Ngành Y – Dược: Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới

VNN – 16/08/2015    02:00 GMT+7

Nguyễn Công Nghĩa – Tiến sĩ, Bác sĩ, Đại học Waterloo, Ontario, Canada

 Tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây

Nguyễn Công Nghĩa - Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới  | Dân Luận
Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc. Ảnh minh họa

Với sự thay đổi bước ngoặt lịch sử của Bộ Giáo dục & Đào tạo, điểm đầu vào xét tuyển ĐH (nguyện vọng 01) năm nay đang tập trung sự thu hút của toàn xã hội. Không ngoài dự đoán đã thành thông lệ từ nhiều năm, điểm đầu vào ngành y dược sẽ vẫn cao chót vót, và năm nay lại có khả năng sẽ cao hơn nữa. Bên cạnh những thí sinh tuyển thẳng, cử tuyển, hoặc được điểm cộng ưu tiên, nhiều tranh cãi là các thí sinh đạt điểm cao nhưng tâm lý vẫn… rối bời. 

Thí sinh đạt điểm 27 xét tuyển ngành Bác sĩ đa khoa, 25 điểm xét tuyển ngành Dược sĩ đều không có gì bảo đảm sẽ đậu ĐH tại các trường như ĐH Y, ĐH Dược (Hà Nội), hay ĐH Y- Dược TP. HCM. Thực tế nào đã khiến các ngành này thu hút các thí sinh điểm cao đến vậy? Và như vậy thì có gì hay cho họ và xã hội? 

Bác sĩ và dược sĩ luôn được coi là những nghề dễ tìm được việc làm (?), có thể sống bằng nghề mà không quá phụ thuộc vào chế độ XH. Những nghề này lại có tuổi nghề cao, có thể tiếp tục làm việc thêm hàng chục năm sau khi đã nghỉ hưu. Nếu ra trường chưa có việc làm trong cơ quan nhà nước thì việc tìm một chỗ trong các đơn vị tư nhân hay công ty kinh doanh dược là điều không quá khó. Gia đình nội ngoại của tôi có truyền thống học y cũng phần nhiều bởi tư duy của ông ngoại: “Bác sĩ (BS) còn gọi là cái bát sắt, đi đâu cũng có cơm ăn”. 

Ngành nghề này cũng được mặc định có thứ hạng khá cao, dễ có thiện cảm và được tôn trọng nhất định trong xã hội Việt nặng tư tưởng Nho giáo, nhất là với tư duy đại ngôn theo kiểu “cống hiến”, “hành nghề giúp đời”. Chữ “giúp” ở đây còn bao hàm cả nghĩa hẹp như là chỗ dựa trong một phạm vi gia đình hay dòng tộc khi có một người theo ngành Y, nhiều khi chỉ đơn giản là cần có một niềm tin. Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc theo kiểu gia truyền, hay “con nhà nghèo học giỏi”. Những ước mơ thực của đứa trẻ có thể đã không được lộ diện bởi sự định hướng nghề nghiệp cảm tính và sơ khai ở các gia đình Việt Nam khi con em họ còn học phổ thông. 

Không có gì bàn cãi rằng các thí sinh điểm cao đến vậy chắc chắn là học giỏi. Tuy vậy các sinh viên y dược tương lai cần phải cân nhắc rất nhiều. Trước hết, đào tạo y dược ở Việt Nam là không tương đồng với thời lượng đào tạo và chất lượng của thế giới. Bằng cấp BS đa khoa hay dược sĩ tại các nước Bắc Mỹ, châu Âu hay Úc là bằng sau ĐH chuyên nghiệp, cực cấp (không cần bằng cấp gì thêm để hành nghề trong đời) đều đòi hỏi tới 10-11 năm trong đó 04 năm đầu dành cho khoa học cơ sở. Đào tạo BS y khoa trong 06 năm, và dược sĩ trong 05 năm ở Việt Nam thực chất chỉ mang những tiêu chuẩn của cử nhân.  

