Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tác giả: Nguyễn Cảnh Dũng

PNVN – 14/10/2022

Từng được mệnh danh là “hoang đảo giữa đại ngàn” với cái đói, cái nghèo ngự trị nhưng chỉ trong ít năm, bản Sinh Tàn của người Dao ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã thay đổi đến chóng mặt.

Sinh Tàn, xã Thượng Cửu là bản cao và xa nhất của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ít năm trước, bản Sinh Tàn với hơn 70 nóc nhà của đồng bào người Dao vẫn là “ốc đảo” giữa đại ngàn. Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại và đường nối bản với trung tâm cũng chỉ là lối mòn như sợi chỉ xuyên rừng.

Tiếp tục đọc “Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu”

Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng


PNVN – 20/12/2022 10:00

“Ngày trước phụ nữ chúng tôi không có mấy ngày vui, giờ thì cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn”. Đó là tâm sự của những người phụ nữ Dao khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết cách khai thác tài nguyên quý giá của núi rừng để mang về sự ấm no và hạnh phúc.

Đón chúng tôi vào thăm nhà, chị Triệu Thị Liều, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vui vẻ mời khách ngồi uống nước, trò chuyện cùng các chị em đang làm một công việc góp phần giúp họ “đổi đời”. Những người phụ nữ Dao tay thoăn thoắt cầm dao để cạo những khối đá cứng như thạch anh. 

Chị Liều giới thiệu: “Đây là nhựa của cây bồ đề chúng tôi vừa thu hoạch, đang sơ chế để bán cho công ty đấy”. Tiếp đó là tiếng nói cười rộn ràng của các chị khi kể lại câu chuyện “bén duyên” cùng nhựa bồ đề của mình. Ẩn hiện lẫn trong làn khói mờ ảo đang tỏa ra từ chiếc bếp củi, là những nụ cười hạnh phúc của các chị khi được làm công việc mới, mang đến thu nhập cho gia đình.

Tiếp tục đọc “Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng”

Hy vọng từ sự đa dạng sinh học

tia sáng  – Hảo Linh

Trước khi Sapanapro ra đời, những người làm chính sách hay làm du lịch đều không thấy tiềm năng du lịch từ đa dạng sinh học của vùng đất Tả Phìn này.

Bà Chảo Sử Mẩy, Tây nữ vương thuốc ở Tả Phìn, một trong ba người sáng lập Sapanapro. Ảnh: Thu Quỳnh.

Khắp Sa Pa giờ đây tràn ngập các khách sạn và spa mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao đỏ, nhưng dân du lịch có thâm niên và kể cả người dân địa phương thường mách nhau đến Sapanapro – cơ sở do chính người Dao đỏ sáng lập và điều hành. Giữa khuôn viên lộn xộn đủ loại phong cách thiết kế chẳng ăn nhập gì với nhau, người ta không thể không chú ý đến hai nhà tắm bằng gỗ pơ mu nằm mấp mé trên mỏm đất, với mái gỗ phủ đầy một lớp dương xỉ bù xù.

Mỗi nhà tắm có ba buồng và nội thất mỗi buồng có bốn chiếc bồn tắm lá thuốc. Mỗi bồn chỉ vừa đúng một người ngồi khoanh chân. Phải rất từ từ, tôi mới quen với nước trong thùng nóng hơn 400C, chìm dần vào thứ thuốc tắm không có xà phòng mà đầy bọt bồng bềnh như mây trắng, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Cửa sổ kính lớn trong phòng nhìn ra thấy bao la rừng núi và ruộng bậc thang vừa qua mùa gặt. Người lâng lâng, nhẹ bẫng.

Tiếp tục đọc “Hy vọng từ sự đa dạng sinh học”

Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc

VNE – Thứ ba, 14/8/2018, 09:27 (GMT+7)

Chín trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam nằm ở vùng núi phía Bắc, trong đó có 5 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc.

“Nếu bố không cho đi học, em sẽ tự tử ngay”.

Con bé Nga bật thốt lên với vẻ mặt nghiêm túc. Đôi môi nó mím lại.

Nga muốn làm thầy thuốc cứu người như “bác sĩ Săm”. Đó là một y sĩ trong bản Sui Thầu của xã Chiến Phố này. Trong lời kể của Nga, thì bác sĩ Săm có thể cứu người, vào rừng hái lá thuốc chữa bệnh cho người dân trong bản.

Bàn tay Nga khuyết một ngón trỏ. Ngón tay mất đi trong một lần lên rừng cắt cỏ cho trâu. Bụi cỏ voi cao gấp đôi người, con bé giữ cho thằng Hiệp, anh nó cắt. Tai nạn xảy ra. Anh Vần cùng người nhà đưa con xuống viện. Dọc đường nó đau, nhưng không khóc.

Ngón tay không giữ lại được. Sau tai nạn, con bé ít nói hơn. Cũng từ đấy, nó mong ước trở thành một “bác sĩ Săm”.

Nga và khung cảnh quê em – huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Tiếp tục đọc “Cuộc vật lộn tìm sinh kế nơi biên cương phía Bắc”

‘Đến hẹn’ lại xin gạo cứu đói – Góc khuất nông thôn xứ lạng

NN 16/11/2017, 14:30 (GMT+7) Xuất nhập khẩu, công nghiệp, các khu kinh tế, đô thị được tầu tư phát triển rầm rộ nhưng Lạng Sơn cũng là một trong số các tỉnh thường xuyên phải xin Chính phủ gạo cứu đói cho nhân dân…

17-36-21_lng_son1
Người nghèo ở nông thôn xứ Lạng

Theo thống kê, 9 tháng của năm 2017, tổng thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng và tỉnh này cũng đã tham gia nhóm các địa phương thu ngân sách nghìn tỷ từ nhiều năm trước. Xuất nhập khẩu, công nghiệp, các khu kinh tế, đô thị được tầu tư phát triển rầm rộ nhưng Lạng Sơn cũng là một trong số các tỉnh thường xuyên phải xin Chính phủ gạo cứu đói cho nhân dân. Vì sao lại có bức tranh đối lập như thế ở tỉnh biên giới này? Tiếp tục đọc “‘Đến hẹn’ lại xin gạo cứu đói – Góc khuất nông thôn xứ lạng”

Trí thức trẻ về làng, đón đầu công nghệ mới

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Khi lủi thủi quay về quê với mảnh bằng tốt nghiệp không được cơ quan, doanh nghiệp nào tiếp nhận, 17 thanh niên trí thức người dân tộc Dao ở thôn Bình Minh chưa biết cái rủi này sẽ nảy sinh cơ hội, giúp họ trở thành lực lượng nòng cốt của một hợp tác xã nông nghiệp tân tiến nhất tỉnh Đắk Lắk, như bây giờ.

Khách tham quan vườn organic ở HTX Bình Minh

Từ chàng nông dân tiên phong “organic”

Những năm 1954-1955, gần 100 đôi vợ chồng trẻ dân tộc Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên làm “cu li” cho các chủ đồn điền người Pháp, và định cư trên vùng đất mới. Nơi họ chọn làm quê hương bây giờ đã thành vùng nông thôn trù phú với 3 làng Bình Minh, Bình An, Ea Mố, thuộc xã Cư Suê huyện Cư Mgar, cách TP Buôn Ma Thuột 12 km. Tiếp tục đọc “Trí thức trẻ về làng, đón đầu công nghệ mới”

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ

***

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – Kỳ 1: Làng lập, rừng mất

25/09/2017 13:39 GMT+7

TTO – Đến thời điểm này, vấn đề người di cư tự do vẫn đè nặng lên các tỉnh Tây Nguyên với nhiều áp lực từ nạn phá rừng và các vấn đề xã hội.

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên - Kỳ 1: Làng lập, rừng mất - Ảnh 1.

Loại thuốc diệt cây cỏ cực độc được người di cư tự do dùng để “diệt rừng” – Ảnh: THÁI LỘC

Tiếp tục đọc “Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ”

Giant mushroom-shaped houses in Y Ty – Y Tý rực rỡ sắc màu trong mùa đổ nước

Last update 09:00 | 20/04/2017
 Giant mushroom-shaped houses in Y Ty

VietNamNet Bridge – Located in Bat Xat district in Lao Cai province, and covered by clouds throughout the year, Y Ti is one of the most remote communes in Northern Vietnam. 

Although it has been suffering a harsh weather, it possesses irresistibly amazing natural beauty that is must-see on your Vietnam tour.

Coming to this place you can enjoy the awesome mountains, clouds in the valley, and wonderful terraces as well as special houses of local people.

If you want to see the scenes of cloud-filled valleys and terraced fields rising to heights of 1,500 meters, you should not skip the poorest commune. Tiếp tục đọc “Giant mushroom-shaped houses in Y Ty – Y Tý rực rỡ sắc màu trong mùa đổ nước”