Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng

LĐO | 16/11/2021 | 06:50

Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV
Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua. Để kiếm thêm thu nhập nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Tiếp tục đọc “Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng”

Ngành Y – Dược: Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới

VNN – 16/08/2015    02:00 GMT+7

Nguyễn Công Nghĩa – Tiến sĩ, Bác sĩ, Đại học Waterloo, Ontario, Canada

 Tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây

Nguyễn Công Nghĩa - Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới  | Dân Luận
Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc. Ảnh minh họa

Với sự thay đổi bước ngoặt lịch sử của Bộ Giáo dục & Đào tạo, điểm đầu vào xét tuyển ĐH (nguyện vọng 01) năm nay đang tập trung sự thu hút của toàn xã hội. Không ngoài dự đoán đã thành thông lệ từ nhiều năm, điểm đầu vào ngành y dược sẽ vẫn cao chót vót, và năm nay lại có khả năng sẽ cao hơn nữa. Bên cạnh những thí sinh tuyển thẳng, cử tuyển, hoặc được điểm cộng ưu tiên, nhiều tranh cãi là các thí sinh đạt điểm cao nhưng tâm lý vẫn… rối bời. 

Thí sinh đạt điểm 27 xét tuyển ngành Bác sĩ đa khoa, 25 điểm xét tuyển ngành Dược sĩ đều không có gì bảo đảm sẽ đậu ĐH tại các trường như ĐH Y, ĐH Dược (Hà Nội), hay ĐH Y- Dược TP. HCM. Thực tế nào đã khiến các ngành này thu hút các thí sinh điểm cao đến vậy? Và như vậy thì có gì hay cho họ và xã hội? 

Bác sĩ và dược sĩ luôn được coi là những nghề dễ tìm được việc làm (?), có thể sống bằng nghề mà không quá phụ thuộc vào chế độ XH. Những nghề này lại có tuổi nghề cao, có thể tiếp tục làm việc thêm hàng chục năm sau khi đã nghỉ hưu. Nếu ra trường chưa có việc làm trong cơ quan nhà nước thì việc tìm một chỗ trong các đơn vị tư nhân hay công ty kinh doanh dược là điều không quá khó. Gia đình nội ngoại của tôi có truyền thống học y cũng phần nhiều bởi tư duy của ông ngoại: “Bác sĩ (BS) còn gọi là cái bát sắt, đi đâu cũng có cơm ăn”. 

Ngành nghề này cũng được mặc định có thứ hạng khá cao, dễ có thiện cảm và được tôn trọng nhất định trong xã hội Việt nặng tư tưởng Nho giáo, nhất là với tư duy đại ngôn theo kiểu “cống hiến”, “hành nghề giúp đời”. Chữ “giúp” ở đây còn bao hàm cả nghĩa hẹp như là chỗ dựa trong một phạm vi gia đình hay dòng tộc khi có một người theo ngành Y, nhiều khi chỉ đơn giản là cần có một niềm tin. Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc theo kiểu gia truyền, hay “con nhà nghèo học giỏi”. Những ước mơ thực của đứa trẻ có thể đã không được lộ diện bởi sự định hướng nghề nghiệp cảm tính và sơ khai ở các gia đình Việt Nam khi con em họ còn học phổ thông. 

Không có gì bàn cãi rằng các thí sinh điểm cao đến vậy chắc chắn là học giỏi. Tuy vậy các sinh viên y dược tương lai cần phải cân nhắc rất nhiều. Trước hết, đào tạo y dược ở Việt Nam là không tương đồng với thời lượng đào tạo và chất lượng của thế giới. Bằng cấp BS đa khoa hay dược sĩ tại các nước Bắc Mỹ, châu Âu hay Úc là bằng sau ĐH chuyên nghiệp, cực cấp (không cần bằng cấp gì thêm để hành nghề trong đời) đều đòi hỏi tới 10-11 năm trong đó 04 năm đầu dành cho khoa học cơ sở. Đào tạo BS y khoa trong 06 năm, và dược sĩ trong 05 năm ở Việt Nam thực chất chỉ mang những tiêu chuẩn của cử nhân.  

