An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học

Thứ tư, 26/04/2023 00:15 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Đưa giáo dục di sản văn hoá tới học sinh, ngay tại khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê là một phương pháp rất hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa; giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết, thêm tự hào về di tích, thêm trân trọng tiền nhân và cùng ra sức giữ gìn các di tích của địa phương.

Điệu múa Óc Eo do diễn viên Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật An Giang biểu diễn

Nghệ thuật múa Óc Eo

Theo một nghiên cứu của TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, khoảng 2.000 năm trước, vùng đất An Giang từng là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Óc Eo, với sự xuất hiện của một “đô thị” quan trọng của quốc gia cổ Phù Nam vào đầu Công nguyên.

Nơi đây từng có một thời hoàng kim với những hoạt động kinh tế nông nghiệp và thương mại sôi động, là điểm dừng quan trọng của những tuyến hàng hải đường dài kết nối phương Đông và phương Tây.

Tiếp tục đọc “An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học”

Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh

Những chuyện “động trời” dự án đầu tư du lịch MGA tại An Giang:

Kỳ 3: Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh

NDĐT – Là một nhà đầu tư độc lập, riêng biệt không liên quan gì đến Khu di tích quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nhưng Công ty Cổ phần MGA Việt Nam lại đặt tên dự án là Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ – Cáp treo Núi Sam. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử khẳng định đây là việc lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để trục lợi trong kinh doanh, là kiểu buôn thần bán thánh khiến du khách, người dân ngộ nhận và bức xúc. Nhưng đáng nói hơn là sự dễ dãi đến lỏng lẻo của ngành chức năng tỉnh An Giang khi đồng ý cho doanh nghiệp này sử dụng tên gọi kiểu “lập lờ đánh lận con đen” như thế.

Thứ năm, ngày 09/05/2019 – 19:43

Tượng Quán Âm “thiên thủ thiên nhãn” bằng nhựa tại Đền Quán Âm trên đỉnh Núi Sam.

Đầu tư “mì ăn liền”: Tượng phật bằng nhựa

Tiếp tục đọc “Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh”

Tận diệt côn trùng vùng Bảy Núi

TN – Anh Phan – 09:52 – 05/07/2017   

Khách hành hương về vùng Bảy Núi (H.Tịnh Biên, An Giang) thường tìm ăn các loại côn trùng. Tuy nhiên, đến nay không ai chứng minh được “đặc sản” này có tác dụng như thế nào, mà côn trùng thì đang bị tận diệt.

Rượu ngâm côn trùng, bò sát bày bán tại chợ Cửa khẩu Tịnh Biên /// Ảnh: Anh Phan
Rượu ngâm côn trùng, bò sát bày bán tại chợ Cửa khẩu Tịnh BiênẢNH: ANH PHAN

Không chừa con gì

Tiếp tục đọc “Tận diệt côn trùng vùng Bảy Núi”

Âm vang xe ngựa Thất Sơn

Theo dặm dài đất nước

ND – Thứ Bảy, 26-06-2021, 11:32

Từ lâu, xe ngựa (trong ảnh)  đã trở nên thân quen với đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer An Giang. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, xe ngựa còn là nét độc đáo đặc trưng trong văn hóa bản địa vùng đất Bảy Núi – Thất Sơn.

“Ðộc mã” ở Bảy Núi

Vùng Bảy Núi hay còn gọi Thất Sơn là miền đất “bán sơn địa” thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang. Ðây là vùng đất giáp với nước bạn Campuchia. Sự đa dạng và giao thoa văn hóa của các dân tộc đã tạo nên nền văn hóa Bảy Núi hết sức đặc sắc. Một trong những yếu tố tạo nên sự đặc sắc ấy là nghề À-tís nghề xe ngựa.

Tiếp tục đọc “Âm vang xe ngựa Thất Sơn”

Chuyện chép ở một bệnh viện

SƠN LÂM – BỬU ĐẤU 15/3/2021 9:00 GMT+7

TTCTGhi chép về một cuộc chuyển đổi thành công sang bệnh án điện tử – bước đầu tiên quyết định của quá trình chuyển đổi số – ở Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang, thành phố Châu Đốc.

