẻ “tha hương” nay được đến trường học cái chữ, nuôi hy vọng thoát nghèo cho cả làng chài.

Không còn cảnh lênh đênh, trôi nổi

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, chúng tôi xuôi thuyền theo dòng Sê San để về thăm làng chài của những người miền Tây di cư sinh sống trên vùng biên giới Kon Tum.

Xóm làng chài miền Tây lênh đênh trên dòng Sê San mưu sinh kiếm sống Tiếp tục đọc “Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San”

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài

Ông Dương Văn Hòa phản ứng với phán quyết của HĐXX trong phiên xét xử yêu cầu bồi thường cho ông gần 18 tỉ đồng sau 3.600 ngày bị kết án oan (Ảnh: V.T).

Bị đơn vụ án này là Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị (PTH chú thích).

***

Lật lại bản án oan từ đại dịch

Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày

18/11/2018 06:48

Ông Dương Văn Hòa, doanh nhân chịu án oan về đại dịch LMLM trong 10 năm
Giữa năm 2007, người dân cả nước đau đáu hướng về vùng đất nghèo Quảng Trị, dõi theo diễn tiến của đại dịch lở mồm long móng trên gia súc chưa từng có. Dịch đến như một cơn bão, tốc độ, mức độ lây lan khủng khiếp. Nhiều người sau đó bị quy tội gây ra dịch bệnh làm nên một vụ án oan cũng chưa từng có ở vùng “đất lửa”.

Tiếp tục đọc “Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày – 3 bài”