Làm ra nông sản sạch đã khó, mà xây dựng thương hiệu, khơi thông được thị trường tiêu thụ, chia sẻ lợi nhuận công bằng cho tất cả các bên lại càng khó hơn. Tây Nguyên với hàng triệu tấn nông sản xuất bán thômỗi năm cần có thêm rất nhiều thương hiệu mới. Giữa bối cảnh đó, những người trẻ đầy tâm huyết tại Đắk Lắk đã tìm được hướng đi riêng.
Dù tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến ở Tây nguyên.
Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H’Hảo với 8 người Ảnh: Quang Viên
Hệ quả của việc lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con là nghèo đói, thất học. Nhưng cái vòng luẩn quẩn “Tảo hôn – sinh nhiều – nghèo đói – thất học” vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác trong cộng đồng đồng bào thiểu số. Nó không chỉ là gánh nặng gia đình mà cho toàn xã hội.
Lời ru buồn ở buôn Kiều
Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình
Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Cư Pui
Có lẽ buôn Kiều là một trong số ít tên buôn nghe có vẻ “thuần Việt” và đẹp nhất vùng Tây nguyên. Nhưng, từ trung tâm H.Krông Bông, Đắk Lắk, vượt chừng 24 km đến nơi hun hút này vào một chiều mưa mới thấy buôn Kiều nghèo xác xơ và buồn hiu hắt.
“Nạn tảo hôn vẫn còn. Tuyên truyền giáo dục nhiều lần mà họ không nghe. Ở đây dân làm nương, làm rẫy thôi, nghèo lắm. Nghèo mà lại lấy chồng sớm quá nên cực khổ và con cái dễ thất học”, trưởng buôn Kiều, Ama Duyên chia sẻ. Rồi anh đưa tôi đến gặp H’Quế Ksơr, cô gái lấy chồng từ năm 15 tuổi. Vào nhà H’Quế thấy cô gái nhỏ nhắn, mặt còn non choẹt địu một đứa bé, tôi hỏi “Em cháu đấy à?”, cô bé trả lời: “Không, con của cháu đấy”.
Sau một hồi lâu ngần ngại và được trưởng buôn trấn an, H’Quế mới thỏ thẻ: “Cháu học đến lớp 9, định học hết lớp 12 nhưng bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế là phải lấy thôi. Chồng cháu ở buôn Kuah, gặp nhau chỉ hai tháng sau là cưới”.
Đứa bé nằm trong chiếc địu của H’Quế còm nhom như suy dinh dưỡng, cứ thao láo mở đôi mắt đen tròn, ngơ ngác nhìn người lạ thật tội nghiệp. Nó cứ rúc đầu vào vú người mẹ tuổi 15, song liên tục khóc. Bà mẹ trẻ trông vẻ “khô khan” nên có lẽ cũng thiếu sữa. “Chồng cháu đi làm rẫy và làm thuê nhưng để có cái ăn hằng ngày cho gia đình cũng khó lắm rồi. Làm gì có tiền mua thêm sữa cho bé”, H’Quế nói giọng buồn buồn.
Bỗng có con chó từ đâu chạy vô nhà thấy người lạ sủa ầm ĩ. Đứa bé trong lòng H’Quế khóc thét lên. H’Quế đong đưa con và khe khẽ hát bằng tiếng M’Nông:“Con ta ơi, mau cao lớn nhé. Con ta ơi, cầm rổ xúc cá. Con ta ơi, cầm nỏ bắn sóc”. Lời ru thể hiện ước nguyện của người mẹ trẻ đối với đứa con yêu nhưng giọng H’Quế cất lên lại thấy thật não lòng. Lời ru sao buồn quá!
Nhiều cô học trò M’Nông bỏ học từ cấp 2 để lấy chồng
Trong buôn này H’Hảo vừa học xong lớp 9 cũng cưới chồng, con nay đã hơn 1 tuổi. Gặp chúng tôi, H’Hảo vẫn hồn nhiên như cô học trò cấp 2. “Nhà nghèo nên cháu nghỉ học để lấy chồng về giúp đỡ bố mẹ. Ở buôn này, con gái lấy chồng sớm là bình thường mà”, H’Hảo tâm sự. Mẹ H’Hảo là H’Lơi cũng lấy chồng năm 16 tuổi. Bây giờ con nhỏ của H’Lơi cũng lớn hơn con của H’Hảo một chút. Nhìn vào đám trẻ nheo nhóc, khó phân biệt ai là con, ai là cháu, ai là bà, ai là mẹ.
Người M’Nông theo chế độ mẫu hệ, nhà gái nhắm được chàng rể nào ưng bụng thì cưới cho con gái và người con trai sẽ về nhà vợ ở rể. Với họ, việc tìm được chàng rể cho con gái thơ dại cũng như mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho cả gia đình. Chẳng biết bao giờ thì gia đình H’Hảo mới thịnh vượng, giàu có. Hiện tại, nhìn gia cảnh, nghe mẹ H’Hảo kể về thu nhập ít ỏi từ việc đi lột vỏ keo chỉ biết chạnh lòng.
Lấy chồng từ thuở 13
Có lẽ ở nhiều buôn làng vùng Tây nguyên, câu hát “Lấy chồng từ thuở 13, đến năm 18 thiếp đà 5 con” không có gì là “phi thực tế”. H’Luyến Byă ở buôn Kiều, xã Yang Mao, H.Krông Bông lấy chồng khi còn đang học lớp 7. Bây giờ H’Luyến cũng đã con bồng con bế. Sao cháu lấy chồng sớm vậy? H’Luyến trả lời ngắn gọn: “Phong tục thôi”. Trưởng buôn cho biết: “Còn đi học cấp 2, chúng đã yêu nhau, bố mẹ không biết, mà biết cũng không ngăn cản. Vài đứa bị bố mẹ cấm yêu thì dọa uống thuốc tự tử. Chính quyền đi tuyên truyền về hôn nhân gia đình thì người già đi nhưng trẻ không đi”.
H’Hảo với gương mặt còn quá trẻ đã sớm có con
Từ xã Yang Mao, chúng tôi đến xã Cư Pui. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tâm chân thành tâm sự: “Chúng tôi dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, rất nan giải. Do tập quán lâu đời, ý thức kém nên nhiều người lấy vợ, lấy chồng sớm. Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình”.
Vượt đèo dốc, chúng tôi cùng một cán bộ xã Cư Pui đến thôn Ea Uôl. Gặp phó thôn Sính Chứ Chơ nhờ đưa đến các gia đình có người lấy chồng, lấy vợ sớm. Phó thôn lắc đầu quầy quậy: “Mình không đưa đi được đâu. Nhà báo về rồi đồng bào uống rượu say là chửi mình. Họ bảo họ sinh nhiều con, họ tự nuôi. Tới thăm họ có cho họ gì đâu”.
Dù ông Sính Chứ Chơ không tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận, nhưng qua tìm hiểu ở đây không chỉ riêng nạn tảo hôn mà phụ nữ Mông còn như “cái máy đẻ”. Lúc mới 34 tuổi, Dương Văn Dính đã có tới 6 đứa con. Con gái Dính là Dương Thị Tòng năm 13 tuổi đã lấy chồng sinh con nên anh Dính còn sớm “lên chức”… ông ngoại. Cô gái khác là Dương Thị Sua cũng lấy chồng từ năm 14 tuổi, đẻ vèo vèo 3 đứa con. Tuổi trăng tròn của Vũ Thị Song, Thắm Thị Dua cũng không thể đẹp mộng mơ nữa khi họ cũng từ giã trường học để lấy chồng, sinh con và nếm trải nỗi nhọc nhằn làm mẹ.
Ông Trần Kim Phụng, Phó chủ tịch xã Yang Mao, cho biết: “Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn đó là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giữa các vùng miền. Đồng thời nâng cao dân trí cho toàn cộng đồng. Ngoài ra, cần ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng, khuyến khích tạo điều kiện để các em được đi học, học nghề, bố trí việc làm…”. (còn tiếp)
Hai dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk là Êđê, M’nông có văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo, như: văn hóa mẫu hệ; văn hóa nhà dài (Êđê) và nhà trệt (M’nông); văn hóa cồng chiêng; văn hóa nghi lễ – lễ hội; văn hóa sử thi; văn hóa thổ cẩm và văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực.v.v.
Thực trạng về những yếu tố tác động đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đang có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Do ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, nên văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, chính từ đó các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng dần bị lãng quên.
Sáng ngày 24/8/2019, Ký túc xá 115 đã chính thức được khởi công xây dựng tại trung tâm xã Ea Dah, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, nhằm tạo nơi ở mới cho 115 học trò nhỏ hiện đang sống trong những căn nhà cũ nát, mất an toàn tại khu tái định cư 2 thôn Giang Đông, Giang Thanh. Tuy nhiên, hiện dân 2 thôn đã tha thiết xin cho 255 con em được vào khi ký túc xá xây xong.
TTO – Trong khi nhiều địa phương tại Đắk Lắk như Ea Súp, Buôn Đôn, Buôn Ma Thuột, Cư M’gar… bị ngập lụt, thì tại huyện M’Đrắk lại khô hạn suốt 4 tháng qua làm hơn 1.000 ha cây trông chết khô.
Le vice-Premier ministre permanent Truong Hoà Binh a coupé samedi 9 mars la bande d’inauguration des deux centrales solaires Srepok 1 et Quang Minh, implantées dans la commune d’Ea Wer, district de Buôn Dôn, province de Dak Lak (hauts plateaux du Centre).
Le vice-Premier ministre permanent Truong Hoà Binh lors de la cérémonie d’inauguration des deux centrales solaires à Dak Lak (hauts plateaux du Centre).