Do vậy ngành Y ở Việt Nam lại có thêm sau này các bằng chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 01, chuyên khoa 02, hoặc thạc sĩ, tiến sĩ, mà không thể so sánh cách nào với thế giới. Chính vì thế, tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây. Nó khiến cho triển vọng cọ xát nghề nghiệp với bên ngoài bị thu hẹp và những người hành nghề y dược Việt Nam phần lớn đóng cửa chơi trên sân nhà của riêng mình. 

Tiếp theo, đào tạo y dược nói chung có hàm lượng sáng tạo thấp, ở Việt Nam thì lại càng gần như không. Các điểm thi Toán, Hóa ở đỉnh cao của đầu vào, cũng chẳng giúp ích gì nhiều lắm khi các môn học trong trường Y và Dược ở Việt Nam gần như tuyệt đối là học thuộc lòng, và yêu cầu sự kiên nhẫn. Các môn học cơ bản, hay cả các môn học thực hành, thậm chí lâm sàng tại bệnh viện đều vậy.  

Lối tư duy sáng tạo tại các trường Y- Dược gần như không có đất sống. Chương trình đào tạo với nhiều môn không liên quan, giáo trình đào tạo cũ kỹ thậm chí từ những năm 80 thế kỷ trước, máy móc thiết bị cho phòng lab thực hành tiền lâm sàng quá thô sơ và thiếu thốn ngay tại các trường hàng đầu. Câu chuyện của những con mọt thư viện, giảng đường, bóng ma ký túc xá nằm đọc sách đến in hằn vết của đầu, mông hay gót chân trên chiếu sau 06 năm học không hề hiếm.  

Nhưng học cũng là một chuyện khác trong khi thực hành sau khi ra trường lại dựa chính trên các kinh nghiệm theo kiểu truyền dạy. Thực hành Tây y, kể cả phẫu thuật cũng không khác nhiều lắm với tư tưởng “Đông y gia truyền” ngàn đời. 

Tính đào thải trong quá trình học ĐH Y- Dược Việt Nam cũng thấp y như mọi ngành học khác, có nghĩa là gần như vào được trường thì khắc ra trường và có bằng cấp, trong khi tỷ lệ đào thải tích lũy khi học bác sĩ tại các quốc gia phát triển lên tới 50%. Kết quả học tương đối như nhau thôi, nhưng sự phân hóa sau khi ra trường lại là rất lớn. Rất nhiều người sẽ không thực hành y dược mà làm trình dược viên cho các hãng thuốc, hãng sữa, thực phẩm chức năng. Rất nhiều người khác lại lựa chọn công việc bàn giấy tại bộ, các sở, hay các trung tâm với công việc chẳng ăn nhập mấy với những gì đã học.  

Với những người thực hành lâm sàng, các chuyên ngành nóng như Sản, Ngoại, Nhi, Mắt luôn đầy ắp người xếp hàng, nhưng các ngành Tâm thần, Truyền nhiễm, Lao, HIV/AIDS, Giải phẫu bệnh thì tìm người mỏi mắt. Bác sĩ, dược sĩ mới ra trường đổ dồn về các bệnh viện tỉnh và trung ương, nơi thu nhập tương đối và điều kiện thăng tiến về nghề nghiệp, trong khi một số nhận thiệt thòi về tuyến xã hay huyện ở các vùng sâu vùng xa. 

Tất cả sự phân hóa nhìn thấy rõ nét chỉ sau 05 năm sau khi ra trường, mà nguyên nhân không hẳn do năng lực. Và còn muôn vàn các biến đổi khác tạo nên bởi quan hệ, tiền tệ và hậu duệ. 

