Khát vọng ‘ốc đảo’ Phan Thanh

NN Phan Thanh, Tân Lập là hai xã phía Nam của huyện Lục Yên, một vùng đất sầm uất bên dòng sông Chảy, khi thủy điện Thác Bà hoàn thành nơi đây trở thành ‘ốc đảo’…

Con đường Tân Lập - Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.
Con đường Tân Lập – Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.

Trong ký ức của nhiều người trước khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa được xây dựng, dòng sông Chảy trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Hai anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật đã chọn vùng đất ven sông Chảy lập đại bản doanh chống lại quan lại địa phương hà hiếp dân chúng, sau đó mở rộng sang tận Tuyên Quang, Lào Cai đào thành đắp lũy giúp vua Lê Anh Tông và Lê Trang Tông chống lại nhà Mạc, được phong là Gia quốc công, hay còn gọi là Chúa Bầu. Phần lớn những thành quách đã trở thành phế tích hay chìm dưới lòng hồ Thác Bà.

Tiếp tục đọc “Khát vọng ‘ốc đảo’ Phan Thanh”

Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào? – 8 kỳ (Chuỗi bài đang cập nhập)

***

Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào?

Điện mặt trời áp mái nhà như một ‘cơn lốc’ tràn qua khắp các vùng nông nghiệp, nông thôn Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chiếm đất sản xuất và gây nhiều hệ lụy…

Dự án điện mặt trời áp mái trang trại: Chưa được phê duyệt vẫn xây dựng

Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, gần như ngay lập tức, các nhà đầu tư khắp cả nước, như nằm chờ sẵn, chui lên từ đất lên, đồng loạt xuất hiện ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên, biến nhiều diện tích đất chăn nuôi, trồng trọt, trang trại, thủy sản, thủy lợi, nông thôn… thành những dự án điện mặt trời và bằng mọi giá hoàn thành công trình, thực hiện mua bán điện với giá cực kỳ ưu đãi của Chính phủ mang lại hiệu quả, lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Nhưng đổi lại các dự án điện mặt trời cũng tàn phá khủng khiếp các vùng sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu vạch trần những chiêu trò núp bóng nông nghiệp, nông thôn để thực hiện các dự án sai phạm, trục lợi chính sách. Cũng như sự làm ngơ, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền một số địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên như thế nào?… 

Hệ thống Điện mặt trời áp mái nhà trải dài hàng cây số tại huyện Chư Prông, Gia Lai.
Hệ thống Điện mặt trời áp mái nhà trải dài hàng cây số tại huyện Chư Prông, Gia Lai.

 

Tiếp tục đọc “Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào? – 8 kỳ (Chuỗi bài đang cập nhập)”

Núi rác Cam Ly hôi thối đổ xuống vườn dân cả tuần không được dọn

14/08/2019 14:54 GMT+7

TTO – Rác xử lý không cẩn thận làm cả bãi rác đổ ập xuống vườn hoa màu khiến dân bức xúc. Càng bức xúc hơn khi vụ việc xảy ra đã 1 tuần nhưng không được xử lý.

Núi rác Cam Ly hôi thối đổ xuống vườn dân cả tuần không được dọn - Ảnh 1.Gần như toàn bộ núi rác nghìn tấn đổ xuống vườn dân ở thung lũng

Bằng thiết bị ghi hình từ trên cao, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận không phải một phần bãi tập trung rác của TP Đà Lạt (bãi rác Cam Ly, P.5, Đà Lạt) mà gần như toàn bộ khu tập trung rác đổ xuống vườn dân.

Núi rác sạt một đường dài từ đỉnh xuống thung lũng, nơi có vườn hoa của dân trông như suối rác.

Ghi nhận mỗi ngày có khoảng 200 tấn rác đổ về bãi rác Cam Ly. Như vậy lượng rác đổ xuống vườn dân lên đến hàng ngàn tấn rác.

Tiếp tục đọc “Núi rác Cam Ly hôi thối đổ xuống vườn dân cả tuần không được dọn”

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài

  • Bài 1: Không thể để đồng bào mãi lầm đường và lạc niềm tin
  • Bài 2: Vỡ mộng trên đất khách
  • Bài 3: Trở về từ ranh giới của sự sống và cái chết
  • Bài 4: Huổi Khon – vết thương đã lành
  • Bài 5: Bồi đắp niềm tin lòng người

mclv_15a
Trẻ em người Mông ở bản Hua Sin. Ảnh: Bích Hằng

***

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên

29/11/2016 – 15:07 BP

Việc người Mông di cư vượt biên trái phép không phải là vấn đề mới, gần đây sự việc lại nóng lên và được nhận định là có thể gia tăng với tính chất phức tạp hơn. Đây là một thách thức lớn đối với lực lượng Biên phòng và các địa phương có vùng đồng bào Mông sinh sống. Chúng tôi đi dọc tuyến biên giới của tỉnh Điện Biên tìm lại hồ sơ về người Mông vượt biên di cư, chuyện chưa hề cũ.

Tiếp tục đọc “Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài”

Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài

  • Bài 1 – Sống tại Bình Phước, đi chợ ở Lâm Đồng
  • Bài 2 – Hộ khẩu Bình Phước, canh tác ở Đồng Nai

***

7:01 26/08/2016

SỐNG TẠI BÌNH PHƯỚC, ĐI CHỢ Ở LÂM ĐỒNG

BP – Đăng Hà là xã vùng sâu, xa, có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, nằm tách biệt với các xã khác của huyện Bù Đăng bởi dốc 5 cây hiểm trở. Xã có 82% số dân là người dân tộc thiểu số, kinh tế phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Điều kiện như vậy, cộng với cơ sở hạ tầng của xã chưa được quan tâm đầu tư đúng mức khiến đời sống người dân vốn đã khó lại càng khó khăn thêm.

Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)
Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)

Tiếp tục đọc “Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài”

Coca-Cola và Pepsi bị tố tước đoạt ruộng đất của dân nghèo

BTT – Thứ Năm, 03/10/2013 10:56

Các cộng đồng dân cư từ Brazil cho tới Campuchia đang bị “chiếm đoạt” đất đai, nhà cửa để nhường chỗ cho các cánh đồng trồng mía đáp phục vụ cho các dây chuyền sản xuất của nhiều tập đoàn đồ uống Mỹ, Anh.

“Tước đoạt” ruộng đất trên diện rộng

Tình cảnh nông dân Brazil bị chiếm đoạt ruộng đất, nhướng chỗ cho các nhà máy mía đường cung ứng sản phẩm cho các tập đoan như Coca-Cola hay PepsiCo. Ảnh: Internet

Tiếp tục đọc “Coca-Cola và Pepsi bị tố tước đoạt ruộng đất của dân nghèo”

Nước mắt, nỗi buồn và bi kịch của ngàn vạn kiếp người trồng ngô ở Sơn La

NN – 14/09/2016, 13:03 (GMT+7)

Từng đồi ngô vàng óng, miên man, tít tắp tận chân trời ẩn giấu sau đó là máu, là nước mắt, là nỗi buồn, là bi kịch của ngàn vạn kiếp người trồng ngô ở Sơn La.

Nước mắt, nỗi buồn và bi kịch của ngàn vạn kiếp người trồng ngô ở Sơn La
Những đồi ngô bát ngát nhưng nay không thuộc về ông Phương nữa Tiếp tục đọc “Nước mắt, nỗi buồn và bi kịch của ngàn vạn kiếp người trồng ngô ở Sơn La”

Chuyện ở Hồng An: Vài Nòn, 100% đói

12/05/2015, 09:55 (GMT+7)

NN – Ở xã Hồng An (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), đói nghèo không chỉ hiện diện trong những bữa ăn thường nhật của người dân. Có những cái đói vô hình nhưng dai dẳng và đáng lo khác, đó là “đói” chữ, “đói” cơ hội, “đói” tương lai…

Chuyện ở Hồng An: Vài Nòn, 100% đói
Phùng Mùi Ly đang khuấy cháo bẹ ăn bữa tối

Tiếp tục đọc “Chuyện ở Hồng An: Vài Nòn, 100% đói”

Cần Giờ: Làm muối kiểu gì cũng lỗ

LÊ THOA – Thứ Hai, ngày 25/4/2016 – 02:45

(PL)- Hiện giá muối thấp tệ hại: Bán một tạ muối đủ uống một ly cà phê. Huyện đang tổ chức phương án hỗ trợ.

Đi dọc đường Duyên Hải từ ngã ba Long Hòa (xã Long Hòa) vào thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP.HCM), chúng tôi bắt gặp những đống muối trắng nằm buồn vì thương lái không ghé. Đan xen vào đó là những bãi muối đã hoang hóa màu đất, không còn trắng, không còn hình ảnh diêm dân đang cào muối giữa trưa nắng gắt. Nhiều người đã bỏ muối. Tiếp tục đọc “Cần Giờ: Làm muối kiểu gì cũng lỗ”

Vì sao nông dân ĐBSCL chưa thoát nghèo?

18/06/2015 09:06 GMT+7

TTMặc dù mỗi năm ngành nông nghiệp mang về cho VN hàng chục tỉ USD, nhưng vì sao người nông dân vẫn còn nghèo, đặc biệt là người dân vùng vựa lúa ĐBSCL ?

Thu hoạch lúa ở xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Do không bán được, nông dân chất lúa đầy trên bờ kênh suốt nhiều ngày liền chờ thương lái đến mua - Ảnh: Vân Trường
Thu hoạch lúa ở xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Do không bán được, nông dân chất lúa đầy trên bờ kênh suốt nhiều ngày liền chờ thương lái đến mua – Ảnh: Vân Trường

Dưới góc nhìn tổng thể, ông Phạm Chánh Trực, nguyên phó Ban Kinh tế trung ương, đã gửi cho Tuổi Trẻ bài viết phân tích dưới đây. Chúng tôi xin trích đăng:

Chạy theo số lợng

Tư duy lãnh đạo ngành nông nghiệp đã và đang tập trung cho sản xuất nhiều lúa gạo và sản lượng xuất khẩu gạo hằng năm, thậm chí quan tâm những thành tích này hơn tình trạng nghèo dai dẳng, đặc biệt là ở vùng đất ĐBSCL. Gần đây Bộ NN&PTNT cho phép nhập giống ngô biến đổi gen càng thể hiện rõ kiểu tư duy này. Tiếp tục đọc “Vì sao nông dân ĐBSCL chưa thoát nghèo?”

Chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát

1kg thịt gà gánh 14 loại phí

– Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát được đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn chuyện 1kg gà thịt chịu 14 loại phí.

Trồng lúa khó giàu

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát sáng nay, ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) đặt câu hỏi: “Xuất khẩu đứng thứ 3 có ý nghĩa gì khi người nông dân trồng lúa vẫn có thu nhập thấp và vẫn là người thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị, vậy xin hỏi Bộ trưởng trách nhiệm thuộc về ai? Bộ trưởng có giải pháp gì? Bao giờ người nông dân mới sống được và làm giàu được từ nghề trồng lúa? Tiếp tục đọc “Chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát”