Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

  • 3 bài do admin (PTH) sưu tầm từ 3 nơi, không phải là 1 chuỗi bài của 1 tờ báo.
  • Admin đặt tiêu đề: “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài“.

***

NA – 07/03/2022

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại

Có một thời nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã suy tàn. Vậy mà hiện nay nghề truyền thống ấy đã hồi sinh, không chỉ giúp bà con bản Diềm có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi “luỹ tre làng”, vươn ra xuất ngoại.

Mây tre đan ra nước ngoài

Bản Diềm xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt – Lào. Nơi đây có hơn 153 hộ đồng bào dân tộc Thái và người Đan Lai sinh sống. Theo lời người dân trong bản, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng…và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh.

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại
Bà Hoa (áo xanh) – được xem là người tiên phong đưa sản phẩm bản Diềm ra nước ngoài

Tiếp tục đọc “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài”

Struggle to manage Muong Phang forest

Last update 15:34 | 03/11/2017

VietNamNet Bridge – Management of the Muong Phang forest in the northern mountain province of Dien Bien had faced a number of difficulties, said Nguyen Viet Cuong, director of the Muong Phang Forest and Environment Management Board.

Dien Bien, Muong Phang forest, manage, Vietnam economy, Vietnamnet bridge, English news about Vietnam, Vietnam news, news about Vietnam, English news, Vietnamnet news, latest news on Vietnam, Vietnam
An area of the Muong Phang special use forest in the northern province of Dien Bien. — Photo vov.vn

The forest has a total area of more than 4,400ha, covering Pa Khoang and Muong Phang communes in Dien Bien District, according to Prime Minister Nguyen Tan Dung’s Decision 1976/QĐ-TTg issued on October 30, 2014.

The Muong Phang Forest and Environment Management Board manages more than 1,000ha based on Decision 611/QĐ-UBND issued by the Dien Bien Province People’s Committee on July 24, 2015.

The management board, Cuong said, had only eight workers so inspections were not performed regularly. Tiếp tục đọc “Struggle to manage Muong Phang forest”

Những biến dị hình hài ẩn chứa phía sau những nương ngô ‘ướt đẫm’ thuốc trừ cỏ

NN – 12/07/2017, 14:30 (GMT+7) Chỉ một cái bản thôi mà đã có ít nhất 5 trường hợp bị sảy thai nghi do thuốc trừ cỏ là Lò Thị Nhom (1 lần), Lù Thị Dung (1 lần), Lò Thị Thắm (1 lần), Hoàng Thị Thương (1 lần), Lường Thị Vân (2 lần).

Hương ước cấm thuốc độc

Nếu các loại vật tư nông nghiệp khác như giống, phân bón thường được các chủ đầu tư bán trả chậm dạng nặng lãi cho nông dân vì giá trị lớn thì ngược lại thuốc trừ cỏ tuy độc hại lại có giá rất rẻ. Thêm vào đó là những lời khuyến cáo hời hợi hay thậm chí thổi phồng lợi ích của giới kinh doanh, của ngành quản lý khiến cho nông dân lạm dụng thuốc.

16-19-02_dsc_8792 Tiếp tục đọc “Những biến dị hình hài ẩn chứa phía sau những nương ngô ‘ướt đẫm’ thuốc trừ cỏ”

Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình

  • Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình
  • Bài phát biểu của bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại Hội thảo Quốc gia về Tảo hôn

***

Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình

Hội thảo quốc gia thảo luận về các cơ hội, khoảng trống và thách thức về tình trạng tảo hôn ở Việt Nam. Photo: UN Viet Nam\2016\Tung Tin Pui Timothy

UN – Hà Nội ngày 25/10/2016 – Tảo hôn là vi phạm quyền con người. Mặc dù các quốc gia đã có hệ thống luật pháp giúp giải quyến vấn đề này nhưng thực tế, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi, mà nguyên nhân chính là do nghèo đói và bất bình đẳng giới. Tiếp tục đọc “Chấm dứt tình trạng tảo hôn: hướng tới một thế giới mà mỗi trẻ em gái đều có thể đạt được ước mơ của mình”

Trả lại tên cho “em”

CSDM – 1 – 2014

Trong sâu thẳm tâm tư, bà con dân bản không muốn bản mình thay tên đổi họ, cho dù cái tên mới đầy mầu sắc phố thị, nhưng nó không đơn giản chỉ là một cái tên khi trong nó còn cả một phần văn hoá bản làng của người Thái Mường Lò.

Bản trong phố là một phần làm nên bản sắc của một thị xã miền núi như Nghĩa Lộ. (Trong ảnh: Một góc bản Noỏng trước đây – tổ 15 phường Pú Trạng bây giờ).

Tiếp tục đọc “Trả lại tên cho “em””

Có nên vận động chính sách?

PPWG – 25/08/2016

Câu hỏi “Có nên vận động chính sách?” đã được đưa ra để khơi mào cho cuộc thảo luận về căn nguyên tại sao các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ vận động chính sách. Quá trình vận động chính sách là quá trình trao đổi tri thức, huy động sự tham gia của cộng đồng và là sự va đập giữa các giá trị của các nhóm (lợi ích) khác nhau. Mỗi cuộc vận động là một sự chuyển động hướng đến sự tự do, bảo vệ lợi ích, hoặc góp phần xây dựng thể chế hay một cơ chế nào đó để bảo vệ quyền tự do của người dân.

Tọa đàm Có nên vận động chính sách
Tọa đàm Có nên vận động chính sách Tiếp tục đọc “Có nên vận động chính sách?”

Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới

10 Tháng 11 Năm 2016 – Trang này bằng: English

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã ký kết thỏa thuận viện trợ với Ngân hàng thế giới để triển khai dự án Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, triển khai tại tỉnh Yên Bái và Sơn La (giai đoạn 2017-2021). Tiếp tục đọc “Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới”