Vô sinh thứ phát sau nạo phá thai ngày càng nhiều

Bài cùng chuỗi:

Phá thai và người đã cưới
Giữ thai và xây dựng xã hội đầy tình yêu
Phạt tù đàn ông làm bạn gái có thai nhưng không chịu trách nhiệm
Phạt tù đàn ông là cách tốt để xây dựng xã hội
Phá thai – Thảm họa quốc gia
Khi học sinh có thai
Phân biệt nam nữ đến mức chết người

suckhoedoisong.vn

SKĐS – Theo các chuyên gia vô sinh hiếm muộn, tỷ lệ vô sinh thứ phát sau nạo phá thai ngày càng gia tăng, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ trẻ tuổi.

300.000 ca nạo phá thai mỗi năm

Hiện nay, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên và tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi này đang là một vấn đề xã hội của mọi quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, chỉ có 20% phụ nữ chưa kết hôn sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, thậm chí ỷ lệ sử dụng biện phát tránh thai ở nhóm tuổi nữ 15-19 tuổi chỉ rất thấp chỉ đạt 4%, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của nhóm này lên tới 8,6%.

Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong số này 30% là phụ nữ từ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.

Lý do gia tăng tỷ lệ có thai và phá thai vị thành niên?

Tiếp tục đọc “Vô sinh thứ phát sau nạo phá thai ngày càng nhiều”

Cần những cải cách táo bạo với tài chính vi mô –

Bold Reforms Can Unleash the Power of Microfinance in Viet Nam

English version on ADB blog:

(ĐTCK) Thị trường vốn của Việt Nam đang đi theo một quỹ đạo tích cực, trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với các quốc gia láng giềng, còn lĩnh vực ngân hàng phát triển lành mạnh, được phản ánh trong triển vọng tích cực từ xếp hạng của Moody hồi đầu năm nay.

Việt Nam đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng vi mô tới 70% dân số trưởng thành

Việt Nam đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng vi mô tới 70% dân số trưởng thành

Hơn nữa, công nghệ tài chính (Fintech) đang tăng tốc, với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép cho hơn 40 công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.

Tiếp tục đọc “Cần những cải cách táo bạo với tài chính vi mô –”

Xóa đói giảm nghèo hay vung tiền qua cửa sổ?

TRẦN VINH DỰ 24/10/2019 02:10 GMT+7

TTCT Bao nhiêu người trong số chúng ta từng tự hỏi hiệu quả của việc cho tiền một người ăn xin ngoài đường là gì? Chúng ta thường cho tiền vì lòng trắc ẩn, vì chứng kiến bi kịch của những người kém may mắn hơn mình. Và chúng ta thường sẽ quên ngay, không mấy ai nghĩ liệu cuộc sống của những người mà mình cho tiền có thay đổi chút nào hay không.

Trợ giúp thực phẩm cho các nước nghèo có thể gây nên xung đột hay không từng là câu hỏi mà tổ chức NGO lớn như Oxfam phải đặt ra.

Câu chuyện xóa đói giảm nghèo trong nhiều thập kỷ trước đây ít nhiều có màu sắc tương tự. Các quốc gia phát triển, thông qua các gói viện trợ trực tiếp cấp nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức dân sự, phi chính phủ (NGO), các tổ chức tôn giáo… đã bơm một lượng tiền rất lớn vào các nước đang phát triển với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, làm thế nào để xóa, xóa như thế nào, chi tiền cách nào là hiệu quả nhất, giúp cải thiện được đời sống người nghèo tốt nhất và bền vững nhất… là những câu hỏi bị bỏ quên, hoặc không có câu trả lời thực sự chính xác. 

Vì thế, trong rất nhiều tình huống, tiền xóa đói giảm nghèo giải ngân ra được sử dụng không hiệu quả, phí phạm, và ít nhiều giống như câu thành ngữ Việt Nam “ném tiền qua cửa sổ”.

Tiếp tục đọc “Xóa đói giảm nghèo hay vung tiền qua cửa sổ?”

Chị Tình xin chữ “Tiền”

laodongcongdoan.vn

Tại Hội Báo toàn quốc 2022, người ta dễ dàng bắt gặp 2 người phụ nữ trong bộ đồng phục công nhân vệ sinh môi trường đi qua các gian trưng bày. Họ dừng lại rất lâu tại một quầy thư pháp nườm nượp khách ra vào. Một chị xin chữ “Học” còn một chị xin chữ “Tiền”.
https://laodongcongdoan.vn/stores/news_dataimages/2022/042022/16/20/bd51b37ff42b1917107d54737994a557.png?rt=20220416202901
Chị Tình xin chữ “Tiền”
Chị Tình (52 tuổi, công nhân thu gom rác tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội), người xin chữ “Tiền” nói với người viết thư pháp: “Bây giờ tôi chỉ mong có tiền”.Anh này tỏ vẻ ngạc nhiên. Quả thực, 2 ngày qua, dù đã viết hàng trăm chữ với những nét “rồng bay phượng múa” nhưng anh chưa thấy ai đề nghị cái chữ độc đáo một cách thực dụng như vậy.Chị Tình xin chữ “Tiền”Chị Tình ngồi chờ xin chữ – Ảnh: Ý YênTư duy mất 5 giây, anh đặt nét bút đầu tiên. Chữ “Tiền” dần hiện ra trên mặt giấy ngà vàng thơm phức, nom cũng đèm đẹp. Anh còn khuyến mại cho khách hàng thêm dòng chữ: “Tiền vào như nước”.Trước đó, khi còn làm công việc tại Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội, chị Tình cùng hàng trăm công nhân khác từng bị nợ lương suốt 6 tháng. Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh vụ việc này qua loạt phóng sự điều tra, đồng thời cung cấp thông tin cho nhiều báo, đài cùng vào cuộc.Sau loạt bài, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị kiểm tra, xử lý. Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội sau đó buộc phải chi trả lương cho công nhân. Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. LĐLĐ TP Hà Nội cũng trao hỗ trợ xây, sửa 5 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có chị Tình.

Tiếp tục đọc “Chị Tình xin chữ “Tiền””

Phải xóa bỏ tâm lý thụ động nhận “ban phát”

TS – 28/07/2017 16:04 – Nguyễn Công Thảo

“Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020” đã được phê duyệt và thực hiện trong bối cảnh xu thế tái nghèo có dấu hiệu gia tăng. Bài viết này đề xuất một số quan điểm tiếp cận mới đối với sứ mệnh giảm nghèo dựa trên trải nghiệm của tác giả, một người làm nghiên cứu nhân học, sau nhiều năm làm việc ở vùng cao, tiếp xúc với người nghèo đến từ nhiều tộc người, vùng miền khác nhau.


Cần trang bị tri thức nâng cao năng lực quản lý tài chính, quản lý rủi ro, nắm bắt thị trường… trước khi trao cho họ con cá hay cần câu. Ảnh: Trao bò giống cho người nghèo ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.

Tiếp tục đọc “Phải xóa bỏ tâm lý thụ động nhận “ban phát””

Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn

vietnam.opendevelopmentmekong.net – 19 October 2021
 

Ảnh:  Phụ nữ ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang xây dựng đường hoa thôn bản. Ảnh do Lò Thị Nhiên chụp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới – 10 năm nhìn lại và con đường phía trước

Giới thiệu

Tại Việt Nam, phát triển nông thôn luôn song hành với phát triển nông nghiệp. Bản thân nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, phát triển nông thôn luôn là trọng tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn”

Tỉ phú người Bru Vân Kiều Hồ Minh: Dám nợ… để làm giàu

BDT – Khánh Ngân – 16:32, 28/09/2021

Hồ Minh cho tôi cảm giác già hơn tuổi thật 30 của anh. Nước da ngăm đen, dáng người thanh mảnh và chất phác như những người Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn mà tôi vẫn được gặp. Khác chăng là nét táo bạo trong làm ăn của Minh làm tôi nể phục.

Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình
Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình

Đi lên từ hai bàn tay trắng

Trường Xuân là xã miền núi của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảnh Bình, xã có 2.800 nhân khẩu thì có đến 26% là người Bru Vân Kiều. Những năm gần đây đời sống bà con nói chung và đồng bào Bru Vân Kiều nói riêng không ngừng được cải thiện. Tiếp tục đọc “Tỉ phú người Bru Vân Kiều Hồ Minh: Dám nợ… để làm giàu”

Loại cây ‘ăn’ một nắm muối, trả một phân vàng

NN – Thứ Hai 11/10/2021 , 09:13

Bà Ất vốc một nắm muối, rải đều quanh mỗi gốc cây. Đơn giản hàng năm chỉ đôi lần như thế nhưng trên 500 gốc ấy đến vụ sẽ cho bà hơn 500 phân vàng…

Cây trồng bất bại

1 phân vàng (1/10 chỉ) là mức thu trung bình còn những cây có buồng quả đẹp phải thu gấp đôi, gấp ba. Ở cái xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) này, sau mỗi mùa dân tình lại í ới rủ nhau đi mua vàng, đó là cách mà nhiều người già tích lũy kiểu “ăn chắc, mặc bền”. Bà vợ ông Nguyễn Văn Ất ở làng Hoành Đồn cũng không phải là ngoại lệ.

Bà bảo với tôi rằng chưa có loại cây gì mà đầu tư chỉ 1 đồng lại lãi 100 đồng như cây cau ở quê mình hiện nay: “Nhà tôi có hơn 500 gốc cau đang thời kỳ cho quả, mỗi năm phải cho chúng “ăn” muối 2 lần, vào tháng 2 và tháng 9 âm lịch, lúc trời đã hết mùa mưa. Ngoài muối tôi còn bón thêm chút phân lân. Tính ra hàng năm đầu tư chỉ 3 tạ muối, 3 tạ lân hết cỡ trên 2 triệu là thu hoạch thôi”.

Vợ ông Ất đang cho cây ăn muối. Ảnh: Dương Đình Tường.
Vợ ông Ất đang cho cây ăn muối. Ảnh: Dương Đình Tường.

Còn ông Ất thì giải thích cho tôi rằng cau vốn thích hợp với thổ nhưỡng vùng lấn biển đất hãy còn chất mặn. Hàng trăm năm trước, khi Hải Đường là đất mới thì trồng cau rất sai quả nhưng theo thời gian nó được ngọt hóa nên phải bón thêm muối, còn các xã gần biển như Hải Châu, Hải Hòa… thì không cần.

“Cứ 4, 5 năm cau đắt mới có 1 năm cau rẻ nhưng dù rẻ mấy nó vẫn còn hơn nhiều trồng lúa. Trung bình mỗi gốc cau mỗi năm cho thu 7 – 8 kg quả, năm ngoái giá bán 40.000 – 50.000 đồng/kg tôi thu cỡ 200 triệu, năm nay giá bán 80.000 – 90.000 đồng/kg tôi ước thu cỡ 300 triệu. Ngoài bán cau quả tôi còn bán cỡ 10.000 cây cau giống mỗi vụ, với giá 20.000 đồng/cây cũng thu khoảng 200 triệu nữa…

Hai đứa con trai tôi sau bao năm đi làm thuê bên ngoài giờ cũng về nhà trồng cau cùng bố. Chúng vừa làm 2 cái nhà, hơn tỉ và tỉ rưỡi. Giờ với chúng tôi, dù có giãn cách xã hội cả năm nữa cũng không thành vấn đề bởi rau sẵn trong vườn, gà sẵn trong chuồng, cá sẵn dưới ao, còn gạo sẵn ở trên những ngọn cau cao 9 – 10m”…

Đường làng ở Hải Đường. Ảnh: Dương Đình Tường. 
Đường làng ở Hải Đường. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Lạ cái là Hoành Đồn ai cũng có cau nhưng cả làng giờ chỉ còn vài ba người ăn trầu. Cau là giống trồng một lần “ăn” cả một đời, người sống đến 80, 90 tuổi mà cây vẫn cho thu hoạch. Vườn cau nhà ông Ất nhiều cây đã 60 – 70 năm tuổi do tay bố mẹ ông trồng, cây 40 – 50 tuổi do tay vợ chồng ông trồng, cây 10 – 20 tuổi do tay các con ông trồng.

Chúng đứng cạnh nhau, đều tăm tắp như những hàng kiêu binh đang bồng súng. Thân cau càng thẳng thì thân chủ vườn càng cong, ngọn cau càng gần trời thì đời chủ vườn càng gần đất, nhưng mối thâm tình giữa cây và người thì vẫn còn xanh ngát tựa thủa nào.

Cau trồng 2 năm, khi cao cỡ 1,5m là phải hạ thấp 1 lần bằng cách đào bầu, trồng lại, sâu hơn cũ 20 – 30cm để cho dóng ngắn, lớn chậm, có nhiều quả.

Ông Đỗ Thanh Minh - Xóm trưởng xóm 6 bên những cây cau giống. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Đỗ Thanh Minh – Xóm trưởng xóm 6 bên những cây cau giống. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Đỗ Thanh Minh – Xóm trưởng xóm 6 làng Hoành Đồn cho tôi hay xóm có 156 hộ thì đều có cau cả. Hộ ít là những cặp vợ chồng mới ra ở riêng có chừng 30 – 50 gốc, hộ trung bình 200 – 300 gốc còn hộ nhiều 700 – 800 gốc. Đó là chỉ tính những cây đang cho thu hoạch chứ chưa kể loại đang lớn.

“Nói đến Hoành Đồn là nói đến bãi chăn trâu, đồn trâu, giếng mắt trâu, sông Thiên Tạo và không thể không nhắc đến bốn mùa bát ngát cau xanh. Xưa dân làng hễ trồng một vườn cau là có một giàn trầu ở bên cạnh để gánh lên Hà Nội, gánh xuống Hải Phòng, gánh vào Thanh Hóa bán.

42 năm trước khi tôi mua thổ đất này, ông nội bảo nên trồng cau vì đó là giống cây chưa bao giờ thất bại. Bởi thế, trong vườn nhà tôi hiện có những gốc cau 45 năm tuổi, còn phổ biến là những gốc 40 năm tuổi. Giờ trong xóm nhà ai có vườn rộng thì không cớ gì mà lại không giàu. Năm ngoái giá cau rẻ hơn đã 5 – 7 hộ lãi cả trăm triệu, năm nay giá cau đắt thế thì phải cỡ 15 – 20 hộ có thu như vậy, còn lại thu 50 – 70 triệu là chuyện thường.

Như tôi có hơn 5 sào vườn với hơn 400 gốc cau cộng bán mỗi năm cả vạn cây giống nên năm 2020 lãi cỡ 300 triệu, năm nay ước được 450 triệu. Con gái tôi là Đỗ Thị Nhung có 2,5 mẫu vườn, tầng trên là cau, tầng dưới là ổi, mỗi ngày thu trung bình 2 triệu”…

Niềm vui với vườn cây, ao cá. Ảnh: Dương Đình Tường.
Niềm vui với vườn cây, ao cá. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nhà ông Minh làm theo lối cổ lợp ngói ta với cột kèo bằng lim nâu bóng màu năm tháng, giữa trời nóng mà tôi bước vào mát tựa điều hòa. Hoành Đồn có 80% nhà làm theo hướng nam có ao, có vườn mà tầng cao nhất là cau, cao vừa là thanh long bám ngang thân cau, tầng thấp là các loại cây ăn quả.

Không chỉ trồng trong vườn, quanh tường rào mà cau còn được trồng cả hai bên đường với những dong, hoành thẳng tắp để giữa trời nắng gắt mà khách bộ hành như đi lạc giữa màu xanh trong. Chẳng thế mà nguyên Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Huy Ngọ từng phải thốt lên: “Hoành Đồn chỉ được đầu tư 600 triệu để xây dựng nông thôn mới mà các nơi khác có đầu tư cả 6 tỉ cũng chưa được như thế này”. Chẳng thế mà các đoàn khách Mỹ, Nhật đi giữa đôi hàng cau giữa tiết nực mà bỏ hết cả mũ ra để ngắm cho đã mắt những tàng cây cao vút, hít hà cho đẫy phổi mùi thơm dịu ngọt của hương trời rồi nhờ người leo lên tận ngọn cây hái xuống một chùm hoa mà trầm trồ, thán phục.  

Một ngôi nhà ở Hải Đường được vây quanh bởi cau. Ảnh: Dương Đình Tường.
Một ngôi nhà ở Hải Đường được vây quanh bởi cau. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lão nông hơn 90 tuổi Nguyễn Văn Bình bảo rằng đời mình chứng kiến hai đợt cau đắt: Đắt nhất là hơn 40 năm trước khi 1kg cau khô đổi được 1 chỉ vàng, ông Phạm Văn Liễn lúc đó đã mua mảnh vườn với 5 gian nhà ngói, cột lim chỉ bằng vài yến cau khô. Đắt nhì là 2 năm gần đây, khi 1kg cau khô bán đổi được xấp xỉ 1 phân vàng (1/10 chỉ).

Chỉ cần có 100 gốc cau là một cặp vợ chồng già chẳng phải lo nghĩ gì nữa bởi dù đắt hay rẻ vẫn rủng rỉnh tiền tiêu, bởi dù có bão cấp 11, 12 cái “cây ATM” lưng chừng trời ấy vẫn không hề hư hại. Cách đây mấy năm thu nhập cả tháng của đám thanh niên trong xóm đi làm bên ngoài là hơn 1 tỉ, còn người già ở lại 1 vụ lúa 4 tháng chỉ được 800 triệu, 1 vụ cau chỉ được hơn 2 tỉ. Giờ thì tình thế đã đổi ngược, mỗi năm thu nhập từ cau của xóm đã trên 10 tỉ.

Cơn “say” cau của cả làng, cả xã

Mới nhai dập dạp miếng kẹo cau mà miệng tôi đã nóng bừng còn đầu thì cứ lâng lâng như người say. Ấy vậy mà chưa bằng cái “say” của cả làng, cả xã Hải Đường với quả cau hiện tại. Lúc tôi đến thì lò sấy của anh Lê Xuân Hiệp đang đỏ lửa và mờ mịt hơi nước. Cau sau khi luộc chừng 1,5 tiếng sẽ được đem sấy trong lò hơi suốt 4 ngày.

Luộc cau. Ảnh: Dương Đình Tường.
Luộc cau. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cau sấy. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cau sấy. Ảnh: Dương Đình Tường.

Năm ngoái sản lượng cau của toàn xã Hải Đường khoảng 900 tấn quả tươi, tổng thu cỡ 60 tỉ, còn năm nay sản lượng cũng tương tự nhưng tổng thu sẽ cao hơn. Tuy thế, sản lượng này cũng chẳng thấm tháp là bao so với công suất của các lò sấy nên mùa này đang làm chủ yếu là cau nhập từ Thái Lan. Nhiều chủng loại, lắm chất lượng như vậy nên người bên công ty chế biến của Trung Quốc cứ đến mùa lại về cắm chốt ở xã để giám sát xem có bị trộn hàng, qua mặt hay không.

Cứ 5 tấn cau tươi sẽ cho ra 1 tấn cau khô. Hiệp kể: “Lò của tôi thuộc dạng nhỏ trong tổng số hơn 30 lò của xã. Tháng 5 âm tôi sấy ở miền Tây, tháng 7, tháng 8 sấy ở Tây Nguyên, ở Quảng Nam còn tháng 9 lại về quê. Cau đưa vào sấy đủ loại, đều bán sang Trung Quốc, thành phẩm 1kg khô rẻ nhất là cau Thái Lan, Myanmar giá 230.000 – 240.000 đồng, cau miền Tây giá 280.000 – 300.000 đồng, cau Quảng Nam, Hải Phòng giá 370.000 – 380.000 đồng, còn cau Hải Hậu giá 450.000 đồng do ngọt và mềm nhất.

Phải chọn mua được nhiều quả loại 1 tức dài 4,3cm chiếm tỷ lệ cỡ 70% trở lên, loại 2 dài 4cm chiếm cỡ 20%, còn loại 3 ngắn hơn 4cm tỷ lệ càng ít càng tốt. Năm ngoái giá cau tươi 40.000 – 50.000 đồng/kg, mỗi tấn sấy lãi 10 – 15 triệu nên lò nhỏ lãi được 400 – 500 triệu còn lò to lãi được đôi, ba tỉ, thậm chí còn hơn. Năm nay cau tươi đắt, lại dính dịch Covid-19 nên xe chở hàng tươi các nơi về ít, xe chở hàng khô lên biên giới cũng gặp khó khăn, mẻ lãi bù mẻ lỗ, các lò đang ở trong tình trạng hòa. Nghề buôn hàng này cũng bấp bênh lắm, có gia đình cách đây mấy năm đã phải bán nhà trả nợ”.

Một hàng rào làm bằng cau và cây xanh. Ảnh: Dương Đình Tường.
Một hàng rào làm bằng cau và cây xanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hiệp từng sang những nhà máy to như khu công nghiệp ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc xem chế biến kẹo cau từ thịt quả trộn với mạch nha, bạc hà ăn thay kẹo cao su để chống rét, chống cúm. Mỗi gói kẹo gồm 10 miếng từ 5 quả cau bổ đôi làm từ hàng trộn của các địa phương có giá khoảng 80.000 đồng, nhưng nếu chế từ cau chuẩn của Hải Hậu sẽ có giá 150.000 đồng.

Theo anh Trần Thanh Huyên – Chủ tịch UBND xã Hải Đường, cau chủ yếu trồng trên đất vườn nhưng không thống kê được chính xác diện tích vì toàn dạng xen canh. Nếu cho phép chuyển đổi thì “thả” ra một cái, ruộng lúa hôm nay nhưng ngày mai 100% sẽ thành luống cau hết lượt.

Lý giải 2 năm nay cau đắt, người thì bảo do Trung Quốc nhập về điều chế thuốc chống cúm, người thì bảo vừa rồi Trung Quốc mưa bão trôi hết các kho hàng dự trữ cau khô để làm kẹo nên cầu tăng đột ngột.

Dương Đình Tường

UN report: Pandemic year marked by spike in world hunger

UNICEF.org

Africa posting biggest jump. World at critical juncture, must act now for 2030 turnaround

malnutrition

UNICEF/UN0232174/Njiokiktjien VII PhotoAfra, held by her mother Therese, is being checked for malnourishment at Al Sabbah Children’s hospital in Juba, South Sudan.

ROME/NEW YORK, 12 July 2021 – There was a dramatic worsening of world hunger in 2020, the United Nations said today – much of it likely related to the fallout of COVID-19. While the pandemic’s impact has yet to be fully mapped, a multi-agency report estimates that around a tenth of the global population – up to 811 million people – were undernourished last year. The number suggests it will take a tremendous effort for the world to honour its pledge to end hunger by 2030.  

This year’s edition of The State of Food Security and Nutrition in the World is the first global assessment of its kind in the pandemic era. The report is jointly published by the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), the International Fund for Agricultural Development (IFAD), the United Nations Children’s Fund (UNICEF), the UN World Food Programme (WFP) and the World Health Organization (WHO).

Tiếp tục đọc “UN report: Pandemic year marked by spike in world hunger”

Vietnam drug user number rises by 10,000 in a year

vnexpress.net

By Sen    June 13, 2020 | 06:05 pm GMT+7

Vietnam drug user number rises by 10,000 in a year

Drug users work at a rehabilitation center in Hanoi, 2020. Photo by VnExpress/Anh Duy.

Vietnam registers more than 10,000 new drug users last year, with the users getting younger and being concentrated in the southern region.

Revealing this at a conference on Thursday, Deputy Minister of Labor, Invalids and Social Affairs Nguyen Thi Ha said that there are now middle school students in many places using drugs.

Many rehabilitation centers in the country are overcrowded, she noted.

Vietnam had 111 licensed centers with around 35,000 inmates as of April.

As of last November the country had 235,314 drug addicts in its official records, 10,215 more than a year earlier.

“The number and the seriousness of crimes like robberies, disturbing public order, and murders committed by drug users has also gone up,” Ha said.