Do vậy ngành Y ở Việt Nam lại có thêm sau này các bằng chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 01, chuyên khoa 02, hoặc thạc sĩ, tiến sĩ, mà không thể so sánh cách nào với thế giới. Chính vì thế, tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây. Nó khiến cho triển vọng cọ xát nghề nghiệp với bên ngoài bị thu hẹp và những người hành nghề y dược Việt Nam phần lớn đóng cửa chơi trên sân nhà của riêng mình. 

Tiếp theo, đào tạo y dược nói chung có hàm lượng sáng tạo thấp, ở Việt Nam thì lại càng gần như không. Các điểm thi Toán, Hóa ở đỉnh cao của đầu vào, cũng chẳng giúp ích gì nhiều lắm khi các môn học trong trường Y và Dược ở Việt Nam gần như tuyệt đối là học thuộc lòng, và yêu cầu sự kiên nhẫn. Các môn học cơ bản, hay cả các môn học thực hành, thậm chí lâm sàng tại bệnh viện đều vậy.  

Lối tư duy sáng tạo tại các trường Y- Dược gần như không có đất sống. Chương trình đào tạo với nhiều môn không liên quan, giáo trình đào tạo cũ kỹ thậm chí từ những năm 80 thế kỷ trước, máy móc thiết bị cho phòng lab thực hành tiền lâm sàng quá thô sơ và thiếu thốn ngay tại các trường hàng đầu. Câu chuyện của những con mọt thư viện, giảng đường, bóng ma ký túc xá nằm đọc sách đến in hằn vết của đầu, mông hay gót chân trên chiếu sau 06 năm học không hề hiếm.  

Nhưng học cũng là một chuyện khác trong khi thực hành sau khi ra trường lại dựa chính trên các kinh nghiệm theo kiểu truyền dạy. Thực hành Tây y, kể cả phẫu thuật cũng không khác nhiều lắm với tư tưởng “Đông y gia truyền” ngàn đời. 

Tính đào thải trong quá trình học ĐH Y- Dược Việt Nam cũng thấp y như mọi ngành học khác, có nghĩa là gần như vào được trường thì khắc ra trường và có bằng cấp, trong khi tỷ lệ đào thải tích lũy khi học bác sĩ tại các quốc gia phát triển lên tới 50%. Kết quả học tương đối như nhau thôi, nhưng sự phân hóa sau khi ra trường lại là rất lớn. Rất nhiều người sẽ không thực hành y dược mà làm trình dược viên cho các hãng thuốc, hãng sữa, thực phẩm chức năng. Rất nhiều người khác lại lựa chọn công việc bàn giấy tại bộ, các sở, hay các trung tâm với công việc chẳng ăn nhập mấy với những gì đã học.  

Với những người thực hành lâm sàng, các chuyên ngành nóng như Sản, Ngoại, Nhi, Mắt luôn đầy ắp người xếp hàng, nhưng các ngành Tâm thần, Truyền nhiễm, Lao, HIV/AIDS, Giải phẫu bệnh thì tìm người mỏi mắt. Bác sĩ, dược sĩ mới ra trường đổ dồn về các bệnh viện tỉnh và trung ương, nơi thu nhập tương đối và điều kiện thăng tiến về nghề nghiệp, trong khi một số nhận thiệt thòi về tuyến xã hay huyện ở các vùng sâu vùng xa. 

Tất cả sự phân hóa nhìn thấy rõ nét chỉ sau 05 năm sau khi ra trường, mà nguyên nhân không hẳn do năng lực. Và còn muôn vàn các biến đổi khác tạo nên bởi quan hệ, tiền tệ và hậu duệ. 

Các sinh viên tương lai của các trường Y- Dược có lẽ cũng cần hỏi mình có hứng thú và ham thích thực sự với ngành này và cân nhắc mình có đủ sự kiên nhẫn hay không. Cần nhận thức cụ thể hơn để sau này khỏi phải nói câu “biết thế thì…”, có khi chỉ bởi cố gắng sống ước mơ của cha mẹ, họ hàng, bởi không tính đến các đam mê, sở trường, hay năng lực sáng tạo của riêng mình hay bởi “mình điểm cao thì nên vào y dược”. Xã hội có thể có thêm một bác sĩ hay dược sĩ, nhưng cũng có thể mất đi một bộ óc sáng tạo cho những ngành khoa học khác. 