Bác sĩ Huỳnh Phúc Hậu khẳng định phim X-quang bây giờ bác sĩ đều xem trên máy hết. Ảnh: BỬU ĐẤU

Trong lúc theo chân bác sĩ Nguyễn Tấn Huy xuống kiểm tra một bệnh nhân đang nằm ở khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang tại thành phố Châu Đốc (Bệnh viện Châu Đốc), cô y tá đưa cho chúng tôi coi một cái iPad nhỏ gọn rồi tếu táo: “Giờ gọn nhẹ thế này thôi là đủ, chớ trước đây, nữ y tá nào cũng ôm cả chồng hồ sơ đi khám bệnh đến mức bắp tay cuồn cuộn luôn”. Tiếp tục đọc “Chuyện chép ở một bệnh viện”

Tiền tỉ “chôn” ở bến lúa biên giới

16/06/2020 13:54 GMT+7

TTONhững bến lúa đầu tư hàng chục tỉ đồng đang ngưng hoạt động vì nằm ở bờ sông biên giới phía Campuchia, doanh nghiệp kêu cứu trước nguy cơ phá sản.

Tiền tỉ chôn ở bến lúa biên giới - Ảnh 1.
Bến lúa hàng chục tỉ đồng đìu hiu bên kia biên giới – Ảnh: AN LONG

Phản ảnh đến báo Tuổi Trẻ, chị Ngũ Bạch Huệ – giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Chiến Thắng (Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang) – cho biết mình chuyên kinh doanh lúa gạo từ hơn hai mươi năm qua, nay đang đứng trước nguy cơ phá sản vì không thể làm thủ tục nhập khẩu lúa. Tiếp tục đọc “Tiền tỉ “chôn” ở bến lúa biên giới”

Sự thật về cái gọi là “Nhà nước Khmer Krom”

11/07/2018 – 10:03

Biên phòng – Bất chấp sự thật lịch sử về vùng đất Tây Nam bộ mà đồng bào Khmer đang sinh sống là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, thế lực thù địch, phản động đang đeo đuổi, làm rộ lên vấn đề Khmer Krom, vu cáo Việt Nam “cướp đất” Campuchia, xuyên tạc trắng trợn chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Gắn liền với âm mưu và những hành động đó là sự ra đời của tổ chức phản động Khmer Krom phản động.

dlut_4
Cờ, biểu tượng “Nhà nước Khmer Krom” của tổ chức phản động lưu vong. Ảnh: Lê Xuân Trình

Tiếp tục đọc “Sự thật về cái gọi là “Nhà nước Khmer Krom””

Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài

***

Bài 1: Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam: Khách ‘VIP’ của các ngân hàng

17/02/2019 11:40

Tượng Bà Chúa Xứ – Ảnh: Nguyễn Hồ

Sự thật, Bà là vị thần gì và quyền lực ra sao? Loạt bài này, chỉ mong muốn đem đến cho bạn đọc những thông tin độc đáo về Bà Chúa Xứ núi Sam, chứ không có ý ca tụng hay ủng hộ việc thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Còn đức tin, đó là điều trong mỗi con người, không ai có thể cấm cản. Tiếp tục đọc “Chuyện về vị thần nữ ‘giàu nhất’ Việt Nam – 4 bài”

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia

Cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Căm-pu-chia khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Căm-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, CôngpôngChàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km. Tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia cho các bạn quan tâm.

Các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia kéo dài từ Kon Tum đến tận An Giang (Ảnh – Wikipedia) Tiếp tục đọc “Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia”

Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót

***

Thứ ba, 8/1/2019, 08:15 (GMT+7)

Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót

Trong 12 ngày tràn vào xã Ba Chúc (An Giang) hơn 40 năm trước, quân Khmer Đỏ tàn sát hàng nghìn dân thường vô tội, chỉ hơn 20 người sống sót.

Ông Út Oanh kể lại hành trình 8 ngày đêm trốn chạy khỏi Pol Pot. Ảnh: Phước Tuấn.

