Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Thứ Năm, 26/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineHơn 2.000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập trường y học Hippocrates – đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

Người Mông hoa bán đương quy, dược thiện ở chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Bải hoải sau ba ngày đi rừng, về đến nhà của anh Giàng A Chinh, người Mông đen ở tổ 1, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được vợ anh là Phạm Thị Hạnh, người Xa Phó đun ngay cho một nồi nước tắm.

Tiếp tục đọc “Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu”

Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền

tiasang – Thu Quỳnh

Việc sở hữu những mỏ vàng dược liệu cùng nhiều phương thuốc bí truyền, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi có thể khai thác dược liệu thành những sản phẩm đại trà thiết thực cho đời sống. Đó là một trong những con đường đưa họ thoát khỏi bủa vây của đói nghèo.

Thu hái kim ngân hoa ở hợp tác xã Nậm Đăm. Ảnh: HTX Nậm Đăm

Những mỏ vàng bỏ quên

Dù từ lâu đã biết về Sapanapro như một tấm gương điển hình thoát nghèo nhờ vào văn hóa và tài nguyên bản địa nhưng khi đặt chân tới Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai, chúng tôi rất ngạc nhiên vì doanh nghiệp cộng đồng có đại bản doanh ở nơi hẻo lánh này, từ chỗ chỉ có 13 “cổ đông không đồng” góp vốn bằng từng gùi thuốc tắm, bằng tri thức nghề thuốc nay đã vươn xa 100 đại lý và bệnh viện khắp cả nước. Ngạc nhiên hơn, ngoài cơ ngơi khang trang đủ đón hàng chục khách tắm, ở lại, Sapanapro đủ vốn cùng lúc vừa mua đất (mà đất Sapa giờ đã đắt ngang Hà Nội) dựng thêm 5 căn homestay vừa đầu tư 5 tỉ đồng xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu, các loại thuốc ngâm, tắm chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP-WHO.

Tiếp tục đọc “Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền”

Hy vọng từ sự đa dạng sinh học

tia sáng  – Hảo Linh

Trước khi Sapanapro ra đời, những người làm chính sách hay làm du lịch đều không thấy tiềm năng du lịch từ đa dạng sinh học của vùng đất Tả Phìn này.

Bà Chảo Sử Mẩy, Tây nữ vương thuốc ở Tả Phìn, một trong ba người sáng lập Sapanapro. Ảnh: Thu Quỳnh.

Khắp Sa Pa giờ đây tràn ngập các khách sạn và spa mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao đỏ, nhưng dân du lịch có thâm niên và kể cả người dân địa phương thường mách nhau đến Sapanapro – cơ sở do chính người Dao đỏ sáng lập và điều hành. Giữa khuôn viên lộn xộn đủ loại phong cách thiết kế chẳng ăn nhập gì với nhau, người ta không thể không chú ý đến hai nhà tắm bằng gỗ pơ mu nằm mấp mé trên mỏm đất, với mái gỗ phủ đầy một lớp dương xỉ bù xù.

Mỗi nhà tắm có ba buồng và nội thất mỗi buồng có bốn chiếc bồn tắm lá thuốc. Mỗi bồn chỉ vừa đúng một người ngồi khoanh chân. Phải rất từ từ, tôi mới quen với nước trong thùng nóng hơn 400C, chìm dần vào thứ thuốc tắm không có xà phòng mà đầy bọt bồng bềnh như mây trắng, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Cửa sổ kính lớn trong phòng nhìn ra thấy bao la rừng núi và ruộng bậc thang vừa qua mùa gặt. Người lâng lâng, nhẹ bẫng.

Tiếp tục đọc “Hy vọng từ sự đa dạng sinh học”

Để nguồn tài nguyên dược liệu sạch Việt Nam không bị bỏ phí

Thanh Loan – 15:58 18/06/2020 

Suckhoedoisong.vnHiện nước ta có một nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, có khoảng 5.117 loài loài thực vật có công dụng làm thuốc. Tuy nhiên, một nghịch lý vẫn đang tồn tại trong ngành sản xuất dược liệu của chúng ta đó là đa phần các công ty sản xuất dược liệu của Việt Nam hiện phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, chế biến dược liệu tuy có nguồn lực nhưng vẫn phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng.

Ruộng dược liệu  được người dân trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Bắc Hà -Lào Cai Tiếp tục đọc “Để nguồn tài nguyên dược liệu sạch Việt Nam không bị bỏ phí”

Bi hài cuộc chiến chống Ama Kông giả (2 kỳ) – Khăm Phết Lào: Độc đáo một nhân cách lương y!