Thực tế tại Mỹ và Canada, nơi tôi sống và làm việc nhiều năm, tư duy cố gắng cho con học Y- Dược vẫn tồn tại trong cộng đồng châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.  Trong khi với người sở tại, nó chẳng có ‎ nghĩa gì so với ước mơ thực của đứa trẻ. 

Nguyễn Công Nghĩa (TS, BS-  ĐH Waterloo, Ontario, Canada)

Bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em ở nhà như thế nào?

English: How do I start teaching my kids English at home?

Nhiều phụ huynh muốn tự dạy tiếng Anh cho con mình ở nhà nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Không sao cả nếu Tiếng Anh của chính bạn không tốt lắm. Điều quan trọng nhất là bạn nhiệt tình và cho con bạn nhiều khích lệ và lời khen. Con bạn sẽ đón nhận sự nhiệt tình của bạn đối khi học ngôn ngữ. Đừng lo lắng nếu bé chưa nói được tiếng Anh ngay lập tức. Các bé cần thời gian nhất định để tiếp thu ngôn ngữ mới. Hãy kiên nhẫn và các con sẽ bắt đầu nói tiếng Anh theo thời gian của các em.

Tạo thói quen

Hãy tạo thói quen sử dụng tiếng anh tại nhà. Hãy sử dụng những hội thoại ngắn, lặp lại nhiều lần hơn là dùng những đoạn dài và không thường lặp lại. Chỉ 15 phút tương tác với trẻ ở tuổi rất bé là đủ. Khi bé lớn hơn và khả năng tập trung tăng lên, bạn có thể dần dần dung những hội thoại dài hơn. Những hoạt động ngắn và đa dạng sẽ giúp con tập trung chú ý vào bài học. Tiếp tục đọc “Bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em ở nhà như thế nào?”

Students develop self-study app for Raglai language

VNN – Update: September, 16/2019 – 10:35

Mai Vĩ Hào and Pinăng Bảo record the language used by the ethnic minority group Raglai for use in their mobile app for smartphones. — VNA/VNS.Photo Nguyễn Thành

NINH THUẬN — To preserve the Raglai ethnic minority language, two students at the Pinăng Tắc Ethnic Minority Boarding High School in Ninh Thuận Province have developed a mobile phone app for self-study.

The software developed by 12th graders Mai Vĩ Hào and Pinăng Bảo won third prize in the province’s 2019 Youth and Children Innovation Contest. Tiếp tục đọc “Students develop self-study app for Raglai language”

Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?

Có rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Mỗi khi bước vào việc lựa chọn cho mình một ngành học và mong muốn gắn nó với công việc trong tương lai, bạn sẽ đối mặt với câu hỏi: Tôi nên học ngành gì?

Có nhiều bạn chọn những ngành học đang là xu hướng của xã hội, những ngành kinh doanh, ngân hàng, tài chính, v.v, với mong muốn khi ra trường sẽ dễ xin việc và có thu nhập “ổn định”. Có những bạn chọn ngành học do mong muốn và sự sắp đặt của cha mẹ, gia đình. Dù chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ về thông tin, dường như chúng ta vẫn không thực sự biết mình yêu thích và mong muốn học gì, đam mê với công việc, cống hiến như thế nào cho bản thân và xã hội.

Đã bao giờ bạn ngồi xuống, yên lặng, lắng nghe chính mình và tự hỏi: Ước mơ của tôi là gì?


Ảnh 1 – Sinh viên Khoa Giới và Phát triển trong Tọa đàm “Thấu hiểu để yêu thương” Tiếp tục đọc “Vì sao nên chọn ngành Giới và Phát triển?”

Ngành học Giới và Phát triển – Cơ hội việc làm hiện tại và tương lai

Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên được phép đào tạo cử nhân chính quy ngành Giới và Phát triển theo Quyết định số 2181/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2015 (mã ngành 52310399) nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực về giới và các lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, hoạch định và thực thi, thúc đẩy các chính sách, chương trình, dự án phát triển. Ngành Giới và Phát triển có đội ngũ giảng viên tâm huyết và sáng tạo, chương trình đào tạo mang tính toàn diện, môi trường học tập năng động mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân chuyên ngành.

Năm học 2017 – 2018, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển 80 sinh viên cử nhân hệ chính quy ngành Giới và Phát triển, trong tổng số 700 chỉ tiêu các ngành (Giới và Phát triển, Luật, Công tác Xã hội và Quản trị Kinh doanh, Quản trị Du lịch và lữ hành, Truyền thông đa phương tiện). Tiếp tục đọc “Ngành học Giới và Phát triển – Cơ hội việc làm hiện tại và tương lai”

Sức hút ngôn ngữ Khmer Nam bộ

(ĐTTCO) –  Nhiều bạn trẻ ở các tỉnh ĐBSCL mạnh dạn đi học ngôn ngữ Khmer Nam bộ ở Trường Đại học Trà Vinh. Mới nghe ai cũng bất ngờ nhưng đây lại là sự thật. Một trong những lý do hết sức thực tế bởi ngoài việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Khmer, học ngành này sẽ dễ tìm việc làm, bởi nhu cầu thị trường khá rộng.

Các bạn trẻ sinh viên ngành Ngôn ngữ Khmer
Trường Đại học Trà Vinh đang học tập.

Tiếp tục đọc “Sức hút ngôn ngữ Khmer Nam bộ”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

Logistics Việt Nam cần trên 18 ngàn lao động

Cập nhật: 03/05/2016 08:04

(TT) – Đây là con số được Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics dự báo nguồn nhân lực đến năm 2019. Hiện có đến 53,5% doanh nghiệp (DN) logistics thiếu nguồn nhân lực.

Logistics Việt Nam cần trên 18 ngàn lao động
Nguồn nhân lực cho DN logistics vừa thiếu, vừa yếu. Ảnh: QA

Tiếp tục đọc “Logistics Việt Nam cần trên 18 ngàn lao động”

Harvard ư ? Những con “Zombie” xuất chúng

  •  WILLIAM DERESIEWICZ
  • RS – Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 17:05

Harvard ư? Những con “Zombie” xuất chúng

Ai chẳng muốn vào Harvard!
Những ngày gần đây, người dân Việt Nam lại được dịp hân hoan khi 1 học sinh trường Ams được Harvard cho học bổng tới 7 tỷ đồng.

Trái với niềm hoan hỉ tột độ khi một nước thế giới thứ ba có người được lọt vào tháp ngà Harvard, William Deresiewicz, từng là giáo sư Anh Văn 10 năm trường đại học danh tiếng Yale, một người không xa lạ gì với các trường đại học tinh hoa và “những con cừu xuất sắc” (Excellent Sheep), đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn cận cảnh về“cuộc chạy đua điên rồ” đến các trường Top và những suy tư của ông về“một nền giáo dục đúng nghĩa” trong bài viết được Read Station chuyển ngữ này. Tiếp tục đọc “Harvard ư ? Những con “Zombie” xuất chúng”

Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?

VNN –  Sau khi trải nghiệm các hoạt động dành cho học sinh quốc tế, một nhóm học sinh năng động của Việt Nam đã tìm cách mở rộng trải nghiệm này tới bạn bè đồng trang lứa.

MUN, VNHNMUN, mô phỏng Liên Hợp Quốc“Hôm nay trong căn phòng này, tôi có một nhóm bạn đặc biệt gồm 100 học sinh, sinh viên và 25 thành viên trong ban tổ chức tới từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đã tới tham dự hội thảo. Mặc dù khác nhau về quốc tịch, hoàn cảnh sống, nền tảng giáo dục và tôn giáo, nhưng tất cả chúng ta đều có một sân chơi chung là VNHNMUN 2015” – Tổng thư ký Khuất Minh Thu Giang nói trong phát biểu khai mạc. Ảnh: Taichi Kobayashi Tiếp tục đọc “Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?”

