Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng” – 7 kỳ

Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng”

Kỳ 1: Thiết bị giám sát hành trình của VNPT trục trặc như cơm bữa

Trong khi 700 tàu cá ở Bình Định thiệt hại do thiết bị trục trặc thì ngư dân Quảng Ngãi còn bị bỏ rơi sau khi lắp thiết bị giám sát hành trình của VNPT.

Mỗi thiết bị giám sát hành trình tàu cá có giá lắp đặt lến tới 23 – 25 triệu đồng, nhưng nhà mạng lại thiếu trách nhiệm trong sửa chữa, bảo hành gây khó khăn cho ngư dân. Ảnh: Trung Chánh.

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá là giải pháp tối quan trọng để chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, khắc phục thẻ vàng IUU. 

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các địa phương, ngư dân đã tích cực hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý quy củ, chặt chẽ, chống đánh bắt bất hợp pháp.

Nhưng, qua điều tra của Báo Nông nghiệp Việt Nam tại một số địa phương ven biển cho thấy, ngư dân, chủ tàu cá, cơ quan quản lý tại địa phương đang phải chịu đựng những bất cập mà thiết bị giám sát hành trình gây ra, điều đó vô hình chung ngăn cản tiến trình và quyết tâm khắc phục thẻ vàng IUU của Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng” – 7 kỳ”

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, nhận xét và kiến nghị

Đại biểu Nhân dân – Thứ Hai, 20/02/2023, 06:05

Nguyễn Ngọc Trân – GS. TSKH, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa IX, X, XI.

Một năm sau khi được khánh thành, Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé (dưới đây gọi tắt Dự án) ra sao? Sau phần cung cấp và phân tích thông tin, bài viết nêu lên bốn nhận xét và kiến nghị.

Công trình thủy lợi cống Cái Lớn – Cái Bé nối huyện Châu Thành và huyện An Biên của tỉnh Kiên Giang
Tiếp tục đọc “Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, nhận xét và kiến nghị”

“Ðiểm nóng” Kiên Giang

NDCT – Thứ Bảy, 16-10-2021, 09:32

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác hải sản.

Kiên Giang hiện là địa phương có số lượng tàu khai thác hải sản đứng đầu cả nước, với khoảng 10 nghìn tàu; trong đó gần 4.000 tàu có kích thước từ 15m trở lên, hoạt động đánh bắt xa bờ. Thực tế từ địa phương này cho thấy, không thể chỉ ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm IUU trên… giấy!

Tiếp tục đọc ““Ðiểm nóng” Kiên Giang”

Khát nước giữa bốn bề sông nước

Khát nước giữa bốn bề sông nước
Cây lúa bị thiệt hại

Một ngày cuối tháng 2, bà Phan Thị Lan (xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) ra đứng giữa đồng trong tâm trạng bấn loạn. Gần 1ha lúa đông xuân của bà đã chết khô tự lúc nào. Nhà bà Lan có 1,7ha trồng lúa, nhưng đã bị mất trắng 1ha do không đủ nước tưới. Giờ chỉ biết tìm mọi cách để cứu 0,7ha lúa 45 ngày tuổi còn lại.

Tiếp tục đọc “Khát nước giữa bốn bề sông nước”

Khi đàn sếu chẳng trở về…

TTO – Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam không thấy sếu đầu đỏ bay về, trú lại tìm thức ăn. Giới khoa học quan sát và cho biết chỉ có 7 con bay qua khu vực Phú Mỹ (Kiên Giang) mà không hề đậu lại. Lý do là vì không còn chút đất lành nào cho đàn sếu trở về.

“ Buồn lắm, vẫn không thấy chúng đâu” – ông Trần Hào Hiệp, phó giám đốc Trung tâm bảo tồn và hợp tác quốc tế thuộc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, nói với tôi qua cuộc điện thoại ngày 14-12-2020, dẫu “tháng 12 là tháng chúng có thể về sớm”. Tiếp tục đọc “Khi đàn sếu chẳng trở về…”

ĐBSCL: Một huyện có đến 1.100 điểm sụp lún

thegioihoinhap.vn – 11:09 – 28/05/2020

Mùa khô hạn năm nay diễn ra vô cùng gay gắt khiến tình trạng sụp lún xảy ra nhiều nơi ở 2 tỉnh ven biển ĐBSCL là Cà Mau và Kiên Giang.

Hiện trường sạt lở tuyến quốc lộ 91 cũ, đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang. Ảnh: Ngọc Dân.

Trong lúc các ngành chức năng vất vả ứng phó và khắc phục hậu quả sụp lún thì dự báo nạn sạt lở, sụp lún có nguy cơ lan rộng khi mùa mưa bão sắp đến.