Bi hài cuộc chiến chống Ama Kông giả: Nguồn gốc bài thuốc bí truyền nổi tiếng

TP – Chưa có bài thuốc gia truyền nào bị làm giả, làm nhái tràn lan như bài thuốc tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực của “Vua voi Ama Kông”. Không chỉ Tây Nguyên, mà trên cả nước loại thuốc giả này nhiều năm qua vẫn được công khai bày bán khắp nơi khiến nhiều người mua rơi vào thảm cảnh tiền mất, tật mang…

Khăm Phết trong vườn cây thuốc tự trồng
Khăm Phết trong vườn cây thuốc tự trồng

Chuyện chưa kể về vua voi Ama Kông vừa ‘về với đại ngàn’ ở tuổi 103
Ama Kông có ngậm cười?…
Cận cảnh những vũ khí săn voi của vua voi Ama Kông

Năm 1992, đại ngàn rộng lớn phía Tây tỉnh Đắk Lắk được Nhà nước khoanh vùng, thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn có diện tích lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam. Đây là nơi còn voi rừng nhiều nhất nước, cũng là nơi duy nhất ở nước ta có quần thể bản làng đa sắc tộc nhiều thế hệ giỏi nghề săn bắt, thuần dưỡng voi, từng mua bán voi khắp Đông Nam Á. Tiếp tục đọc “Bi hài cuộc chiến chống Ama Kông giả (2 kỳ) – Khăm Phết Lào: Độc đáo một nhân cách lương y!”

Saigon Botanic Garden – The First Botanic Garden in Vietnam

Volume 2 Number 4 – December 1994

Nguyen Nghia Thin

Saigon Botanic Garden (SBG) was established in 1864 – the first botanic garden in Vietnam. This was the work of French Government in Vietnam, according to a Resolution of 23 March 1864 during the first years of occupation. Mr Germein was appointed to manage and establish the garden. An area of 12 ha. was chosen for the garden, situated a few hundred metres from the city. The ground was leveled and a plant nursery was started. In 1865, Louis Pierre, a herbarium curator from Calcutta Botanic Garden, India was appointed as Director of the Saigon Botanic Garden.

The original aim of the Garden was to grow a mixture of local and exotic species which has been continued to the present day.

In 1877, Marine Correy was appointed Director of the Garden as M. L. Pierre returned to France. M. Corroy published a list of plants in cultivation in the Garden in Annales du Jardin Botanique et de la Ferm‚ exp‚rimentale des Mares 2nd fase Juillet 1878 br. in 4 p. 30-90. The same year, Karl Schroeder also published an article in which 902 species in the botanic garden were cited. In 1898 and 1905, two further lists were published by E. Haffner, a later Director of Garden.

On the 1st January 1919, SBG was affiliated to the Scientific Institute of Indochina (SII) headed by Xavier Salomon. Nguyen Duc Hiep was a specialist who was responsible for living plants and the herbarium. At that time the number of plant species grown was 1,500. Tiếp tục đọc “Saigon Botanic Garden – The First Botanic Garden in Vietnam”

Female scientist to make drugs to support cancer treatment

Last update 07:33 | 05/02/2018
VietNamNet Bridge – Of the 102 medicinal plants used by Pako-Van Kieu ethnic people in the Central Region to treat diseases, Dr. Nguyen Thi Hoai has found 30 species containing antioxidants with the ability to kill cancer cells.

vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, medicinal herb, antioxidant, Nguyen Thi Hoai

Dr Nguyen Thi Hoai has found 30 species with anti-cancer and anti-oxidant features

“I have been hearing for a long time that ethnic minority herbalists have useful folk remedies to treat cancer and other diseases. I found patients whose illness eased thanks to remedies and I decided that I needed to find the elements of medicinal plants and discover their capability in supporting cancer treatment,” Hoai said. Tiếp tục đọc “Female scientist to make drugs to support cancer treatment”

Vietnamese researchers work hard to conserve cajuput genes

Vietnam and Indonesia boast some of the world’s largest cajuput forests

By Tuoi Tre News

October 1, 2017, 10:33 GMT+7

Vietnamese researchers work hard to conserve cajuput genes
Bui Dac Thang, director of the Dong Thap Muoi Herbal Medicine Research, Conservation and Development Center, poses with a ‘bach dan chanh’ (Corymbia citriodora, commonly known as lemon-scented gum), which is rich in oil essences. Photo: Tuoi Tre
Vietnamese researchers have spent years dedicating themselves to conserving the shrinking cajuput gene pool in the Mekong Delta province of Long An as a means of boosting economic and tourism growth.

Two Tuoi Tre (Youth) newspaper journalists recently paid a visit to the Dong Thap Muoi (Plain of Reeds) Herbal Medicine Research, Conservation and Development Center, approximately 50km from Tan An Town.

The center’s ‘father,’ Pharmacist Nguyen Van Be, passed away in September 2016, leaving behind an unfinished effort to build it into an eco-tourism site and herbal medicine conservation hub. Tiếp tục đọc “Vietnamese researchers work hard to conserve cajuput genes”

Scientists use bacteria to speed up growth of ginseng roots

Last update 08:10 | 23/03/2017

VietNamNet Bridge – The scientists from the HCM Biotechnology Center have succeeded in using Agrobacterium rhizogenes bacteria to create hairy roots of Ngoc Linh ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv) which contains active saponin.

vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, ngoc linh ginseng, Ngoc Linh Mountain, hairy root

According to Dr Duong Hoa Xo, director of the center, it takes five to seven years to grow Ngoc Linh ginseng, while the yield is low and the plant is only suitable to soil conditions in Ngoc Linh mountainous area.

Therefore, the success of the research has an important significance as it helps multiply ginseng roots more quickly and provide materials to produce saponin as alternatives for natural products.
Tiếp tục đọc “Scientists use bacteria to speed up growth of ginseng roots”

Poisoning from fake herbal medicine on the rise in Vietnam

Tuoi Tre News

Updated : 05/06/2017 12:30 GMT + 7

Recently, the Poison Control Center and the Department of Nephrology of Bach Mai Hospital in Hanoi have received many patients suffering lead poisoning after taking herbal medicine of unknown origin.

According to Dr. Nghiem Trung Dung, the Department of Nephrology at Bach Mai Hospital admits three to four such patients every month on average.

Those with minor poisoning can be easily treated by dialysis while patients in severe conditions normally develop several side effects such as renal and hepatic failures after treatment. Tiếp tục đọc “Poisoning from fake herbal medicine on the rise in Vietnam”

Scientist wins prizes for research on medicinal herbs in cancer treatment

Last update 09:50 | 14/02/2017

VietNamNet Bridge – For 20 years, Nguyen Thi Ngoc Tram has been spending time to conduct research on  biological active substances of trinh nu hoang cung (Crinum latifolium), using the substances of the precious herb to support the treatment of tumors.

vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, TPP, US President Obama, Vietnam net news, Vietnam latest news, vn news, Vietnam breaking news, trinh nu hoang cung, Nguyen Thi ngoc Tram

Tram began her research on trinh nu hoang cung in 1990, when she was an officer of the Central Medicine Company No 2 and collaborator with the Bulgaria Academy of Science. She discovered that the plant contains active biological elements which stimulate immunity and prevent cancer cell angiogenesis, and therefore, can be used to support the treatment of cancer.

“Compared with other medicinal plants, trinh nu hoang cung has the strongest biological effect. The alkaloid extract from its leaves can support the treatment of tumors, both benign and malignant.” Tiếp tục đọc “Scientist wins prizes for research on medicinal herbs in cancer treatment”

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam

– 75 LÃNG QUÂN 6:20 AM, 05/04/2017

Người dân ở xóm Lũng Rịch, xã Lương Thông, huyện Thông Nông (tỉnh Cao Bằng) leo núi đi hái dược liệu về bán cho người Trung Quốc. Ảnh: L.Q

Trong khi hội nghị lớn về bảo tồn và phát huy giá trị của cây dược liệu Việt Nam cũng đang diễn ra tại Hà Nội, với nhiều phát biểu đau đáu và tâm huyết, thì tại tỉnh biên giới Cao Bằng, dược liệu quý bị khai thác ồ ạt đem bán sang Trung Quốc, trước sự ngơ ngác, bất lực của cơ quan chức năng.

Dược liệu ngày càng hiếm

Chúng tôi có mặt ở xã Lương Thông, huyện Thông Nông vào một ngày cuối tháng 3/2017. Đường vào xã hiểm trở, cao vời, bùn nhão nhoe nhoét. Những bản xa xôi như Tả Bốc, Lũng Rịch, chỉ mới khai sơn phá thạch, vừa được thông đường để xe hai cầu đặc chủng có thể leo vào. Vậy mà những thương lái đã len lỏi chi phối thị trường thu mua dược liệu từ lâu.

Tại sân nhà, Bí thư chi bộ bản Lũng Rịch, chị Triệu Thị Trang, kể: “Bà Thiết (một thương lái nhà ở ngoài thị trấn) đầu tư tiền, đầu tư cả những bao tải chi chít chữ Trung Quốc này vào cho tôi thu mua dược liệu”. Bà con trong xã đi rừng lấy cây thuốc kiếm ăn. Giá thu mua chỉ hơn 1 nghìn đồng/kg, đến dưới 7 nghìn đồng/kg, đủ loại cây họ yêu cầu. Nhiều cây là thuốc quý, bà con biết, vặt trụi đem bán cũng tiếc. Song, nếu giữ cây ở trong hốc đá thì làm sao moi được tiền từ cái túi to đùng mà bà Thiết đang đeo. Thế là chị Trang cũng đi lấy, bán.

Nhiều cây, thương lái Trung Quốc đưa cho bà Thiết vài lá, vài cọng, vài cây nho nhỏ để “làm mẫu”. Dúi cho ít tiền. Thế là đem giơ cho bà con vùng cao xem. “Ra lệnh” rằng đi lên rừng lấy nhé, về tôi thu mua bao nhiêu cũng hết. Họ cứ “giơ” ra cây nào, là y rằng một thời gian sau, lực lượng đông đảo người nghèo lại túa đi, cạo trọc thứ cây ấy ở rừng.

Bí thư Trang bảo, củ này chữa đi ngoài, cây này chữa đau bụng đau lưng, nhức xương khớp. Suốt bao năm bán cho thương lái Trung Quốc, nhìn những núi bao tải in bằng thứ chữ mình không đọc được đang nằm chình ình ở nhà mình mà đột ngột họ chả thu mua nữa, chị Trang ngẫm lại càng thấy hoang phí quá. “Lúc mình đau bụng, con cái đau lưng ỉa chảy, không có cây thuốc mà tự chữa trị, thấy trách mình lắm nhà báo ạ. Bây giờ bà con biết sợ, biết tự giận mình rồi”, chị nói.

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam ảnh 1
Một kho dược liệu chuẩn bị xuất lậu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, số người “giác ngộ” được như chị Trang và bà con ở xóm Lũng Rịch quá ít ỏi. Bà con vẫn lùng kiếm cây thuốc đem bán. Chúng tôi theo bà con lên rừng. Đi đến toạc máu chân từ sáng đến trưa, rừng trọc lốc, nắng như đổ lửa, vẫn chưa tìm được một túm dược liệu mà thương lái cho xem mẫu. Núi đá tai mèo xám ngoét, thung lũng sâu rợn người, từng nhóm chị em người Dao, người Tày ở Thông Nông leo xuống. Họ dùng những cây gậy gỗ nhọn, rúc người vào hốc đá, lùa gậy chọc vỡ một cái củ to bằng cái bát con. Củ vỡ toác, họ chọc vào để lôi từng miếng lên.

“Trước đây, một ngày có khi đi thu được cả gánh, giờ cả ngày chỉ được một vài lạng là nhiều. Suốt vài năm qua, đến năm ngoái, cứ vài ngày họ lại chở đi một vài ô tô tải to cái cây này đi. Đến bây giờ thì ở cả trên núi cao cũng chả còn cây nào nữa rồi”, chị Trịnh Thị Khe buồn rầu nói.

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam ảnh 2
Kho dược liệu bị Trung Quốc ngừng thu mua, bà con bỏ thành đống ở Thông Nông.

Mặc xác rừng

Trong khi rừng bị cạo trọc từng cọng lá, từng củ, rễ, từng quả xanh, thì ở các vựa thu gom, cây dược liệu chất cao như núi. Trong vai người mới vào nghề thu gom cây thuốc về chế biến kiếm lời, chúng tôi vào nhà bà Thiết nhà ở thị trấn Thông Nông. Cặp vợ chồng này người dưới xuôi lên Cao Bằng làm chủ vựa thu dược liệu bán sang Trung Quốc đã lâu.

“Các em muốn mua dược liệu gì phải mang mẫu đến. Sẽ có ngay. Bà con ở đây họ gọi cây bằng tên địa phương, khác tên trong sách vở, hai bên sẽ không hiểu nhau đâu. Bất kỳ hàng nào Trung Quốc muốn đặt thu mua, chúng tôi đều mua được hết. Hàng này đều nhập sang Trung Quốc, họ sơ chế “phù phép”, rồi bán ngược sang cho người Việt Nam”, bà Thiết nói. “Cứ thu gom, đầy xe tải là chúng tôi đem bán thôi. Rừng bị cạo hết cây, thì mặc xác rừng. Việc gì phải lo. Cứ có lợi nhuận là buôn thôi. Nếu mua, chúng tôi làm giấy tờ cho đi khắp cả nước được hết. Vì đây là cửa rừng”, bà khoe.

Chồng bà Thiết sang sảng: “Có tháng tao xuất hơn 30 xe, mỗi xe 10 tấn dược liệu luôn. Đầu năm ngoái, “tao” bán sang Trung Quốc 110 tấn dược liệu trong chưa đầy một tháng”. Bà Thiết phụ họa với chồng: “Có loại hàng, có khi vừa đưa mẫu cây, người ta đi đào đi hái rầm rộ, hàng về ào ào chật hết cả nhà. Đến mức, phải nói khó với cán bộ, cho chúng tôi “xuất” hàng trong đêm thì mới kịp”. “Tao làm “hàng dược liệu” này 20 năm rồi, có cây 5 triệu đồng/kg, có cây 5 nghìn đồng/kg, tao buôn tất”, ông này vỗ ngực. Trong nhà bà Thiết, còn có cả một “núi” gỗ nghiến đã xẻ thành súc, cắt thành thớt để chuẩn bị xuất sang bên kia biên giới.

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam ảnh 3
Cả một góc nhà toàn cây dược liệu quý, các đối tượng đầu tư tiền, bao tải chữ Trung Quốc, đề nghị bà con lên rừng lấy cây quý về cho họ.

Dự phiên chợ huyện Thông Nông, chúng tôi tiếp tục vào vai người đánh xe tải từ Ninh Bình lên thu mua dược liệu về công ty nam dược để làm ăn to. Tại gốc đa ở chợ huyện, một bà chủ buôn gạo tên Hòa còn cho biết: bây giờ bà con đi rừng khổ lắm mới tìm được một bó cây nhỏ, đem bán kiếm vài nghìn đồng đong gạo. Những cây giá vài triệu đồng/kg tươi thì cực hiếm. Mỗi phiên chợ, họ thu gom thêm, để chở sang bên kia biên giới mỗi lần vài xe tải. Được biết, phải “làm luật” với cán bộ quản lý.

Đúng phiên chợ huyện Trà Lĩnh, nườm nượp xe tải, xe máy, xe tự chế chở các cây dược liệu đến và bán cho tư thương, người Việt có, người Trung có. Có người còn sử dụng bảng giá bằng chữ Trung Quốc, mua bằng tiền Trung Quốc, nói tiếng Trung Quốc khi thu gom dược liệu giữa ban ngày. Có xe máy ào ào chở cây dược liệu đi thẳng từ khu vực mua bán… sang bên kia biên giới, không gặp cản trở nào. Quá bất ngờ, chúng tôi trao đổi với lực lượng Hải quan cửa khẩu và Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng. Câu trả lời của lãnh đạo đơn vị này còn đáng ngạc nhiên hơn, là ít nhất trong 3 năm qua, cơ quan này không thông quan cho bất cứ xe dược liệu nào xuất bán sang Trung Quốc.

Cạo trọc rừng thuốc quý Việt Nam ảnh 4
Bà Thiết, một người ở Thông Nông, chuyên thu gom hàng dược liệu bán sang Trung Quốc.

Hình ảnh cảnh tấp nập mua bán, ào ào “xuất ngoại” dược liệu, do chúng tôi quay, được chiếu tại phòng làm việc trở thành “câu hỏi khó” khiến các cán bộ lúng túng. Một người thật thà: “Nhìn những cái cây họ khai thác, chúng tôi còn chưa biết nó là cây gì, nhìn danh mục có cái tên cây bị cấm theo nghị định nó dài loằng ngoằng, cũng chẳng hiểu cây ấy có mặt ở tỉnh ta không – thì làm sao mà… giữ chúng được?”.

Nhiều dược liệu quý có nguy cơ tuyệt diệt

Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, thống kê năm 1997, cả nước có tới 2.300 cây thuốc có giá trị, nhiều cây quý hiếm. Từ năm 1963 -1973, tại Cao Bằng, có gần 700 loại cây thuốc quý. Theo Hội Đông y Cao Bằng, nhiều cây thuốc có giá trị đặc biệt đã đứng trước nguy cơ tuyệt diệt, như: Thất diệp nhất chi hoa, giảo cổ lam, hoàng đằng, ba kích, hà thủ ô, thanh thiên quỳ…