Các sinh viên tương lai của các trường Y- Dược có lẽ cũng cần hỏi mình có hứng thú và ham thích thực sự với ngành này và cân nhắc mình có đủ sự kiên nhẫn hay không. Cần nhận thức cụ thể hơn để sau này khỏi phải nói câu “biết thế thì…”, có khi chỉ bởi cố gắng sống ước mơ của cha mẹ, họ hàng, bởi không tính đến các đam mê, sở trường, hay năng lực sáng tạo của riêng mình hay bởi “mình điểm cao thì nên vào y dược”. Xã hội có thể có thêm một bác sĩ hay dược sĩ, nhưng cũng có thể mất đi một bộ óc sáng tạo cho những ngành khoa học khác. 

Thực tế tại Mỹ và Canada, nơi tôi sống và làm việc nhiều năm, tư duy cố gắng cho con học Y- Dược vẫn tồn tại trong cộng đồng châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.  Trong khi với người sở tại, nó chẳng có ‎ nghĩa gì so với ước mơ thực của đứa trẻ. 

Nguyễn Công Nghĩa (TS, BS-  ĐH Waterloo, Ontario, Canada)

Đừng gọi họ là anh hùng!

LÊ QUANG 21/9/2021 7:05 GMT+7

TTCTHôm qua họ còn là y tá, nhân viên thu ngân, thầy thuốc, bỗng dưng họ trở thành anh hùng. Điều này thực ra nói về mặc cảm của xã hội nhiều hơn là về chính những con người này.

 Ngay cả một nền y tế hàng đầu thế giới như Đức cũng chật vật vì đại dịch. Ảnh: br.de

 Vấn đề không hề mới: năm 2018, sau hàng loạt nỗ lực ít kết quả và chắc chắn không thể có kết quả sớm để kiếm nguồn điều dưỡng viên từ Mông Cổ, Trung Quốc và Việt Nam, Chính phủ Đức quyết định ban hành luật củng cố nhân lực điều dưỡng PpSG, nhằm cấp tốc tuyển thêm 13.000 y tá và điều dưỡng viên cũng như về lâu dài ngăn các bệnh viện tiết kiệm bằng cách giảm chi phí điều dưỡng.

Tiếp tục đọc “Đừng gọi họ là anh hùng!”

Phát triển thuốc nội vẫn còn gian nan

HNMTHU TRANG –  29/07/2019

Sau 10 năm triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, thuốc sản xuất trong nước đang ngày càng khẳng định được vị thế. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tỷ lệ sử dụng thuốc nội đã tăng lên đáng kể. Thế nhưng, tư tưởng “sính ngoại” của cả người bệnh và bác sĩ khi kê đơn khiến cho con đường phát triển của thuốc Việt ngay trên chính “sân nhà” vẫn còn nhiều gian nan.


Các doanh nghiệp dược trong nước cần bảo đảm quy trình sản xuất thuốc một cách nghiêm ngặt và mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tiếp tục đọc “Phát triển thuốc nội vẫn còn gian nan”

Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?

LAN ANH – THÙY DƯƠNG 14/10/2020 7:10 GMT+7

TTCTKhông chỉ các bác sĩ phẫu thuật, nhiều bác sĩ khác cũng cho biết thời gian làm việc một ngày của họ gần như kín mít, suốt từ sáng đến khoảng 21h, áp lực luôn đè nặng. Bài toán nhân lực và thu nhập đang khiến hầu hết các bệnh viện đau đầu.

Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nhiều ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể phải đứng mổ trên 10 giờ liền. Trong ảnh: một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tiếp tục đọc “Giảm áp lực cho bác sĩ: Bệnh viện thêm người hay bác sĩ tự bớt việc?”

Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ

XUÂN MINH 23/9/2020 12:09 GMT+7

TTCTNăm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn 17-9 là Ngày thế giới vì sự an toàn của người bệnh. Năm nay, nhân kỷ niệm ngày này lần thứ hai, WHO nhấn mạnh sự an toàn cho nhân viên y tế và mối liên hệ giữa vấn đề này với an toàn cho bệnh nhân trong bối cảnh các nhân viên y tế trên toàn thế giới đã làm việc quá tải do COVID-19 kéo dài.

Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA
Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân COVID-19 nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: XINHUA

Ca trực 28 tiếng

Bác sĩ nội trú Uri Rosen – 35 tuổi, làm việc ở khoa nội tại Trung tâm y tế Holon Wolfson, Israel – kể về những lần buồn ngủ khi lái xe trở về nhà sau ca trực: “Sau vài lần ngủ gục và để xe trôi qua các giao lộ trên đường về nhà sau ca đêm, giờ đây tôi phải kéo thắng tay mỗi khi dừng ở giao lộ.

Đó là những gì xảy ra khi bạn phải trực 26 tiếng liên tục, một tuần có thể có hơn một tua trực như thế”. Anh cho biết: “Không biết có ai trong chúng ta thấy an tâm lên máy bay hay xe buýt khi biết rõ phi công hay tài xế đã làm việc suốt 24 giờ không ngủ. Là bác sĩ nội trú, tôi làm việc suốt 24 giờ”.

Tiếp tục đọc “Ngày an toàn người bệnh thế giới: Nghĩ về giảm tải cho bác sĩ”

Dĩa cơm trên tường, chuyện kể…

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Ngày tất bật phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện. Tối về ăn uống qua loa rồi chạy đến các điểm hẹn nhập vai ca sĩ kiếm tiền mua cơm. Cứ thế, nhóm Blouse Trắng Buôn Ma Thuột với sự tích cực hỗ trợ của nhiều “áo bông” một năm qua đã quyên được hơn 40 nghìn đĩa cơm ngon lành cho nhiều người cùng khổ trong các bệnh viện. Và không chỉ có thế …

Phát phiếu Dĩa cơm trên tường cho bệnh nhân khoa Ung Bướu ở BVĐK Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Dĩa cơm trên tường, chuyện kể…”

Các bệnh viện mới sẽ đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực

Hoàng Nhung Thứ Bảy,  13/5/2017, 15:42 (GMT+7)

Sinh viên đang thực hành y khoa. Ảnh: Hoàng Nhung

(TBKTSG) – Việc hàng loạt bệnh viện công và tư đang được khởi công xây dựng ở TPHCM và dự kiến hoạt động sau hai, ba năm nữa đang đặt ra nhiều vấn đề về nguồn nhân lực y khoa, kéo theo các vấn đề về chất lượng khám chữa bệnh.

Nhiều bệnh viện “lay lắt”, “chết lâm sàng”

TPHCM có khoảng 20 bệnh viện (công và tư) đang được xây dựng và dự kiến khởi công trong năm nay và năm tới, hầu hết là những bệnh viện lớn, tầm cỡ. Nhiều người trong giới y khoa cho rằng việc thu hút được nhiều thành phần tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ y tế cho thấy sự thành công của chủ trương xã hội hóa y tế của Chính phủ, tuy nhiên, hoạt động của các bệnh viện, nhất là bệnh viện tư, có thành công hay không lại là vấn đề khác.

Tiếp tục đọc “Các bệnh viện mới sẽ đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực”

Vì sao 5 năm Bình Phước không tuyển dụng được bác sĩ?

7:29 – 13/04/2016

BPThiếu trầm trọng nhân lực ngành y, mặc dù tỉnh đã có nhiều đãi ngộ nhằm thu hút bác sĩ đến Bình Phước làm việc nhưng 5 năm qua, kết quả không được như mong muốn. Một số khoa ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, bác sĩ phải làm việc theo ca 24/24 giờ (mỗi ca chỉ có một bác sĩ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bác sĩ và chất lượng điều trị.

Lãnh đạo bệnh viện và Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Lãnh đạo bệnh viện và Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiếp tục đọc “Vì sao 5 năm Bình Phước không tuyển dụng được bác sĩ?”