Ngo Thanh Binh, deputy director of the Ministry of Public Security’s department of drug crime investigation, said the number of addicts aged between 12 and 18 is on the rise, and it is difficult to send them to rehab due to legal complications arising from international charters on child rights Vietnam has signed.

Vietnam treats drug addiction as a “social evil.”

According to the department, the quantity of drugs seized last year was the highest ever at nearly nine tons.

Bồn bồn mùa nắng hạn

Báo Cà Mau – 27/03/2020 10:00

Hiện nay, Cà Mau đang bước vào cao điểm mùa khô. Nắng hạn gay gắt đã khiến cho nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, giảm năng suất, chất lượng, thu nhập của nông dân cũng sụt giảm. Tuy nhiên, tại xã Khánh An, huyện U Minh, mô hình trồng bồn bồn vẫn đang phát triển tốt, cho năng suất cao, mang về nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Bồn bồn là loại thực vật sống ở vùng ngập nước, phát triển rất tốt trên vùng đất U Minh.

Gia đình bà Lê Thị Chung ở Ấp 1, xã Khánh An là một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình trồng bồn bồn hơn 6 năm nay. Với diện tích 3 ha, mỗi tháng bà Chung thu hoạch từ 3,5-4 tấn bồn bồn, bán cho thương lái với giá từ 22.000-25.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà Chung còn thu nhập hơn 50 triệu đồng. Tiếp tục đọc “Bồn bồn mùa nắng hạn”

The poor look out for peers in Covid-19 times

By Minh Trang, Pham Nga   April 18, 2020 | 03:30 pm GMT+7

The poor look out for peers in Covid-19 times

A lottery ticket vendor (R) receives a bag of free lunch from a charity kitchen in Ho Chi Minh City, April 17, 2020. Photo by VnExpress/Huu Khoa.
At many donation distribution sites in Vietnam, poor people crippled by Covid-19 are thankful and won’t take more than they need.

Last Friday afternoon, two women walked to a charity booth at 420 Lac Long Quan Street in Hanoi.

One of them took the donated food items and walked off immediately.

The other, a slim woman in her mid-thirties, hesitated after receiving her gift pack.

She stood silently for a while, an envelope in her hand. After she’d gathered enough courage, she walked towards Dao Tuan Hung, who was managing the booth. She pressed the envelope into his hand.

“I immediately told her it was a free present, but she said that it was not money. She left quickly after giving me the envelope,” Hung said.

Inside was a handwritten letter.

“Dear ladies and gentlemen.

I have been an unemployed worker since the Covid-19 disease hit the country, the people and the government’s 16th decree (national social distancing campaign) to ensure the lives of people and the community. I sold things for a living but had to stop and paying rent has become difficult. I came across Lac Long Quan Street and found this place which distributes rice and noodles.

Tiếp tục đọc “The poor look out for peers in Covid-19 times”

How a data detective exposed suspicious medical trials

nature.com
Anaesthetist John Carlisle has spotted problems in hundreds of research papers — and spurred a leading medical journal to change its practice.
Portrait of Dr John Carlisle

Anaesthetist John Carlisle works in a hospital in Torquay, UK, and in his spare time finds statistical errors in medical research trials.Credit: Emli Bendixen for Nature

If John Carlisle had a cat flap, scientific fraudsters might rest easier at night. Carlisle routinely rises at 4.30 a.m. to let out Wizard, the family pet. Then, unable to sleep, he reaches for his laptop and starts typing up data from published papers on clinical trials. Before his wife’s alarm clock sounds 90 minutes later, he has usually managed to fill a spreadsheet with the ages, weights and heights of hundreds of people — some of whom, he suspects, never actually existed.
Tiếp tục đọc “How a data detective exposed suspicious medical trials”

Information and public health advice: heat and health

Protecting health from rising temperatures and extreme heat

WHO

Key facts

  • Population exposure to heat is increasing due to climate change, and this trend will continue. Globally, extreme temperature events are observed to be increasing in their frequency, duration, and magnitude. Between 2000 and 2016, the number of people exposed to heat waves increased by around 125 million. In 2015 alone, 175 million additional people were exposed to heat waves compared to average years.

Tiếp tục đọc “Information and public health advice: heat and health”