Đường đến học bổng Chevening của Hồng Thuận

Posted on 17 hours ago

sinhvienusa“Future leaders (lãnh đạo tương lai), influencers (người có ảnh hưởng), and decision-makers (người ra quyết định)” đấy là ba yếu tố Đỗ Thị Hồng Thuận – cựu sinh viên đại học Ngoại Thương Hà Nội đã chia sẻ khi được hỏi về lý do trở thành một trong những ứng viên xuất sắc được lựa chọn để trao học bổng chính phủ Anh Quốc – Chevening mùa 2015 -2016

Chevening scholars 2015-2016

Học bổng Chevening là một trong những chương trình học bổng lớn nhất dành cho sinh viên Quốc tế. Đây là học bổng hàng đầu của chính phủ Anh Quốc với 1000 suất học bổng hàng năm được trao cho những sinh viên xuất sắc nhất  đến từ hơn 130 quốc gia trên khắp thế giới.

Chương trình học bổng Chevening tạo điều kiện cho những sinh viên quốc tế có cơ hội học tập và nghiên cứu sau Đại học tại các trường học hàng đầu ở xứ sở sương mù. Chương trình học bổng nhằm hướng đến mục tiêu tạo dựng các nhà lãnh đạo tương lai, những người có ảnh hưởng tới cộng đồng và kết nối cộng đồng. Bạn có thể dễ dàng biết thêm thông tin chi tiết và nộp đơn xin học bổng Chevening tại đây: http://www.chevening.org/apply/

Để tìm hiểu những bí quyết giúp Hồng Thuận đạt được học bổng danh giá này để đến Anh học chương trình Applied Human Rights (M.A) tại The university of York, sinhvienusa đã có buổi trò chuyện cùng chị. Tiếp tục đọc “Đường đến học bổng Chevening của Hồng Thuận”

Điều gì khiến giới trẻ thao thức?

English: What keeps young people up at night?

Khi nhìn lại tuổi thơ, chúng ta thường thấy đây là khoảng thời gian vô tư nhất của cuộc đời, nhưng dường như đôi khi, giới trẻ lại quan tâm đến các thách thức toàn cầu nhiều hơn rất nhiều những gì chúng ta nghĩ. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo thế giới đang bắt đầu nhận thấy. Nói về mong muốn đưa giới trẻ trở thành một phần trong quá trình đưa ra các quyết sách toàn cầu, Ban Ki-Moon (tổng thư ký Liên hiệp quốc) miêu tả họ là “có đầu óc cởi mở và nhận thức sắc sảo về các vấn đề mới nổi”.

Vì thế, khi Liên hiệp quốc và cộng động quốc tế đang thảo luận về Các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, họ quay sang hỏi ý kiến của giới trẻ. Một cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 1,5 triệu thiếu niên dưới 15 tuổi trên khắp thế giới đã đề nghị các em lựa chọn sáu vấn đề quan trọng nhất đối với các em và gia đình của các em trong số 16 vấn đề được đưa ra sau đây: Tiếp tục đọc “Điều gì khiến giới trẻ thao thức?”

What do we mean by “youth”?

UNESCO

“Youth” is best understood as a period of transition from the dependence of childhood to adulthood’s independence and awareness of our interdependence as members of a community. Youth is a more fluid category than a fixed age-group.

However, age is the easiest way to define this group, particularly in relation to education and employment. Therefore “youth” is often indicated as a person between the age where he/she may leave compulsory education, and the age at which he/she finds his/her first employment. This latter age limit has been increasing, as higher levels of unemployment and the cost of setting up an independent household puts many young people into a prolonged period of dependency. Tiếp tục đọc “What do we mean by “youth”?”

Better forecasting of skills needs is key to easing youth unemployment

UNESCO
08.07.2015 – Social and Human Sciences Sector

Better forecasting of skills needs is key to easing youth unemployment

© UNESCO / K. Daelman

The second workshop on Skills Forecasting in the Mediterranean Region ( 9-10 June 2015) gave a new boost to what has been achieved at the level of youth skills and employment throughout year 1 of the Networks of Mediterranean Youth project (NET-MED Youth).

Tiếp tục đọc “Better forecasting of skills needs is key to easing youth unemployment”