Tiếp tục đọc “Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót”

Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang

Nguyễn Thanh Hiền

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

UNICEF – 21 Tháng 3 2019

Trần Anh Bảo và Trần Anh Kha phấn khởi, tự hào khi kể chuyện về một điều mới mẻ trong gia đình mình mà nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ là rất bình thường. Hai anh em sống ở tỉnh An Giang, một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hai cậu bé tươi cười, phấn khởi, khoe với chúng tôi nhà vệ sinh và nhà tắm mới xây. Trong căn nhà khiêm tốn của gia đình, công trình vệ sinh mới này có ý nghĩa rất lớn với hai Anh Bảo, Anh Kha, em gái Kim Ngân và ông bà. Từ nay, gia đình của các em đã có thể đánh bay nguy cơ nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe nhờ có công trình nước sạch và vệ sinh mới. Tiếp tục đọc “Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang”

Điện mặt trời dư bị ‘nuốt’: Người dân có quyền khởi kiện!

TN – 10/05/2019 14:561

Việc địa phương lấy lý do để không lắp đặt công tơ 2 chiều khiến điện mặt trời dư của các hộ dân bị “nuốt” là vi phạm quy định, chủ trương chung của Chính phủ.

Một dự án điện mặt trời ở Trà Vinh. Chí Nhân

“Chặn” xã hội hóa ngành điện

Như Thanh Niên đã đưa tin, nhiều người dân tại tỉnh An Giang và Bình Thuận đã bức xúc phản ánh tình trạng các đơn vị điện lực địa phương không lắp đặt công tơ điện hai chiều cho họ, khiến lượng điện mặt trời dư của họ bị “trôi” mất. Cụ thể, một số hộ dân ở An Giang cho hay, gia đình bỏ chi phí 60 – 145 triệu đồng để trang bị hệ thống điện mặt trời, khi sử dụng còn thừa thì bị điện lưới “nuốt” do điện lực địa phương chưa chịu lắp đồng hồ hai chiều vì… chưa có, người dân hỏi, điện lực tại đây trả lời phải chờ. Tiếp tục đọc “Điện mặt trời dư bị ‘nuốt’: Người dân có quyền khởi kiện!”

Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng (3 bài)

    • Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng
    • Bảy Núi đang đối mặt với khô hạn và cháy rừng
    • Bảy Núi mùa… khát nước

***

Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng

NN – 29/04/2019, 16:19 (GMT+7) Tại vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên 37-38 độ C, mỗi ngày có hàng trăm người đi “mót” từng dọt nước ở các giếng đem về phục vụ cho gia đình hay đi bán lại cho các hộ khác.
Tiếp tục đọc “Người dân Bảy Núi đi ‘mót’ nước trong mùa nắng nóng (3 bài)”

Kiếm chác ở chốn tâm linh, thất đức lắm!

12/02/2019 10:07

(NLĐO) – Tăng giá vé lên gấp 9 lần và đặt sẵn 12 thùng công đức ở khắp các vị trí để nhận tiền. Đó là cách kiếm chác của chủ đầu tư Khu Du lịch văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ ở An Giang.

Sự việc đang gây tranh cãi, đến mức có khả năng ảnh hưởng đến uy tín môi trường văn hóa, du lịch của địa phương.

Các tuyến đường dẫn vào khu chánh điện Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đều kẹt cứng trong ngày mùng 4 Tết (8-2) Ảnh: THANH VÂN

Nói cho ngay thì cũng không riêng gì địa chỉ này, hầu như khắp các điểm thờ tự lớn nhỏ có đông người thăm viếng ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung đều chăm chú cái thùng gỗ có khe đút tiền. Tiếp tục đọc “Kiếm chác ở chốn tâm linh, thất đức lắm!”

Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San

Chủ Nhật 03/02/2019 – 09:24

Dân trí Sau hơn 10 năm lênh đênh trên dòng Sê San, bà con miền Tây vùng đất đỏ bazan đã được chính quyền lập làng, cấp đất, cấp nhà đón tết. Vui mừng hơn khi những đứa trẻ “tha hương” nay được đến trường học cái chữ, nuôi hy vọng thoát nghèo cho cả làng chài.

Không còn cảnh lênh đênh, trôi nổi

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, chúng tôi xuôi thuyền theo dòng Sê San để về thăm làng chài của những người miền Tây di cư sinh sống trên vùng biên giới Kon Tum.

Xóm làng chài miền Tây lênh đênh trên dòng Sê San mưu sinh kiếm sống Tiếp tục đọc “Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San”