Photo: Anh Dung/VNA/CVN
Les deux centrales Srekop 1 et Quang Minh constituent un grand complexe solaire. Mis en chantier le 19 octobre 2018, ce complexe a nécessité un investissement total de plus de 2.200 milliards de dongs. D’une puissance totale de 100 MWP, il s’agit du plus grand complexe solaire au Vietnam.
Lors de la cérémonie d’inauguration, le vice-Premier ministre Truong Hoà Binh a souligné la position stratégique particulièrement importante de la province de Dak Lak dans le développement socio-économique et la garantie de la sécurité et de la défense du Tây Nguyên (hauts plateaux du Centre), ainsi que ses potentiels en matière de développement de l’énergie solaire. Tiếp tục đọc “Inauguration du plus grand complexe solaire du Vietnam à Dak Lak”→
Có thể nói, nước sạch về với bản xa ngày hôm nay, chính từ sự chung tay hướng đến Năng lượng xanh, hướng đến cộng đồng của người dân thủ đô của 5 tháng trở về trước, mà ở đó, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thật sự tự hào khi được trở thành cầu nối.
TP – Ngày 1/3/2019, Viện Kiểm sát và Công an tỉnh Đắk Lắk đã công bố Quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ đấu thầu mua thuốc chữa bệnh năm 2014-2015 tại Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, với dấu hiệu tội phạm “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Quyết định số 25/PC03, do đại tá Nguyễn Trọng Hà, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ký.
Tình trạng thiếu thuốc kéo dài trong các bệnh viện công toàn tỉnh sau cuộc đấu thầu nhiều sai phạm
TPO – Ngày 1/3, các cơ quan tố tụng tỉnh Đắk Lắk công bố quyết định khởi tố vụ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan vụ đấu thầu mua thuốc chữa bệnh năm 2014 – 2015 tại Sở Y tế tỉnh.
Sở Y tế Đắk Lắk.
Cuộc đấu thầu mua thuốc chữa bệnh năm 2014-2015 do ông Doãn Hữu Long, giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk làm Chủ tịch Hội đồng. Danh mục mời thầu 1.197 mặt hàng, mà chỉ có 666 mặt hàng trúng thầu
Tuy đã chính thức được bàn giao sau gần 9 năm khởi công xây dựng, sửa chữa với tổng kinh phí ngót 1200 tỉ đồng, hiện trạng công trình Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên vẫn ngổn ngang nhiều vấn đề đe dọa sự an toàn trong công tác khám chữa bệnh.
Vừa tiếp nhận vừa đập phá
Nơi mất tên chính thức “dọn nhà”
Từ ngày 12/2/2019,với sự góp sức của gần 300 chiến sĩ Trung đoàn 95 và 30 xe vận tải,Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk (BV Tỉnh) đã tổng di dời hàng trăm tấn thiết bị, máy móc, vật dụng sang Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên (BV Vùng) ở đường Trần Quý Cáp, TP. Buôn Ma Thuột. Dự kiến từ 20/2 BV Vùng sẽ bắt đầu nhận bệnh nhân và khám chữa bệnh tại đây. Và sáng 26/2, lễ khánh thành diễn ra với khoảng 200 khách mời trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục đọc “Bệnh viện nghìn tỉ Tây Nguyên: Nhiều vấn đề cần cảnh báo”→
A young boy (centre) braves the weather and bad road conditions to go to school in the Central Highlands province of Đắk Nông. — Photo thethaovanhoa.vn
Viet Nam News HÀ NỘI — Fifth grader Đinh Thị Phương and her friends go swimming every day, but it is not a recreational activity.
VietNamNet Bridge – Prime Minister Nguyen Xuan Phuc has asked Dak Lak Province’s People’s Committee to investigate illegal logging in Ea Sup District.
Timbers cut down by illegal loggers seized by Dak Lak Province’s forest protection division. — Photo nhandan.com.vn
The PM’s order has been prompted by several reports in local newspapers since early March about large-scale deforestation in the district. For example, the Nhan dan (People) newspaper reported that forest rangers had seized nearly 100 cubic metres of wood cut down by illegal loggers in a two-month period. Tiếp tục đọc “PM orders probe into Dak Lak illegal logging”→
Generations of ethnic groups in the Central Highlands have used gongs to convey their innermost sentiments and communicate with their deities.
The Central Highlands gong culture spreads across 5 provinces – Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong and Lam Dong. The musical instrument has been practiced by Ba Na, E De, Co Tu, M’Nong and Gia Rai ethnic groups. Tiếp tục đọc “Gongs – Echoes of Central Highlands forests & mountains”→
The Central Highlands of Vietnam is not only renowned for its culture of gongs and epics that the inhabitants tell by the fireside, but also for its wooden statues that are rustic and simple.
VietNamNet Bridge – Uncontrolled rampant sand exploitation is seriously affecting Krong Ana and Krong No, two large rivers in the Central Highlands.
The river current has changed and hundreds of hectares of land have been lost.
Krong Ana (mother river) and Krong No (father river) are important to the economic and cultural life of the people in Dak Lak and Dak Nong. But they are in danger.