Mấy ngày nay, gia đình ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) thay nhau trực ở tuyến đường bị sụp lún trước nhà để cảnh báo người dân qua lại đề phòng. Ông Sáu kể: “Tuyến đường xi măng này thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia U Minh Thượng được thi công đã nhiều năm nhằm giúp người dân nông thôn đi lại và vận chuyển nông sản hàng hóa. Thời gian qua, tuyến đường này vẫn lưu thông bình thường, nhưng gần đây bỗng xuất hiện vết nứt giữa mặt đường và không lâu sau đó sụp toàn bộ với chiều dài hơn 25m, độ sâu từ 1 – 1,4m. Rất may hôm sụp lún là ban ngày nên mọi người phát hiện, tránh được. Mới đây, có 2 người chạy xe ngang, do bất cẩn nên trượt té, vì vậy địa phương đã tăng cường cắm biển báo…”. Tiếp tục đọc “ĐBSCL: Một huyện có đến 1.100 điểm sụp lún”

Trẻ em miệt thứ lần đầu tiên đón Giáng sinh cùng ông già Noel

 Thanh Niên Online Thanh Huy, Đào Hằng

Xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang là một xã nghèo nhất của một huyện vùng sâu với 80% người dân là đồng bào Khmer. Do ở vùng sâu vùng xa nên tuổi thơ của trẻ em ở đây chưa bao giờ được gặp ông già Noel ngoài đời thực cũng như chưa bao giờ được ông già Noel tặng quà mỗi dịp giáng sinh.

Các em học sinh ở trường TH-THCS Phong Đông Xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đã viết thư để nhờ thầy cô gửi ông già Noel nhân dịp Giáng sinh năm 2019. Tiếp tục đọc “Trẻ em miệt thứ lần đầu tiên đón Giáng sinh cùng ông già Noel”

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia

Cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Căm-pu-chia khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Căm-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, CôngpôngChàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km. Tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia cho các bạn quan tâm.

Các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia kéo dài từ Kon Tum đến tận An Giang (Ảnh – Wikipedia) Tiếp tục đọc “Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia”

Đặc khu kinh tế: Thực trạng và khát vọng – 5 bài

TP – Phú Quốc (Kiên Giang) cùng với Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đang mang trong mình khát vọng lớn, vươn mình trở thành những đặc khu kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới. Vậy thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của 3 địa danh này hiện ra sao? Liệu chúng ta có tạo ra được hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo bệ phóng cho 3 đặc khu phát triển mạnh mẽ, mang tính bước ngoặt như kỳ vọng?

Du khách lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Du khách lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc. Ảnh: Hồng Vĩnh. Tiếp tục đọc “Đặc khu kinh tế: Thực trạng và khát vọng – 5 bài”

Vùng ngọt hóa thời chưa ngăn đập

Hoàng Quân – Tuyết Nhi – Thứ Tư,  16/1/2019, 23:01 

(TBKTSG Online) – Mặc dù có quá nhiều cuộc trãnh cãi của các chuyên gia, nhà quản lý, còn báo chí tốn không ít giấy mực, cuối cùng Chính phủ đã đồng ý khởi công xây dựng dự án Cái Lớn – Cái Bé. Quên cái khen chê của dự án hàng ngàn tỉ này, hãy cùng chúng tôi đi vào vùng đất “được” ảnh hưởng của đại dự án thủy lợi để hiểu hơn những gì nơi đây đang có.

Một người dân sống hơn 50 năm ở gần cống Cà Mau than thở: “Trước khi có cống tàu ghe qua lại dễ, tôm cá dữ trời lắm. Bây giờ bỏ cống cả chục năm mà dòng sông chưa được hồi sinh hẳn, kiếm cá ăn rất khó khăn”.

Sau nhiều tranh cãi, dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được phê duyệt
Cần thận trọng với dự án Cái Lớn – Cái Bé
Chuyên gia: Không cần thiết phải xây dựng dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé
Nhìn lại các công trình ngăn mặn hiện có ở ĐBSCL Tiếp tục đọc “Vùng ngọt hóa thời chưa ngăn đập”

Cái Lớn – Cái Bé Irrigation project approved

Update: January, 14/2019 – 09:00

Workers from the Vị Thủy District Division of Agriculture and Rural Development check salinity in the Cái Lớn River in the southern province of Hậu Giang. The Cái Lớn – Cái Bé irrigation project is expected to help control salinity in the river. — VNA/VNS Photo Duy Khương

Viet Nam News KIÊN GIANG – The Cái Lớn – Cái Bé irrigation project in the Mekong Delta has been approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development, according to Lê Hồng Linh, director of the ministry’s Irrigation Work Investment and Construction Management Board No 10.

The project, which will connect the Cái Lớn River to the Cái Bé River in the Delta, is expected to improve agricultural and aquaculture production, control salinity, fight the effects of climate change, and supply freshwater to An Minh and An Biên districts during periods of low rainfall. Tiếp tục đọc “Cái Lớn – Cái Bé Irrigation project approved”

Đặc khu kinh tế, cuộc đợi chờ 20 năm

VNE – Thứ sáu, 3/11/2017, 16:28 (GMT+7)

Đã 20 năm kể từ lần đầu “đặc khu kinh tế” được nhắc tới trong nghị quyết Trung ương, khái niệm này vẫn chưa thành hình.

 giờ sáng, anh Phúc chuẩn bị lên tàu ra biển bắt ốc.

Anh đi trên một chuyến tàu thuê. Những người bắt ốc không có tiền mua tàu riêng, nên mỗi lần đánh quả bốn năm ngày ngoài biển, họ gom tiền thuê tàu chuyến với giá hơn 2 triệu đồng. Trên chuyến tàu đó, là hơn chục người với xoong nồi, gạo, nước và vài ba bộ quần áo cũ. Dụng cụ để bắt và đựng ốc là những chiếc làn, găng tay, móc sắt và đèn pin. Tiếp tục đọc “Đặc khu kinh tế, cuộc đợi chờ 20 năm”